Mùa Phật Đản Giữa Đại dịch VIRUS CORONA

Đã đọc: 699           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bồ tát Sĩ Đạt Đa đã ra đời vì mục đích trọng đại là mang thông điệp hạnh phúc, chỉ ra “cái Ta chân thật” tức là tâm Phật mà ai cũng có và cũng có thể trở thành Phật như kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm và các kinh Đại Thừa khác đã đề cập.

Phật Đản (sinh nhật của đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Birthday of Sakyamuni Buddha) hay Vesak là ngày kỷ niệm thái tử Sĩ-đạt-đa (Siddhārtha Gautama - con trai của Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Maya) sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni vào ngày 8 tháng 4 âm lịch (hoặc 15 tháng 4 âm lịch) năm 624 trước công nguyên. 

Giống như lễ Giáng Sinh của Chúa Jesus (Christmas) được tổ chức hàng năm, các người con Phật trên khắp thế giới vào tháng 4 âm lịch cũng cùng nhau tổ chức lễ Mừng Phật đản (Happy Buddha Birthday!). Tuy nhiên theo văn hóa, phong tục và hoàn cảnh mỗi đất nước mà ngày này có thể xê dịch thay đổi cho thuận tiện, như ở Hoa Kỳ thường tổ chức vào Chủ nhật là ngày người dân được nghỉ làm và có thời gian để đến chùa dự lễ hội.

Theo Kinh Phật Bản Hạnh Tập[1] kể rằng theo thông lệ xứ Ấn độ cổ đại, người phụ nữ mang thai phải về nhà cha mẹ, nên vào ngày 8 tháng 4, Hoàng hậu Ma-ya trên đường về quê ngoại để chờ ngày khai hoa nở nhụy. Lúc đó, trời trong sáng, nắng ấm chan hoà và muôn hoa đua nở. Hoàng hậu cùng các thị nữ vào nghỉ chân nơi vườn thượng uyển Lâm-tì-ni. Ngay khi Hoàng hậu vịn cành hoa vô ưu, đang toả hương thơm ngạt ngào, Bồ tát Sĩ Đạt Đa thị hiện đản sanh ra đời. Ngài (the Buddha baby) tươi sáng, nhẹ nhàng, thánh thoát đi bảy bước trên mặt đất ấm áp. Lạ thay! Dưới mỗi bước chân ngài đều có những hoa sen đở gót chân hồng. Rồi ngài ngẩng nhìn bốn phương và cất tiếng sư tử hống, vang khắp trời người:

“Trên trời dưới đất chỉ có cái Ta chân thật là đáng quý.”

Sau đó, vua Tịnh Phạn mời một vị Tiên ẩn sĩ A-Tư-Đà vào xem tướng Bồ Tát. Tiên thưa rằng Thái tử Sĩ Đạt Đa khi trưởng thành sẽ xuất gia học đạo, quyết định thành Phật, chuyển đại pháp luân, độ trời người vô số kể. Bởi vì Thái tử Sĩ Đạt Đa có 80 tùy hình hảo và 32 đại hảo tướng.  Những tướng như thế, nếu ở đời sẽ là Chuyển Luân Thánh Vương và nếu xuất gia sẽ là bậc Đại Giác Ngộ, Phật, Thế Tôn.

Vua Tịnh Phạn nghe xong, liền phóng thích các tù nhân, phóng sinh các cầm thú, cúng dường các Bà-la-môn, tháp miếu, làm đủ phước thiện và bố thí người nghèo để ghi nhớ ngày 8 tháng 4, cõi ta bà có được phúc báo bậc thánh nhân tức Thái tử Sĩ Đạt Đa giáng thế như thế.

Bồ tát Sĩ Đạt Đa đã ra đời vì mục đích trọng đại là mang thông điệp hạnh phúc, chỉ ra “cái Ta chân thật” tức là tâm Phật mà ai cũng có và cũng có thể trở thành Phật như kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm và các kinh Đại Thừa khác đã đề cập.

Nếu cõi đời không có đau khổ, tham dục, ganh ghét, chiến tranh, hận thù, tai biến tối tăm hay dại dịch thì ngài đã chẳng xuất hiện ra đời. Mừng mồng tám tháng tư Ngày Phật Đản, chúng ta nguyện sẽ trân quý những điều hy hữu, thắng duyên mà chúng ta đang hưởng và có được như kinh Pháp Cú đã tán dương rằng:

"Hạnh phúc thay, đức Phật giáng sinh!

Hạnh phúc thay, giáo pháp cao minh!

Hạnh phúc thay, chúng Tăng hòa hợp!

Hạnh phúc thay, tứ chúng đồng tu!"[2]

Năm nay Mùa PHẬT ĐẢN Phật Lịch 2565 – tức dương lịch 2021 lại rơi giữa nạn ĐẠI DỊCH COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, tính đến ngày hôm nay ngày 06/04/2021, theo thống kê của Worldometers, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 85. 493. 384 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có 1.850.243 ca tử vong. Hoa Kỳ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh Covid-19 với hơn 31,1 triệu ca nhiễm và hơn 560 nghìn ca tử vong, tiếp đó là Ấn Độ và Brazil...

Kể từ tháng Ba năm 2021, Vaccine của Moderna, Pfizer/ BioNtech... đã được phổ biến và nhiều người dân trên toàn cầu được chích ngừa nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, dai dẳng và chưa dứt hẳn.

Vào thời điểm rất khó khăn này, chúng ta là những người con Phật phải theo sự hướng dẫn của chánh phủ, các bác sĩ và chuyên gia y tế để giữ môi trường trong sáng, trong sạch và thanh tịnh cũng là một cách để đón mừng ngày của ngài đản sanh vào mồng 8 tháng 4 sắp tới.

Do cách ly, giữ khoảng cách an toàn xã hội (social distancing) chúng ta có thể tổ chức lễ Phật đản nội bộ tại chùa, tập trung không quá nhiều người.

 

Chúng ta đeo khẩu trang, bao tay và đồ bảo hộ, phải rửa tay thường xuyên với xà-phòng, thường xuyên sám hối lễ lạy để tiêu nghiệp báo oan khiên.

 

Chúng ta cũng nên dành nhiều thời gian tụng kinh, tọa thiền, và góp lời cầu nguyện cho Hoa Kỳ, Việt Nam và thế giới tai ách ôn dịch chóng qua đi.

 

Nguyện tất cả chúng ta có được một nội tâm an tĩnh, giàu nghị lực, niềm tin, lạc quan, có tinh thần trách nhiệm với nhau để cùng nhau vượt qua cộng nghiệp chung của giai đoạn khó khăn này.

Chúng ta mỗi người luôn chân thành trì giữ Giới-Định-Tuệ mà Đức Thế Tôn đã giáng thế và đã trao cho nhân loại. Đây là thông điệp hạnh phúc và con đường thanh tịnh duy nhất để chuyển hóa và đưa đến một thế giới an lạc và hòa bình.

 

Nam Mô Cam Giá Nguyên Lưu, Ứng Thân Hiện Thoại,

Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh.

 

 

 

 

CELEBRATING THE BUDDHA’S BIRTHDAY

DURING THE CORONAVIRUS PANDEMIC

 

“Phật đản” (Vietnamese) means Vesak, the birthday of Prince Siddhārtha Gautama, the son of King Śuddhodana and Queen Maya. He was born in the Lumbini Royal Garden on the eighth of the fourth lunar month in 624 BC. Later he attained enlightenment and became Sakyamuni Buddha.

 

 

 

Buddhist followers around the world celebrate the Buddha’s birthday on the fourth lunar month. However, according to the cultures, customs, and circumstances of each country, this date can be different for convenience, as in the United States where it is often held on a Sunday when people are off from work and have time to attend the festival in the temple.

 

The Scripture on the Main Conduct of the Buddha (Kinh Phật Bản Hạnh Tập)[3] narrates that according to ancient Indian custom, pregnant women must return to their parents' homes to give birth, so on April 8th Queen Maya was on her way home. At that time, it was clear, sunny, and the flowers were blooming. The queen and her maids stopped at Lumbini, the Royal Garden, to rest. As soon as the imperial queen leaned over the fragrant uḍumbara flower branch, Prince Siddhartha was born. He was bright, gentle, and began seven holy steps on the warm ground. Amazingly with every step, pink rose lotus flowers bloomed under his feet. Then he looked up at the four directions and uttered a cry echoing throughout the sky: "In heaven and earth, the True Self is the most valuable."

 

The sky became clear and the sacred rain of eight merits came down. The earth quaked in six ways. When that happened, all species detached from greed, anger, and ignorance. The hungry and sick people seemed to forget their problems. Angry and embittered people suddenly were awakened and everyone felt tranquility in all their six senses. Animals seemed to escape their fear. Hungry ghosts found themselves full enough. So it came to be that all species enjoy the peace and happiness from the wonderful birthday of the Bodhisattva Siddhartha.

 

After that, King Śuddhodana invited the ascetic Asita to see Prince Siddhartha’s statue. Asita said that when he was mature, he would be ordained, become a Buddha who spread dharma, and transform countless people. Bodhisattva had eighty small good marks and the thirty-two great good marks. Such marks are not of a universal monarch, but of Buddha's figures. Ascetic Asita was sad because he could not live enough long to hear the Buddha's sermons. Asita dropped himself on the ground and sobbed.

 

Asita watched King Suddhodana release prisoners and animals, make offers to the Brahmins, build the temple, and do charity work to earn merit so people could remember the April 8 occasion of the Buddha’s birth. The Saha world had enough good merit to have the birth of the saint.

 

The Bodhisattva was born to show the "True Self," i.e., the true nature of mind, Bodhi Nirvana, marvelous essence and the ultimate truth which is mentioned in Mahayana scriptures such as the Lotus Sutra, Śūraṅgama Sūtra, and so on. If the world had no suffering, craving, jealousy, war, hatred, and ignorance, then he would not appear in the world.

 

The Buddha descended to this world to bring the Bodhi torch to light the enlightened path for us who can return to "the True Self." Happily, his classic Tripitaka is still here and with the modern and effective communication methods of mass media, the dharma is now available to many. Fortunately, the sangha appeared for the noble cause. Four kinds of Buddhist groups (monks, nuns, male and female lay Buddhists) collaborated together, gave up their respective egos to return "the True Self." Happily, Buddhists worship the Three Jewels and offer their lives as a pink lotus to serve for the sake of many.

 

Celebrating the eighth of April, the Buddha’s Birthday, we pray to cherish this rare event and the blessings we are enjoying right now:

 

Happy Buddha’s Birthday!

Happy is the Great Dharma!

Happy is the Harmony of Sangha!

Happy are four Buddhist groups that practice together![4]

 

This year, the Buddhist Calendar 2565–2021 fell in the midst of the COVID-19 pandemic outbreak around the world. According to Worldometer statistics, as of April 6, 2021, the world has a total of 85,493,383 cases of SARS-CoV-2 virus infection causing acute respiratory infections, COVID-19 with 1,850,243 deaths. The United States is still the country most affected by the COVID-19 epidemic with more than 31.1 million cases and more than 560,000 deaths, followed by India and Brazil.

 

Since March 2021, Moderna vaccines, Pfizer/BioNtech . . . have been disseminated and many people have received the vaccine, but the epidemic is still complicated, persistent, and not definitive.

 

At this very difficult time, we as Buddhists must follow the guidance of the government, doctors, and medical experts to keep a clean, pure, and safe environment. This is also a way to welcome and to celebrate the Buddha’s birthday.

 

Following CDC guidelines, wearing masks, and keeping a safe social distance, we can organize a Buddha's birthday ceremony at the temple with a small group of people.

 

We wear masks, gloves, and protective gear and must wash our hands often with soap often, and repent and prostrate to eliminate the negative karma.

 

We should also spend much time in chanting, meditating, and contributing prayers for the United States, Vietnam, and the world to soon recover from the pandemic.

 

May all of us have a calm mind, rich in energy, confidence, optimism, and a sense of responsibility together to overcome the common karma of this difficult period.

 

 

Each of us always sincerely maintains the precept-meditative-wisdom that the Blessed One has given to mankind. This is the message of happiness and the only pure path to transform and lead us to a peaceful and liberated world.

 

Triple Homage to Our Original Teacher, Sakyamuni Buddha.

 

                    Hương Sen Temple, April 14, 2021

 

 Thích Nữ Giới Hương

          huongsentemple@gmail.com

 

 

 

 



[1] http://daitangkinh.org/images//lspbdtk/T012/

[2] Luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá, T29, no. 1558, p. 2.

[3] http://daitangkinh.org/images//lspbdtk/T012/

[4] Luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá, T29, no. 1558, p. 2.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập