Nghiên cứu Duy thức học trong trăm năm

Đã đọc: 4936           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bối cảnh tranh luận về Đại thừa Khởi tín luận làm tiền đề cho phát triển Duy thức học được tiến hành sau này. Đặc điểm nghiên cứu Phật học của Nội học viện China là nghiên cứu và xiển dương về Duy thức học, từ đó Duy thức học trở nên một nội dung chủ yếu của trong lý luận Phật học vào giữa thế kỷ XX. Khác nhau giữa Duy thức học và Khởi tín luận, tranh luận của Khởi tín là quan hệ về chân nguỵ của luận, từng bước dẫn đến vấn đề học thuật của “chân như duyên khởi” rồi liên hệ đến việc tính uy quyền của luận. Còn Duy thức học là sản vật của trong nước. Huyền Trang và học trò được vua triều nhà Đường ủng hộ, khiến Pháp tướng tông từng sáng rạng một thời, nhưng trải qua không lâu thì bắt đầu suy tàn. Duy thức học được dựng lại vào thời cận đại, nhưng chính phủ không quan tâm, giới quan chức giàu có cũng ít màng đến, nên cần nhìn lại ở lịch sử thời đại.

 

Biên tập chỉ thú (编辑旨趣) trong Duy thức học khái luận (唯识学概论), quyển 3 được tập trong Hiện đại Phật học tùng san (现代佛学丛刊) của Trương Mạn Đào ghi: “Do ảnh hưởng rất sâu sắc giới tư tưởng, nên cũng có thể nói, chỉ có Duy thức rất là xuất sắc. Hiện nay nhà tư tưởng trong nước có thể biết đến đều nối tiếp phát sinh liên quan Duy thức học, chủ yếu như: Hùng Thập Lực, Lương Tấu Minh, Cảnh Xương Cực, Lương Khải Siêu và Chương Thái Viêm, cũng đều như thế, các vị chịu tiếp thu ảnh hưởng sâu đậm triết học phương Tây, nhưng vẫn không xa rời cốt tuỷ triết học phương Đông; Kim Nhạc Lâm, Trương Đông Tôn, các vị cũng  biểu đạt tôn ý sâu đối với Duy thức học. Bởi nguyên nhân gì? Vì Duy thức học sánh ngang tư tưởng học thuật của cận đại phương Tây truyền đến, liên quan gần như gần giống, như quan niệm khoa học, hệ thống triết học, đều có hệ thống, có học vấn qua tổ chức, điều này hoàn toàn khác nhau trong học vấn truyền thống Trung Quốc trước đây, không nghiêng về hệ thống, không nặng về tổ chức. Như ở Trung Quốc, cho đến bao gồm Ấn Độ, có cùng sức ngang tầm triết học phương Đông, tổ chức hoá, hệ thống hoá, từ một quan niệm mà dẫn lối ra rất nhiều quan niệm mắt xích, quan niệm hệ thống, trong cả học thuyết các nhà phương Đông, cũng chỉ có Duy thức là rất có đủ thứ tinh thần này. Kết quả của văn hoá phương Tây truyền đến, đã cuộn sóng tuôn chảy cao trào qua cuộc nghiên cứu Duy thức…Huống gì sở hữu nghiên cứu Phật học, đều lấy Duy thức làm bộ sậu nghiên cứu đệ nhất”. Đây là quan điểm mà giới học thuật phải công nhận.

Ngoài ra, Cát Triệu Quang đứng từ quỹ tích “Thuận trước giảng” (顺着讲), lại một lần nữa bổ sung khiến thêm mới. Căn cứ về quan hệ giữa Nam Điều Văn Hùng ở chùa Đông bổn nguyện Nhật Bản và Dương Văn Hội, nhất là khảo sát sử liệu của Nhật Bản, nêu lên truyền nhân của Duy thức học, đã có ngẫu nhiên, cũng có tất nhiên. Năm đó Dương Văn Hội đến Nhật Bản truy tìm điển tịch Duy thức của trong nước đã bị tản mác, theo thông tin của Nam Điều, nghe đến tình huống về Phật học ở châu Âu, rồi thông qua giới thiệu của Nam Điều, vô ý vào lúc phương pháp nghiên cứu học tiên tiến của phương Tây vừa truyền nhập, nhất là sau khi phương pháp nghiên cứu về tỉ giảo tôn giáo học tiến nhập trong nước, đã khai sáng kỉ nguyên mới trong nghiên cứu Phật học Trung Quốc.[2]Duy thức học trở nên hiện học của Phật học Trung Quốc cận đại, căn bản những thành quả này thể hiện ở trong Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san.Duy thức học chuyên tập  (现代佛教学术丛刊·唯识学专集), còn mục lục nghiên cứu quan hệ xin tham khảo Huyền Trang nghiên cứu luận trứ tố dẫn 玄奘研究论著索引 của Vương Học Xuân soạn viết.[3]

Đoàn thể nghiên cứu về Duy thức học lúc này, ngoài Nội học viện China ra, còn có Tam thời học hội ở Bắc kinh do Hàn Thanh Tịnh lãnh đạo và Phật học viện Võ Xương do Đại sư Thái Hư lãnh đạo. Có hai vị rất nổi tiếng xuất sắc trong giới học thuật, người thời này gọi là “Nam Âu Bắc Hàn” (南欧北韩). Âu Dương Cánh Vô là đại biểu cho Nội học viện China cho rằng Pháp tướng và Duy thức là hai nhà. Âu Dương từng nói: “Nên chia hai ngõ: Duy thức, Pháp tướng. Pháp tướng xen cổ, Duy thức rạng kim. Pháp tướng rộng lớn, Duy thức thuần tinh.…ngõ Duy thức được bắt đầu nghiên cứu về Nhiếp Đại thừa luận, sau đọc Thành duy thức luận, mở đo ở giữa, có Duy thức nhị thập tụng, Bách pháp minh môn luận…ngõ Pháp tướng, lược ở Tạp tập luận, rộng ở Du-già sư địa luận, vừa vừa có Ngũ uẩn luận, Trang nghiêm luận”.[4] Còn Phật học viện Võ Xương lấy Thái Hư làm đại biểu đã phản đối quan điểm này, Thái Hư viếtchuyên sâu Luận pháp tướng tất tông duy thức, Tái luận pháp tướng tất tông duy thức[5]. Sư nói: Nay nên gọi nối liền Pháp tướng duy thức, sẽ rõ hết thảy pháp… Đều sở hiện Duy thức…hiện có hai nghĩa: 1, nghĩa biến hiện, như sắc pháp; 2, nghĩa hiển hiện, như chân như. Pháp tướng duy thức mà sở hiện, thì duy thức sở hiện, là hết thảy Pháp tướng; Duy thức lập Pháp tướng làm sở tông, nên Pháp tướng tất tông Duy thức. Sở hiện rộng sâu hết thảy pháp, hết thảy pháp sở hiện sở biến trở về một, từ Duy thức, đã rõ tôn chỉ ở đây, gọi Pháp tướng duy thức”.[6]Người gần (chỉ cho Âu Dương Cánh Vô) chia Pháp tướng và Duy thức ra hai tông, “chia phái rõ rệt, phân tách cặn kẽ, chẳng thua lời thánh”.[7]Còn quan điểm của Cánh Vô lại chia ra Pháp tướng và Duy thức là hai tông như nhân dụ, nên điều này cũng là trái ngược, từ đây trở nên thích ứng Pháp tướng tất tông Duy thức nghĩa”.[8]Vì thế sư cho rằng Pháp tướng duy thức chỉ là một nhà.

Hàn Thanh Tịnh là hội trưởng của Tam thời học hội ở Bắc kinh. Cảm nghĩ “Phật pháp nước ta, mười tông nổi tiếng, sùng tín cao thấp, đã lắm bám víu. Xét soi thực tế, tuỳ lúc tuỳ nơi, tông có biến đổi. Nhưng chỗ tin nhận của người nước ta, rốt cuối không sao vượt qua cái thấy rập khuôn theo Nho Đạo vốn có trong nước. Thoả sức dẫn chứng danh tự Phật điển, tất cả chẳng là nghĩa, dựa theo hô hào mà nghi ngờ; thoả sức truyền dịch kinh luận Phật giáo, hết thảy phi pháp là pháp, khoe khoang lập dị trở nên càn bậy. Sâu như Câu-xá, nghĩa tròn nghĩa sáng như Duy thức, không thể dễ giải rõ thấu được”.[9]Năm 1924, Hàn Thanh Tịnh và bạn cùng chí hướng Phất Hoa người Giang tân tỉnh Tứ xuyên, “cùng lúc phát nguyện nghiên cứu về Du-già dư địa luận, muốn cùng hoằng dương chân thực tinh nghĩa Phật giáo”.[10]Năm 1927 ông và bạn cùng lý tưởng trước thành lập Pháp tướng học hội, sau đổi thành Tam thời học hội, lấy tên gọi ‘tam thời’ (三时) là “Hệ cứ thuyết Giải Thâm Mật kinh mà Phật thuyết giáo nghĩa trung đạo chân liễu nghĩa vào thời thứ ba”.[11]Ông cống hiến rất lớn về Duy thức học, nghiên cứu đào sâu qua toàn bản Du-già sư địa luận rồi soạn thành một bộ Du-già sư địa luận khoa cú phi tầm ký (瑜伽师地论科句披寻记). Trong đây “vẫn còn phát hiện sai nhầm nhiều văn cú gốc, duyệt xem chương tiết cũng có sai. Không chỉ viết lại sai nhầm, mà bản dịch gốc cũng bị thất thoát. Xa vời nguồn gốc, tìm thiếu nguyên lý”.[12]Người học bình phẩm sách này: “ ‘viết’ nghĩa sâu Du-già, phân tích cặn kẽ nhìn nhận thâm thuý độc đáo. Xuất sắc khó có được, trong luận nêu lên chỗ tương quan trước sau mồn một, khiến người đọc nhìn xa trông rộng, đào sâu ngõ ngách. Cư sĩ Phạm Cổ Nông lúc còn sống đã đọc lướt qua một phần bản nháp, khen ngợi không ngớt, đề nghị làm sách cuối thế kỷ XXI. Trong nội điển Hán văn thì không thấy được mấy tác phẩm của mọi người có giá trị như thế”.[13]Hàn Thanh Tịnh “tự thấu pháp rõ nghĩa, lập chắc danh cú văn, chia đoạn chia khoa chia câu, là người số một dùng tiêu điểm phương thức mới trong kinh Phật, chủ trương xây dựng chia chương tích câu bổ chú Phật giáo. Chí nguyện của ông thành lập Học viện Du-già nhằm đào tạo bách luận sư, lý tưởng của cư sĩ Âu Dương muốn xây dựng quy cách nghiên cứu ở Trung Hoa như ở Đại học Na-lan-đà. Hai vị sống cách sau Huyền Trang hơn nghìn năm nhưng cùng hoài bảo sự nghiệp vĩ đại, dốc tinh lực đến hết cuộc đời.”[14]

Dưới sự lãnh đạo của “Nam Âu Bắc Hàn”, lúc này còn có những học giả Duy thức nổi tiếng như: Lữ Trừng, Vương Ân Dương, Phạm Cổ Nông, Đường Đại Viên. Đặc biệt là Vương Ân Dương, một cuộc đời soạn viết văn chương và trứ tác gồm hơn 200 bản (thiên),[15]nhưng trứ tác về Duy thức học chiếm 1/6 của tổng số toàn bộ trứ tác, trứ tác gồm có khoảng 34 bản (thiên). Tuy nhiên số lượng này trong trứ tác của cuộc đời Vương tiên sinh không thừa nhận là nhiều, nhưng vẫn là trứ tác Duy thức học trong giới Phật giáo để thấy, cũng rõ ràng tương đối quan trọng. Bởi đây là: một là trứ tác Duy thức học của cuộc đời Vương tiên sinh chiếm có 80% trong trứ tác toàn bộ Phật học của bản thân, có thể nói Vương tiên sinh là đại biểu đặc điểm của Phật học. Hai là những trứ tác Duy thức học này so với trong thành quả về Duy thức học của Phật học đương đại cũng tương đối đột phá, và còn có quan điểm phong cách của riêng mình. Vì vậy có học giả nêu lên, “nghiên cứu học của Ân Dương tiên sinh, suốt đời trung thành Duy thức, trước sau chưa vượt ngoài phạm vi Duy thức, nên trình độ Duy thức học rất cao, từ bậc thầy Âu Dương Cánh Vô về sau thì Vương tiên sinh là người số một”. Đặc điểm nghiên cứu Phật học của ông và địa vị ở trong giới Phật giáo được bình phẩm xứng tầm đỉnh cao. Như trong Đại thừa A-tì-đạt-ma Tạp tập luận sớ (大乘阿毗达磨杂集论疏) của ông chú sớ ghi: “Pháp tướng là lược nghĩa, nên nói Duy thức ắt tông Thành duy thức luận; nói Pháp tướng ắt tổ Tạp tập luận, một gốc mười nhánh, đây là chỉ quán, Duy thức chuyên lập Thành duy thức luận, cực cao minh rồi đến tinh vi; Tạp tập luận bình thuật Pháp tướng, rất rộng lớn nhưng dung trung đạo…”[16]

Phất Hoa cống hiến về phương diện Duy thức học đã biên thành Pháp tướng từ điển (法相辞典), được hai nhà Phật học cự phách Âu Dương Cánh Vô và Hàn Thanh Tịnh viết Lời giới thiệu, thấy được Từ điển này có giá trị. ‘Lời nói đầu’ trong Từ điển của ông nêu lên ‘10 lỗi’ (thập thất 十失) trong nghiên cứu Phật học. Văn viết: “10 lỗi là gì? Đáp: Những Từ điển khác, ghi tràn đầy tục danh, chỉ ghi pháp danh thì ít, lỗi thứ 1. Trong pháp danh, tự tuỳ ý giải thích nhiều, dựa vào giải thích Thánh giáo thì ít, lỗi thứ 2. Dựa theo lời dạy, Đại sư Trung Thổ nói thì nhiều, dựa lời dạy Phật Bồ-tát thì ít, lỗi thứ 3. Trong Phật Bồ-tát thuyết, dựa nhiều kinh bất liễu nghĩa, dựa kinh liễu nghĩa thì ít, lỗi thứ 4. Dựa theo kinh liễu nghĩa, dịch văn sai nhầm nhiều, dịch văn chính xác thì ít, lỗi thứ 5. Trong dịch văn chính xác, chọn thêm tài liệu tạp nhiều, chọn cẩn thận hoàn chỉnh thì ít, lỗi thứ 6. Khi chọn cẩn thận hoàn chỉnh, chỉ nêu ra một nghĩa thì nhiều; gộp đủ nhiều nghĩa thì ít, lỗi thứ 7. Lúc gộp đủ nhiều nghĩa, khái yếu lược nghĩa thì nhiều, lột rõ gốc ngọn thì ít, lỗi thứ 8. Khi lột rõ gốc ngọn, không chia lớn nhỏ thì nhiều, chia ra lớn nhỏ thì ít, lỗi thứ 9. Lúc chia ra lớn nhỏ, không rõ nguồn gốc, khiến khó mà kiểm tra đối chiếu thì nhiều, ghi chép rõ quyển trang và để dễ kiểm tra đối chiếu thì ít, lỗi thứ 10”. Nên Pháp tướng từ điển nhằm tránh mắc “Mười lỗi”, dè chừng nguyên văn, giải thích không ngược, để không mắc lỗi nghĩa gốc. Thời kỳ Dân quốc cũng chính lúc mà nhiều học giả nghiên cứu về Duy thức học, khiến thành quả nghiên cứu Duy thức học dồi dào, từ đây về sau còn có quan điểm cho rằng hiện nay trong nước đúng là có bốn nhà Pháp tướng, những vị ấy: Đông có Phạm Cổ Nông, Nam có Âu Dương Cánh Vô, Tây có Vương Ân Dương, Bắc có Hàn Thanh Tịnh.

Duy thức học trở nên học vấn rất đạt thành tựu của Phật học Trung quốc vào thế kỷ XXI, chủ yếu thể hiện qua hai phương diện là xiển dương về giáo nghĩa Pháp tướng duy thức và chỉnh lý về kinh điển. Theo giáo nghĩa mà nói, khái niệm danh tướng của Duy thức học dùng để giải thích hiện nay, giáo nghĩa nhà Phật sâu thẳm khó hiểu rõ nên muốn tương đối rõ nên thì dễ bị lý giải theo thông tục, điều này phổ biến trong Phật giáo, xoay quanh tiếp thu con đường Phật học và học thuyết phương Tây hiện đại, dẫn đến tác dụng lay động rất lớn. Chính như Trương Mạn Đào đã nói: “Duy thức học sánh ngang tư tưởng học thuật của cận đại phương Tây truyền đến, liên quan gần giống gần như, như quan niệm khoa học, hệ thống triết học, đều là có hệ thống, có học vấn trong tổ chức, điều này và trong học vấn truyền thống Trung Quốc trước đây, không nặng hệ thống, không nặng tổ chức, hoàn toàn khác nhau. Như ở Trung Quốc, cho đến bao gồm Ấn Độ, có thể cùng sức mạnh ngang tầm giữa triết học phương Đông, tổ chức hoá, hệ thống hoá, từ một quan niệm mà dẫn lối ra rất nhiều quan niệm mắt xích, quan niệm hệ thống, trong cả học thuyết các nhà phương Đông, cũng chỉ có Duy thức rất có đủ thứ tinh thần này, nên sau khi văn hoá phương Tây truyền đến, vẫn không làm cuộn sóng lay động cao trào nghiên cứu về Duy thức”.

Theo kinh điển mà nói, rất nhiều kinh điển Duy thức đã được chỉnh lý, nhất là ở Nơi khắc kinh Kim lăng, thời đại của Dương Nhân Sơn đã chú ý khảo chứng và chỉnh lý bản viết và bản ấn loát. Dương Nhân Sơn từ Nhật Bản mang về nước rất nhiều cổ bản của trong nước đã bị thất thoát, trong đó có một bộ phận tương đương cũng là kinh điển Pháp tướng duy thức. Các vị như: Âu Dương Cánh Vô, Lữ Trừng, Vương Ân Dương đã tiến thêm một bước chú sớ và nghiên cứu những kinh điển này, những thành quả này đã biểu hiện phản ánh trong Nội học (内学) và China Nội học viện tùng san (支那内学院丛刊). Tam thời học hội ở Bắc Kinh tuy nhiên nghiên cứu không ít về kinh điển Duy thức, nhưng sau khi ấn loát rất ít lưu truyền, người đời khó mà hiểu thấu. Hiện nay xuất bản Du-già sư địa luận khoa cú phi tầm ký của Hàn Thanh Tịnh, từ sau đó trên căn bản đã làm thay đổi suy nghĩ này. Ngoài thành quả của giới tăng-già như Đại sư Thái Hư xiển thuật về Duy thức học ra, còn có Thích Pháp Tôn, Thích Quán Không, Quách Nguyên Hưng cũng được xem là rất quan trọng trong việc lấy điển tịch Duy thức của bản Tạng văn dịch ra Hán văn, khỏa lấp lỗ hỏng về phương diện này.

Ngoài ra, Trần Tân còn phân tích về trên lý luận và truyền bá ở trong nước đối với Duy thức học cận đại rồi chỉnh lý và tổng kết, nêu lên ngoài tranh luận về Pháp tướng duy thức ra, còn có:

1, Biện giải khác nhau nhị dịch tân cựu Pháp tướng.

Tướng tông tân cựu lưỡng dịch bất đồng luận (相宗新旧两译不同论) của Mai Quang Hy phát biểu trên báo Hải triều âm năm 1931, khảo chứng Thế Thân học truyền nhập Trung Thổ, trước sau có ba học phái Bồ-đề Lưu Chi, Chân Đế gọi là cựu dịch và Huyền Trang gọi là tân dịch. Cựu dịch trước sinh ra 10 đại luận sư Duy thức, có nhiều sai khác về nghĩa và hệ thống nghĩa lý Duy thức của Hộ Pháp tân dịch. Chân Đế truyền giải nghĩa Duy thức, phân giải sai nhiều. Như thời Nguyên, Minh, Thanh, người nghiên cứu Thiên thai tông và Hiền thủ tông đều có đề cập Duy thức, nhưng do học vấn chưa cặn kẽ thấu đáo, nên có thể nói là truyền nhầm Thế Thân học. Chính như Thế Thân học, đã lấy tân dịch làm chuẩn. Đại sư Ấn Quang được xuất thân từ Thiền tông, nêu ý kiến tương phản độc đáo, cho là hai tông: không, hữu là tịnh, phát ra từ Hộ Pháp, bởi văn nghĩa Hộ Pháp học, lấy nhị dịch tân cựu Tướng tông, “cựu dịch vô phi xứ, tân dịch vô thị xứ” (旧译无非处,新译无是处), nên sư viết Tân bát thức quy củ tụng nhằm đả phá Hộ Pháp, xem hệ thống Huyền Trang là chánh thống duy thức học. Thích Ấn Thuận đã soạn văn chỉ trích Ấn Quang không nhìn lại sử thực, chưa thấu giáo lý, rất nặng thành kiến. Trong tiểu luận Tịnh cảnh bát thức nghĩa thuật (净影八识义述) của Hàn Kính Thanh, lấy quan điểm hệ chánh thống Hộ Pháp làm thước đo chuẩn, chỉ trích Địa luận sư chú sớ nhầm về thuyết duy thức.”

2, Vấn đề nguồn chảy duy thức học

 “Các bài viết Trải qua thành lập Duy thức học của Phật Duyệt, Lược sử diễn biến tư tưởng Duy thức của Diễn Bồi, Lịch sử phát triển của Pháp tướng duy thức học của Thế Quang thì luận thuật tương đối cụ thể về lịch trình phát triển thành lập Duy thức học ở Ấn Độ. Nguồn gốc duy thức học của Ấn Thuận đã dùng phương pháp về sử tư tưởng, lội ngược dòng nguồn tư tưởng Duy thức được bắt đầu từ Phật giáo, luận chứng tư tưởng Duy thức được bắt nguồn từ trong kinh Tạp A-hàm lấy tâm thức để tạo thành thế giới, chủ nhân chúng sanh, căn bản là ‘do tâm luận’ (由心论). Cho rằng suy nghĩ chuẩn bị tư tưởng Duy thức Đại thừa từ tranh luận qua bộ phái Phật giáo, nhất là trên nền tảng của tư tưởng Đại chúng bộ phát triển mà thành. Tư tưởng Duy thức Đại thừa xuất phát từ nhận thức luận, đạt đến bản thể luận, rồi còn chuyển đến trên nhận thức luận là duy thức luận về cảnh không lìa thức, từ đó tư tưởng duy thức của trong kinh Đại thừa quy nạp năm nghĩa: do tâm tạo ra, do tâm hiện ra, từ tâm sinh ra, ánh tâm hiện ra, theo tâm biến ra; năm nghĩa này khởi đầu rồi dần dần từ chỗ dẫn phát, đào sâu nghiên cứu các mặt khác, sau đó trải qua giao lưu và tổng hợp, mới sản sinh Duy thức học trong chân chánh. Từ đó nêu ra kết luận: Duy thức học là hợp lưu của các tư trào…Lữ Trừng cho rằng, “Cổ, kim của Duy thức học, không thể đứng trên thời gian mà thấy, mà từ trên nghĩa lý để thấy. Các kinh luận căn bản của truyền tập cổ, kim học có văn khác, ‘học thuyết Duy thức của Vô Trước, Thế Thân trước sau nhất quán, nhưng sau đó mãi xiển thuật hai nhà rồi suy diễn ra, ấy là cổ học; học thuyết hai nhà có uyển chuyển biến hoá rồi suy diễn ra, ấy là kim học. Cổ là thuận theo cổ thuyết, kim là thay đổi tân thuyết”.[17]Đại biểu nhân vật của Duy thức cổ học ở Ấn Độ, là Thân Thắng, Hoả Biện, Nan Đà (sau đó lại đổi Nan Đà là An Huệ), nhân vật đại biểu kim học là Hộ Pháp, Trần Na. Dịch thuật Trung Hoa, có Chân Đế là cổ học, Huyền Trang là kim học, khác nhau giữa cổ kim học, “đều nói về Duy thức nhưng giảng giải khác nhau”, cổ học nói: Năng thủ, sở thủ, tâm, tâm sở pháp đều lấy thức làm tánh, gọi là duy thức; kim học lại cho rằng hết thảy không lìa thức, nên nói duy thức, và không hết thảy đều lấy thức làm tánh. Giữa kim học và cổ học khác thế nào, chưa thể dễ nói, học trò của Huyền Trang chê bai cổ học là ‘phi chánh nghĩa’ (非正义), chưa rời cửa ngõ của cái thấy.”  

3, Biện giải về đồng chủng và biệt chủng của kiến, tướng

Năm 1928 Cảnh Xương Cực soạn Kiến, tướng biệt chủng biện (见,相别种辨), dựa vào thuyết của An Huệ, chủ trương hai phần kiến, tướng đồng chủng; thuyết biệt chủng kiến, tướng khó thấu, nên thuyết biệt chủng phi Hộ Pháp, bản ý Huyền Trang, tuy nhiên thấy trong Thành duy thức luận thuật ký của Khuy Cơ truyền thuật hết sức sâu sắc. Trong bài viết Duy thức kim thích (唯识今释) của Mậu Phượng Lâm vặn vẹo bài xích thuyết này, cho là biệt chủng kiến, tướng là Hộ Pháp, bản ý Huyền Trang là kiến phần chủng, tướng phần chủng, a-lại-da nhất thiết chủng phần, lại-da trì chủng phần thức chủng và sắc chủng. Thuyết đồng chủng kiến, tướng khó mở ra, không thể thành lập. Hai Đại sư Huyền trang và Khuy Cơ sáng tông, tuỳ theo hai phần kiến, tướng mà ứng theo đồng hay dị, như theo căn thân, khí giới, nắm bản chất trần mà thay đổi, tức biệt chủng kiến, tướng; như duyên lông rùa, sừng thỏ tức đồng chủng kiến, tướng…Thích Thái Hư, Đường Đại Viên cũng bị cuốn hút trong đàn tranh luận này, dựa vào nghĩa lý của Hộ Pháp bài bác thuyết đồng chủng kiến, tướng của Cảnh Xương Cực.”

4, Đối với phê phán về chân như duyên khởi luận

Đây là chủ yếu tách lối về tranh luận Đại thừa Khởi tín luận. Một lối là Âu Dương Cánh Vô ở Nội học viện dùng duy thức luận để phán biệt (Khởi tín luận), một lối là Thái Hư ở Phật học viện Võ Xương phản đối quan điểm này.[18]

Thập niên 50 về sau, tuy nhiên nghiên cứu về Duy thức học ở Trung quốc Đại lục rõ ràng giảm xuống, nhưng vẫn không bị chấm dứt hoàn toàn. Trên báo Hiện đại Phật học vẫn hay thấy đến văn chương có quan hệ Duy thức học, như học giả Vương Ân Dương, Quách Bằng, Du Hiệp, các vị đều soạn viết kinh điển Duy thức hay giới thiệu về văn chương Pháp tướng học của Âu Dương Cánh Vô. Về sau, theo nhìn nhận biến hoá của hình thế, lấy Huyền Trang làm trung tâm để nghiên cứu trở nên nối tiếp về nghiên cứu Duy thức học.

Ngoài thành quả quan trọng như trên đã ghi về 100 quyển đồ sộ của Hàn Thanh Tịnh ra, còn có Huyền Trang pháp sư dịch soạn toàn tập (玄奘法师译撰全集) của Nơi khắc kinh Kim lăng, Huyền Trang triết học nghiên cứu (玄奘哲学研究) của Điền Quang Liệt, Du-già tông tổng thuật giảng nghĩa (瑜伽宗综述讲义) ‘đã xuất bản bài viết đơn lẻ, toàn sách hiện chưa xuất bản’ của Vương Ân Dương, Thành duy thức luận sớ dực (成唯识论疏翼) gồm 200 vạn chữ của Hàn Kính Thanh (hiện đã xuất bản Duy thức học luận trứ cửu chủng (唯识学论著九种) gồm 1 quyển.

Nhiệm Kế Dũ là một học giả từ rất sớm đã dùng quan điểm mới của chủ nghĩa Marxism–Leninism để nghiên cứu Phật giáo. Phần Pháp tướng tông triết học tư tưởng lược luận (法相宗哲学思想略论)[19]trong Hán Đường Phật giáo tư tưởng luận tập của ông tập trung luận thuật về tư tưởng của Duy thức tông. Ông viết: “do từ chúng (chỉ cho Phật giáo Đại thừa) tập trung phân tích chỗ các loại hiện tượng (tâm và vật) thế giới, thế nên gọi Pháp tướng học phái; chúng trước là nói về một đặc điểm (phân tích đặc điểm của hiện tượng), nên gọi Pháp tướng học; sau nói về một đặc điểm, mang cái tồn tại của thế giới, quy kết biến hoá làm tác dụng của thức, gọi là Duy thức học. Trước đây có người mang phân biệt phái này nới rộng, nên gọi Vô Trước học phái là Pháp tướng học, còn Thế Thân học phái là Duy thức học. Chúng ta đứng từ trên hệ thống của chúng để thấy, thì Pháp tướng học được bắt nguồn từ Duy thức học, nhưng chưa có hoàn chỉnh, cái gọi là Duy thức học là kế tục của Pháp tướng học, chỉ là hoàn thành hệ thống của Duy thức học, nên gọi là Pháp tướng học, hay Pháp tướng duy thức học. Đem học thuyết rập khuôn hoàn chỉnh này từ đất Ấn Độ mang đến Trung Quốc, rồi kiến lập tông phái, truyền bá rộng thêm, được bắt đầu từ Huyền Trang thời Đường, Khuy Cơ kế tục. Chia ra rành rành Pháp tướng và Duy thức, rất ít người biết đến Huyền Trang và tư tưởng này, nên không ai tìm đến. Chúng ta cũng không nên dốc sức thêm để chia rẽ”.[20]“Sau cuộc cách mạng năm Tân hợi thứ 10, Chính phủ cộng sản Trung Quốc đã dò đọc qua Pháp tướng duy thức học, nhưng không phải truy cứu bản thân Pháp tướng tông có chân lý gì, mà ảnh hưởng ngược dòng của chủ nghĩa phục cổ trong giới học thuật lúc bấy giờ, nên có kẻ ở trong nước khảo cứ, cũng người ra nước ngoài khảo cứ, học tập chương cú với nhà Hán học, cũng có học chương cú ở nước ngoài. Học tập về Duy thức pháp tướng vào lúc này đã thành một cuộc nở rộ, chính bởi dùng chủ nghĩa phục cổ lúc này nhằm đối kháng chủ nghĩa duy tâm bị vây hãm tư trào mới nên giống như lội ngược dòng được xuất hiện. Mọi người lấy học vấn triết học Phật giáo để đáp trả sức tấn công của chủ nghĩa duy vật lúc bấy giờ”.[21]Quan điểm này mang tính tổng kết việc tranh luận về quan hệ Duy thức pháp tướng học vào giữa thế kỷ XX, khơi gợi về hình ảnh của Phật giáo sẽ thấy vấn đề này, nêu lên quan hệ kế thừa giữa hai ngõ Pháp tướng và Duy thức, cho đến sản sinh bối cảnh lịch sử của tranh luận đàn này. Đương nhiên cũng có người cho rằng quan điểm này “tựa hồ không chuẩn xác.”[22]       

Đối với tư tưởng Duy thức của Pháp tướng tông, Nhiệm Kế Dũ nêu lên: “Pháp tướng vẫn dùng giống như phương pháp của kinh nghiệm luận chủ nghĩa duy tâm. Sử triết học phương Tây luận chứng hết thảy sự vật trong thế giới hiện thực chẳng qua là thể phức hợp của nhiều thứ kinh nghiệm cảm giác,…so với học thuyết Pháp tướng tông thuộc Phật giáo thì không có chỗ bất đồng, trong chúng càng phủ định triệt đễ toàn bộ cái gọi là tồn tại thế giới vật chất, chúng đem hết thảy hiện tượng đều quy kết làm tác dụng của thức, ‘thức’ quyết định hết thảy trong thế giới hiện thực; chỉ có sau khi tiến vào thế giới chân như, thì ‘thức’ mới xoá trừ tác dụng của chúng…tiến vào thế giới chân như, chỉ nói chúng lần lượt dùng cảnh giới tinh thần của cao cấp để thay thế hoạt động rộng lớn của thấp cấp, nên không thể nói hoạt động tinh thần không khởi tác dụng. Trái lại, đảo ngược là đem hoạt động tinh thần để vượt trên tất cả, đến địa vị cao cùng tột”.[23]“Pháp tướng tông sau đó kế thừa Đại thừa Không tông, mang ra bổ sung mới, mục đích nhằm ngăn ngừa có thể phát sinh tạo sai lệch mới trong Đại thừa Không tông”.[24]Nên “Pháp tướng tông là dùng toàn lực Đại thừa Không tông để phá trừ thế giới hiện thực tồn tại phi chân chánh trên nền tảng này xây dựng nên hệ thống triết học Phật giáo”.[25] “Quá trình và tác dụng của nhận thức đơn lẻ mà nói, Pháp tướng tông là chủ nghĩa duy tâm khách quan, nhưng cũng là thức thứ tám của mọi người kiến lập tồn tại vĩnh viễn, người chết mất vẫn không bị tiêu diệt, chúng vẫn là ‘khách quan’, tính tinh thần của đa nguyên nhỏ nhặt, cũng là chủ nghĩa duy tâm khách quan.”[26] 

Ấn Độ triết học sử (印度哲学史)[27] của Hoàng Tâm Xuyên đã xiển thuật tương đối có hệ thống về tân thuyết duy thức. Huyền Trang nghiên cứu triết học (玄奘哲学研究)[28] của Điền Quang Liệt là đứng trên nền tảng của quá khứ đã trùng tân tu đính bổ sung sách mới để xuất bản Huyền Trang cập kỳ triết học tư tưởng chi biện chứng pháp nhân tố (玄奘及其哲学思想之辩证法因素), cho rằng quan hệ giữa ý thức và tồn tại, nhìn từ Phật giáo để thấy là quan hệ của sắc tâm. ‘Thể’ của sắc tâm, mọi người lấy nghĩa ‘y’ để phát huy; ‘dụng’ của sắc tâm, lấy nghĩa ‘biến’ để phát huy. ‘y’ cũng là chế ước hỗ tương và quan hệ hỗ tương về các sự vật tâm sắc ở ‘ý thức tự ngã’ của bên trong, ‘biến’ cũng là biến hoá vận động và phát triển qua các sự vật sắc tâm về ‘ý thức tự ngã’ của bên trong. Lấy tư tưởng của biện chứng này làm tiền đề, ở phương diện thực tiễn mới có khả năng của lìa nhiễm thành tịnh, xây dựng về đạo lý ấy. Nhiễm tịnh cùng nương ở ý thức căn bản thứ 8, là một thống nhất của đối lập, còn lìa nhiễm thành tịnh không phải tự phát, mà là một quá trình đấu tranh đối lập của tự giác, kết quả của lìa nhiễm thành tịnh đạt đến chuyển y. Mâu thuẫn giữa hệ thống chủ nghĩa duy tâm và nhân tố biện chứng pháp, bởi hiện tượng là biến dịch vô thường, bản thể là thường trụ bất biến, hiện tượng là hư vọng, bản thể là chân thực, hiện tượng là nhiễm ô, bản thể là tịch tịnh, đây cũng là đặc điểm của tư tưởng triết học Huyền Trang.     
 Hàn Kính Thanh là một học giả lão luyện trong việc nghiên cứu Duy thức học hiện nay, là học trò của học giả nổi tiếng Thang Dụng Đồng, còn theo học tập với các vị Âu Dương Cánh Vô, Hàn Thanh Tịnh, Chu Thúc Ca. Đề mục luận án tốt nghiệp Tiến sĩ là A-lại-da thức học thuyết đích do lai (阿赖耶识学说的由来). Trong thời gian làm nghiên cứu sinh, từng phát biểu tiểu luận Tịnh cảnh bát thức nghĩa thuật (净影八识义述) trên Quốc lập Bắc Kinh đại học quốc học quý san (国立北京大学国学季刊), viết đặc sắc của Phật giáo là bản thể luận và vũ trụ luận, nêu lên bản thể chân như gồm không duy khởi thế giới; nhận thức điên đảo của vô minh mới có thể duyên khởi vạn vật, bởi vì pháp sinh diệt cần phải lấy pháp sinh diệt làm nhân. Còn phát biểu tiểu luận Đại Tiểu thừa thân biểu nghiệp dị giải (大小乘身表业异解) trên Tế Lỗ học báo, bàn về vấn đề diệt không đợi nhân. Thập niên 34 ở Phật học viện Trung Quốc từng giảng qua các khoá Lăng Nghiêm kinh, Nhiếp đại thừa luận, Nhập A-tì-đạt-ma luận, đồng thời đăng tiểu luận trên nguyệt san Phật học, như Tam tánh và duy thức nhằm luận thuật về quan hệ mật thiết không thể chia cắt giữa tam tánh và duy thức.

Tháng giêng năm 1977 Hàn Kính Thanh lui về đóng cửa, sau đó bắt đầu tập trung tinh lực chỉnh lý chú sớ vốn sẳn có quan hệ Thành duy thức luận, tiến hành khảo xét lại, bổ sung và chú thích về Thành duy thức luận thuật ký, đến năm 1992 biên thành Thành duy thức luận sớ dực (成唯识论疏翼) gồm 240 vạn chữ. Đồng thời phiên dịch điển tịch quan trọng liên hệ về phương diện Duy thức học và Nhân minh từ trong Đại tạng kinh Tạng văn, đến nay đã có hơn 60 bản. Ông “cho rằng, Duy thức học mà Bồ-tát Từ Thị (chỉ cho Bồ-tát Di Lặc) xiển thuật, là thống nhiếp có đủ của phạm vi thêm lớn hệ thống lý luận của tính chỉnh thể hoàn thiện-Nội học Từ Thị. Bồ-tát Từ Thị lấy ba pháp ấn, cũng là vô nhân ngã pháp ngã, vô sở thủ năng thủ, đạo lý của không hai làm trung tâm, quán thông lý luận của cả Phật giáo Đại thừa, dung hợp thành một thứ chỉnh thể. Vì thế cần phải hoàn chỉnh, bắt đầu từ hệ thống mở ra bao gồm ba: Duy thức học, Tam tánh học và Bát-nhã học rồi tổ thành bộ phận nên toàn bộ lý luận Từ Thị học, mới có thể nắm bắt chuẩn xác cốt tuỷ của Phật-đà học Đại thừa”.[29]Còn nói: “Tôi không tán thành đem ‘duy liễu biệt học’ (唯了别学) trở nên cái gọi là ‘Duy thức tông’.[30]

Lời mở đầu trong Từ điển Pháp tướng của Hàn Thanh Tịnh ghi: “Pháp trong Đại thừa, gọi liễu nghĩa giáo. hiểu rõ tướng để nói gọn các pháp, dễ mà thông đạt”,[31]đem ‘Pháp năng tướng học’ (法能相学) trở thành ‘Pháp tướng tông’, theo ông thì cái gọi là ‘thiên hạ’ chia tách các tông của trong Phật giáo Đại thừa, thì Duy thức học, Tam tánh học và Bát-nhã học, kể cả lĩnh vực của Phật-đà học đều là thuộc ở cả Từ Thị học, nên mong muốn mọi người dốc sức tập trung ứng dụng pháp bảo chân chính để học tập ‘nguyên điển’ (原典), là lúc cần phải trùng tân nhận thức Phật-đà học, không nên vẫn tự nhầm lẫn, nhấn mạnh biết hay không vẫn là mắc tội!.[32]Từ đây để thấy, quan điểm về Duy thức học của Hàn Kính Thanh và mọi người là bất đồng, so với cổ nhân cũng có chỗ sai khác. Tháng 9 năm 1993 Hàn Kính Thanh khởi xướng thành lập Từ Thị học hội (慈氏学会), từ việc công tác nghiên cứu, hiệu chú, phiên dịch và xuất bản của kinh điển Từ Thị học, thì quan điểm và Từ Thị học hội của ông hiện nay vẫn chưa có mang lại chú ý của đại đa số giới học thuật học giả. Hiện nay, nghiên cứu về Duy thức tông đối với giới Phật giáo ở trong nước bắt đầu được chú ý chính thức trùng tân.

Tháng 7 năm 1992 trong nước thành lập Trung tâm nghiên cứu Huyền Trang, những học giả từ việc nghiên cứu Duy thức tông đều đến tham gia trong học hội này, nghiên cứu về Duy thức học ngày càng được xem trọng. Học giả nổi tiếng như Hoàng Tâm Xuyên, Phương Lập Thiên, Lâu Vũ Liệt hay luận văn tốt nghiệp của nghiên cứu sinh Từ Thiệu Cường, Nguỵ Đức Đông, Trình Cung Nhượng, Trương Tự Cường đều lấy Duy thức học làm nội dung để soạn viết, biểu hiện rõ nghiên cứu về Duy thức học chính thức được phục hưng. Trong Tăng giới, Phật học viên Mân Nam đã chú trọng nghiên cứu giảng dạy để khôi phục duy thức học, đã tìm mời Điền Quang Liệt chuyên giảng Duy thức, Mân Nam Phật học viện học báo (闽南佛学院学报) của viện là tờ báo một phần Phật học trong báo đăng tương đối nhiều văn chương Duy thức học ở trong nước hiện nay. Trong giới cư sĩ có Hồ Hiểu Quang phát biểu một loạt văn chương nghiên cứu về Duy thức học trên báo Pháp âm cũng mang lại cường độ sức mạnh nhất định. Nhất là cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XXI lý luận Duy thức học sau đó đã được tổng kết và nêu lên quan điểm mới, mang ý nghĩa nhất định. Có những tăng sĩ ở Tứ Xuyên là học trò của Vương Ân Dương vâng lời thầy dạy, đã dốc sức hoằng dương Duy thức học. Phật học viện Tứ Xuyên, Phật học viện Trùng Khánh đều lấy Duy thức học làm môn học đặc thù của bản viện.    

Dịch từ: Động thái khoa học xã hội [Vũ Hán] ([武汉]社会科学动态),[33]kì 1, 2000, tr.25~28,11

 

 



[1] Gs Tôn giáo học Hoàng Hạ Niên (黄夏年). Hiện công tác và thẩm định tại Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Thế Giới Và Khoa Học Xã Hội Trung Quốc ở Bắc kinh. Tham gia và chủ trì nhiều Hội thảo Phật giáo Quốc tế trong ngoài nước. Chủ biên tạp chí Văn hoá tôn giáo thế giới, phó chủ biên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo thế giớiNghiên cứu Phật học. Chủ biên: Dân quốc Phật giáo kỳ san văn hiến tập thành, gồm 209 quyển; Dân quốc Phật giáo kỳ san văn hiến tập thành-Bổ biên, gồm 86 quyển; Cận hiện đại trứ danh Phật giáo luận văn tập, gồm 14 quyển; Thiền tông văn hoá nghiên cứu luận văn tập, gồm 7 quyển. Hợp biên: Trung Hoa Phật điển tập thành, gồm 15 quyển;9 bộ Từ điển. Soạn viết 600 thiên văn chương…có ảnh hưởng quan trọng trong giới học thuật Phật giáo và học giả đương đại ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao

[2] Tham khảo Tây trào khước từ Đông doanh lai-Nhật bản Đông bản nguyện tự dữ Trung quốc cận đại Phật học đích nhân duyên (西潮却自东瀛来—日本东本愿寺与中国近代佛学的因缘), tập trong Cát Triệu Quangtự tuyển tập (葛兆光自选集), Quảng tây Sư phạm Đại học xuất bản xã, tr.138-156

[3] Hoàng Tâm Xuyên, Cát Kiềm Quân chủ biên Huyền Trang nghiên cứu văn tập (玄奘研究文集), Trung châu cổ tịch xuất bản xã, 1995

[4]Nội viện viện huấn thích.Thích giáo 内院院训释·释教

[5] Xem bài viết Biện pháp tướng dữ duy thức

[6] Thái Hư Đại sư toàn thư, q.17, tr.11-66

[7] Du-già sư địa luận khoa cú phi tầm ký

Thái Hư Đại sư toàn thư, q.18, tr.1476

 

[9]Hàn Thanh Tịnh, Du-già sư địa luận khoa cú phi tầm ký (韩清净, 瑜伽师地论科句披寻记), q.1, Khoa học xuất bản xã New York công ty, 1999, tr.2

[10] Du-già sư địa luận khoa cú phi tầm ký (韩清净, 瑜伽师地论科句披寻记). Sách này gồm 100 quyển, là tâm huyết soạn viết sâu thẳm của cuộc đời Hàn Thanh Tịnh. Năm 1924 bắt đầu phát nguyện đến năm 1949 thì qua đời, sách này vẫn là hoàn thành sơ cảo. Sau đó có học trò Mã Sùng Nhất tiếp tục chỉnh lý. Năm 1959 sơn dầu chữ ấn loát 100 bộ. Năm 1989 Phật học thư cục ở Thượng Hải nhận và Ảnh ấn ấn bản 1000 bộ. Năm 1999 mới được Khoa học xuất bản xã New York công ty chính thức xuất bản ấn loát bản

[11]Đổng Thiệu Minh, Bắc kinh Tam thời học hội giản giới  (董绍明, 北京三时学会简介)

[12]Du-già sư địa luận khoa cú phi tầm ký, q.1, tr.2

[13] Đổng Thiệu Minh, Bắc kinh Tam thời học hội giản giới 

[14] sđd

[15] Hoàng Hạ Niên, Vương Ân Dương tiên sinh trứ tác mục lục mang tổng (王恩洋先生著作目录汇总), đăng Nghiên cứu tôn giáo thế giới (世界宗教研究), kì 4, 1998

[16] Đại thừa A-tì-đạt-ma Tạp tập luận sớ, Phần tựa, Thượng hải Phật học thư cục, 1992, tr.2

[17]Lữ Trừng, Luận kinh Trang Nghiêm và  Duy thức cổ học (论庄严经论与唯识古学), tập trong Nội học (内学), tập 1

[18]Tham khảo Phật Nhật trứ, Nhìn lại việc phục hưng Pháp tướng duy thức học  (法相唯识学复兴的回顾), quyển thượng, đăng Pháp âm, kì 5 (gồm có 153 kì), 1999

[19]Hán Đường Phật giáo tư tưởng luận tập (汉唐佛教思想论集), Nhân dân xuất bản xã, 1981, tr.195-240

[20] Sđd, tr.195-196

[21] Sđd, tr.239

[22] Cát Triệu Quang, Thập niên Hải triều âm, tập trong Cát Triệu Quang tự tuyển tập, tr.175

[23]Cát Triệu Quang, Thập niên Hải triều âm, tập trong Cát Triệu Quang tự tuyển tập, Quảng tây Sư phạm đại học xuất bản xã, 1997, tr.204-205

[24] Sđd

 

[26] sđd

[27] Thương vụ ấn thư quán, 1989

[28] Học lâm xuất bản xã, 1986

[29] Trích dẫn từ phát biểu của Lữ Hưng Quốc soạn, Nỗ lực khai phát Từ Thị học, Chấn hưng chân chánh Phật-đà học—Giới thiệu Hàn Kính Thanh giáo thọ (吕兴国撰《努力开发慈氏学,振兴真正佛陀教—介绍韩镜清教授》)   

[30] Thế thì Duy thức học được định nghĩa là ‘Duy liễu biệt học’ là lời nói của Hàn Thanh Tịnh

[31] Thượng hải Phật học thư cục, Ảnh ấn bản 1995

[32] Hàn Kính Thanh gửi thư tín cho các vị Ngô Lập Dân, Hoàng Tâm Xuyên. Thư này hiện chưa công bố

[33] Nguyệt san này thuộc Viện khoa học xã hội tỉnh Hồ Bắc (湖北省社会科学院)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Được quan tâm nhất

Đăng nhập