Hỏi đáp: Người Phật Tử Có Quyền Làm Giàu Hay Không?

Phật tử An Nhiên hỏi: Người Phật tử có quyền làm giàu hay không? Nếu có bằng cách nào, xin thầy chỉ dạy.
Thầy trả lời: Người Phật tử chân chính có quyền làm giàu, có quyền tạo ra tài sản của cải vật chất, bằng đôi bàn tay và khối óc của mình theo tinh thần đạo đức Phật giáo và phù hợp với luật pháp xã hội hiện hành cho phép.
Phật dạy người Phật tử có đời sống kinh tế ổn định về lâu dài
Đức Phật dạy: Vì hạnh phúc nhiều người, chúng ta hãy gầy dựng tài sản đúng pháp bằng đôi bàn tay và khối óc của mình. Này những người chủ trong gia đình, có năm lý do chính đáng để gầy dựng tài sản. Thế nào là năm?
Ở đây, này gia chủ, được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh của bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi, thâu được một cách hợp pháp. Tự mình làm an lạc, hoan hỷ. Làm cho cha mẹ, vợ con, người phục vụ, người làm công được an vui hạnh phúc. Đây là lý do thứ nhất để gầy dựng tài sản.
Lại nữa, này gia chủ, vị này làm cho bạn bè, thân hữu được an vui hạnh phúc. Đây là lý do thứ hai để gầy dựng tài sản. Vị ấy biết cách chặn đứng các tai họa có thể khiến vị ấy trở thành trắng tay, vị ấy giữ được tài sản an toàn. Đây là lý do thứ ba để gầy dựng tài sản.Vị ấy có thể hiến tặng cho bà con, thiết đãi bạn bè, tổ chức tiệc tùng chiêu đãi khách, cúng hương linh người quá cố, hiến cúng cho vua và cúng dường chư Thiên. Đây là lý do thứ tư để gầy dựng tài sản. Vị ấy cúng dường các bậc Sa môn, Bà la môn, sự cúng dường tối thượng này đưa đến phước báo vô lượng ở cõi người, cõi trời. Đây là lý do thứ năm để gầy dựng tài sản.
Việc tạo ra của cải tài sản vật chất đã khó, quan trọng hơn nữa là việc gìn giữ và phát triển bền vững và lâu dài lại càng khó hơn. Đức Phật đã chỉ ra một số nguyên nhân để gây ra sự thất thoát, tiêu tán tài sản như sau:
Này gia chủ, có sáu nguyên nhân phung phí tài sản: 1-Đam mê rượu chè là nguyên nhân phung phí tài sản. 2-Thường xuyên đi chơi đêm hoặc ra ngoài trong giờ làm việc là nguyên nhân phung phí tài sản. 3-La cà hí viện đình đám tức là những nơi vui chơi, đàn ca múa hát hoặc trà đình tửu điếm, lầu xanh. Ngày nay người ta gọi là quán bar, vũ trường và những nơi mua hương bán phấn, hưởng thụ trụy lạc...là nguyên nhân phung phí tài sản. 4-Đam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản. 5-Giao du với bạn ác là nguyên nhân phung phí tài sản. 6-Quen thói ăn không ngồi rồi, lười biếng ỷ lại và sống dựa dẫm vào người khác là nguyên nhân phung phí tài sản.
Tất cả mọi người muốn phát triển và tồn tại là nhờ vào sự siêng năng làm việc có phương pháp. Muốn tồn tại con người cần phải lao động để làm ra của cải vật chất. Người Phật tử phải có việc làm chân chính bằng sức lực và mồ hôi nước mắt của chính mình, nhằm làm tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đình người thân, đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội và hộ trì Tam bảo.
Khi có một đời sống ổn định kinh tế vững vàng về lâu dài thì sẽ giúp cho chúng ta khỏi phải lo lắng về sự an sinh đời sống thiếu hụt, nhờ vậy ta có thời gian để làm phước và tu tập chuyển hoá. Người bất hạnh thiếu thốn khó khăn nghèo khổ thì khó bề dấn thân đóng góp, sẻ chia giúp đỡ người khác.
Phật dạy nghèo khổ và thiếu thốn khó khăn quá mức còn là những nguy cơ sinh ra nhiều tội lỗi. Do đó nghèo khổ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước, nghèo thì nợ nần chồng chất, bị chủ nợ hối thúc, bị truy đuổi, bị đe dọa tính mạng, bị hăm doạ cho nên cuộc sống đa phần phải chịu nhiều phiền muộn khổ đau.
Để đảm bảo cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, những thành viên trong gia đình cần phải tích cực siêng năng trong việc làm ra của cải vật chất, biết chi tiêu phù hợp những nhu cầu cần thiết, và không để tài sản hao hụt thất thoát. Khi gia đình được xây dựng và phát triển ổn định về mọi mặt, thì xã hội mới hưng thịnh và bền vững lâu dài. Chính vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình cần phải có trách nhiệm tương trợ lẫn nhau để đảm bảo an sinh đời sống, về vật chất lẫn tinh thần.
Để duy trì nề nếp sinh hoạt, tình cảm, văn hóa, đạo đức, kinh tế, tài chính, truyền thống gia đình, sự nghiệp của từng cá nhân và sự nghiệp chung của gia tộc, mỗi thành viên phải có trách nhiệm, bổn phận để làm thành cho nhau bằng sự siêng năng tinh cần có phương pháp.
Trước tiên để xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, những thành viên trong gia đình cần siêng năng tháo vát trong việc tạo ra của cải vật chất, biết sử dụng tài sản một cách hợp lý và biết giữ gìn tài sản, không để cho tài sản thất thoát, tiêu tán bất hợp pháp.
Phật dạy người Phật tử tại gia không nên làm năm nghề nghiệp tổn hại chúng sinh
Trong kinh Phật dạy có năm nghề nghiệp không nên làm, một là nghề đồ tể tức là nghề giết mổ các loài súc sinh. Hai là buôn bán vũ khí bao gồm các phương tiện giết người, gây khổ đau cho nhiều người khác. Ba là buôn bán con người bao gồm buôn bán nô lệ, nô tỳ lao động, phục dịch, mua bán trẻ em, mua bán phụ nữ làm nô lệ tình dục. Bốn là mua bán chất gây say, gây nghiện như rượu, xì ke ma túy. Và cuối cùng là mua bán các hóa chất độc hại hay thuốc độc để làm tổn hại con người. Đức Phật luôn khuyến khích mọi người sinh sống và nổ lực bằng đôi bàn tay và khối óc của mình.
Đây là những nghề nghiệp có thể làm tỗn hại nặng nề về người và vật, Phật vì lòng từ bi thương xót chúng ta nên mới chỉ bày như thế. Người khôn ngoan sáng suốt phải biết lựa chọn nghề nghiệp, việc làm có tính cách giúp ích cho xã hội mà không làm tổn thương người khác.
Những nghề cao quý là các nhà khoa học, thầy giáo, luật sư, bác sĩ, kỹ sư, trồng trọt, vận chuyển hàng hóa và giúp con người mua bán trao đổi các phương tiện vật chất…đến tay người tiêu dùng.
Người Phật tử tại gia được quyền thừa hưởng hạnh phúc về sở hữu vật chất của riêng mình, và có thể bố thí cúng dường giúp đỡ sẻ chia, dấn thân đóng góp, phục vụ vì lợi ích cộng đồng xã hội, cũng như phát tâm hộ trì Tam bảo.
- Giấc Mơ Trường Sơn của Tuệ Sỹ - Món Quà Văn Học Đặc Sắc Của Việt Nam Dành Cho Phương Tây Tâm Thường Định lượt dịch
- Đọc Tuyển Tập Giải Văn Học Hương Pháp: Hiệu Quả Thực Nghiệm Phật Pháp Trong Đời Sống Tâm Huy - Huỳnh Kim Quang
- Đọc “Zen Poems from Early Vietnam”: Bản dịch Thơ Thiền Lý – Trần Nguyên Giác
- BUÔNG (Tập danh) Minh Đạo
- Đọc Tập Truyện Thơ "Diệu Tâm Ca" Của Nhà Thơ Tâm Nhiên Châu Thạch
- Hỏi đáp: Món Nợ Lớn Nhất Đời Người Là Gì? Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Hỏi đáp: Cúng sao giải hạn có phải là mê tín? Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Chín điều nên nhớ trong cuộc sống Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Chia sẻ với Phật tử nhân ngày Valentine Janet Nima Taylor (Văn Công Hưng dịch)
- Tự tình Giêng - Hai Mặc Phương Tử
- Bắt đầu và kết thúc từ mùa xuân Dương Kinh Thành
- Năm Dậu với người tuổi Gà Thanh Trúc
- Những người không có Tết Nguyễn Thành Công
- Bức xúc vì một số quý thầy thiếu oai nghi Tổ tư vấn (tuvangiacngo@yahoo.com)
- Vấn đáp : phước đức và công đức khác nhau như thế nào? Thích Minh Thành
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Nhân quả không phụ người tốt
- Tu như cứu lửa cháy dầu
- Tình Yêu Chân Chính Đã Giúp Con Người Hướng Thiện
- Phân Biệt Giai Cấp Khinh Thường Mọi Người
- Thanh Hóa: Kinh Phật và các nghi thức chùa Thiên Khánh
- Bậc Hiền Tài Xem Trọng Việc Học Để Thành Tựu Sự Nghiệp
- Đừng ỷ lại vào một ai?
- Cơ Hội Và Thách Thức Về Những "Biến Dạng" Trong Văn Hóa Tâm Linh Các Lễ Hội Đền Chùa Phủ Miếu Ở Việt Nam
- Sáu Điều Cần Biết Đạo Đức Phật Giáo Việt Nam
- Đạo Đời Tính Sao Cho Phải Lẽ?
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)