Ngôn ngữ từ ái

Đã đọc: 825           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Giáo dục lòng trắc ẩn cho trẻ em, đó là một điều đáng ca ngợi. Lòng trắc ẩn đối với loài vật sẽ tập cho trẻ em khởi sinh tình yêu thương đồng loại. Nhiều người nghĩ rằng các sinh vật cũng có quyền sống an lành, không khác loài người. Triết gia Emmanuel Kant không tin như vậy, ông cho rằng loài vật không có giá trị nào khác hơn là những phương tiện để phục vụ loài người. Nhưng chính Kant cũng khuyên người ta không nên hành hạ thú vật, “Kẻ nào tàn ác với thú vật thì cũng sẽ trở nên tàn nhẫn khi đối xử với người.” (Bài giảng về Đạo Đức Học, 1779)

Ngày xưa khi dạy con, tổ tiên chúng ta rèn tập cử chỉ, dáng điệu và lời nói. Chúng ta có châm ngôn “Học Ăn, Học Nói.” Cử chỉ dáng điệu khi ăn uống bày tỏ tư cách con người. Lời nói, các từ ngữ đem dùng, giọng nói nhanh hay châm, đều cho thấy giá trị người nói.

Trường học ở đây có những cố gắng dạy trẻ em về đạo lý, nhưng nhiều khi nền văn hóa thiên về cạnh tranh, thi đua, đến mức căng thẳng và kịch liệt, khiến người ta không chú ý đến ngôn ngữ từ ái nữa. Thử nghe câu chuyện “chiến dịch tấn công” hãng Gillette mà nhiều học sinh các trường tiểu học ở Mỹ đã được cách thầy cô khuyến khích.

Tại sao hãng Gillette bị các thiếu nhi tấn công? Hãng này dùng thú vật trong phòng thí nghiệm của họ để thử chất độc của các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Hãng này nổi tiếng với sản phẩm tiêu dùng như bọt cạo râu, thuốc gội đầu, bút và nhiều món hàng bán chạy cho đại chúng. Năm 1994 họ đã sử dụng 2,311 con chuột và 53 con thỏ trong việc thí nghiệm. Năm 1990 họ dùng 2,320 con chuột để thử các sản phẩm. Chẳng hạn họ nhỏ mực vào mắt con thỏ để xem chất độc tác dụng ra sao, và sửa chữa cách nào. Học cũng thử chất nước xóa mực trên giấy, nhồi vào bao tử chuộc để xem tác dụng và tìm cách chữa (Hãng Gil­lette sản xuất bút bi Paper Mate.)

Việc sử dụng xúc vật trong phòng thí nghiệm y khoa đã từng bị nhiều người phản đối, vì lòng nhân từ. Nhưng các nhà thương và các trường đại học y khoa có lý do cưỡng lại chiến dịch chống đối. Vì muốn thử thuốc để cứu người họ phải hy sinh một số thú vật. Nhưng dúng thú vật để thí nghiệm cho việc sản xuất các sản phẩm tiêu thụ, như thuốc gội đầu, kem bôi mặt, mực bút máy, thì khó bào chữa. Lý do duy nhất của nhà sản xuất là muốn tránh bị kiện thưa, đòi bồi thường. Thử tưởng tượng một thư ký bị mực bút làm mù mắt, hay một em bé lỡ uống lọ thuốc tẩy trên giấy (Liquid Paper,) nhà sản xuất sẽ tốn bạc triệu. Họ có cách nào khác để nhà sản xuất tránh các vụ kiện đó chăng?

Nhưng trước hết, “Hội đối xử nhân đạo với loài vật” – PETA, tức People for the Ethical Treatment of Animals – đã cung cấp cho các trường học ở Mỹ tài liệu về những vụ đối xửa dã man đối với loài vật trong các phòng thí nghiệm. Sau đó, các thầy và cô giáo từ Penn­sylvania, California, đến Florida, v.v… khuyến khích các trẻ em 12, 13 tuổi viết thư phản đối.

Mùa hè năm ngoái hãng Gillette đã nhận được hàng ngàn lá thư phản đối từ khắp nước Mỹ. Các em học sinh lớp sáu, lớp bảy đã động lòng trắc ẩn, lên tiếng kêu gọi công ty này ngưng các hành động tàn ác đối với súc vật.

Giáo dục lòng trắc ẩn cho trẻ em, đó là một điều đáng ca ngợi. Lòng trắc ẩn đối với loài vật sẽ tập cho trẻ em khởi sinh tình yêu thương đồng loại. Nhiều người nghĩ rằng các sinh vật cũng có quyền sống an lành, không khác loài người. Triết gia Emmanuel Kant không tin như vậy, ông cho rằng loài vật không có giá trị nào khác hơn là những phương tiện để phục vụ loài người. Nhưng chính Kant cũng khuyên người ta không nên hành hạ thú vật, “Kẻ nào tàn ác với thú vật thì cũng sẽ trở nên tàn nhẫn khi đối xử với người.” (Bài giảng về Đạo Đức Học, 1779)

Những thầy giáo, cô giáo ở Mỹ khuyến khích học sinh, cho bài làm ở nhà với đề tài viết thư phản đối một xí nghiệp hành hạ thú vật, đó là một hành động giáo dục tốt. Nhưng khi chúng ta đọc các lá thư đó, được trích đăng trên một tờ báo thì cảm tưởng tốt đó không còn nguyên vẹn.

Hãy đọc một em bé 12 tuổi, ở trường trung học Aprende, Arizona, viết cho ban giáo đốc hãng Gillette “Các ông bà sẽ cảm thấy thế nào nếu chính quý vị bị cạo lông, đốt da, bị làm mù mắt, và bị giết?” (như các con vật đem làm thí nghiệm.) Một học sinh 12 tuổi khác ở Niles, Illinois, viết: “Những người như các ông là bọn phẫu thuật gia bất nhân, tàn ác, lạnh lùng, không thể tưởng tượng nổi.” Em này được cô giáo cho điểm A+, cao nhất. Cô giáo em cũng thấy những chữ “cold-blooded, insen­sitive, cruel, unthinkable vivisectors” là rất nặng nề, nhưng cô cho rằng phải để cho các học trò cô nghĩ sao nói vậy.

Đây là một điều chúng ta khác với cô giáo này trong việc dạy trẻ em. Trẻ em có các cảm xúc, nhưng cũng phải tập tự làm chủ các cảm xúc của mình. Cảm xúc tự chủ được sẽ biểu lộ bằng sự kiềm chế trong ngôn từ. Trẻ em chúng ta cần biết động lòng trắc ẩn trước việc hành hạ súc vật, nhưng sẽ được khuyên không nên nói những lời có tính bạo động, như “cạo lông, đốt da,” giống như lời nguyền rủa người khác. Không nghĩ đến, nói đến sự bất hạnh của người khác để hả cơn giận dữ của mình. Đó là đức tự chủ, mà biểu lộ dễ dàng nhất là trong cách sử dụng ngôn ngữ. Ông cha chúng ta dạy “học ăn, học nói” chính là tập luyện tinh thần tự chủ để nâng cao tư cách con người.

Nhưng tập nói những lời từ ái cũng là tập lòng nhân. Chúng ta chỉ có thể thực hành đạo từ bi, bác ái nếu trong lòng trẻ em được tập nuôi dưỡng các đức từ bi, bác ái. Người ta không thể ngăn ngừa việc bạo hành bằng các ngôn từ cũng đầy tính chất bạo hành. “Một lời là một vận vào khó nghe.” Tập nói những lời từ ái là tập sống với lòng nhân. Đó là kinh nghiệm giáo dục mà tổ tiên chúng ta đã truyền lại.

Người Hoa Kỳ có thể khác chúng ta. Trước những lời lẽ có tính bạo hành, các cô giáo không thấy cần phải giúp học sinh sửa chữa ngay. Một bà hiệu trưởng ở Philadelphia chỉ tỏ ý tiếc rằng một học trò lớp sáu của bà đã dọa đặt bom nổ tại hãng Gillette. Em bé đó viết: “Tôi cảnh cáo các ông. Nếu các ông còn hành hạ thêm một con vật nữa, và nếu tôi khám phá ra, trong vòng một tháng sau lá thư này, tôi sẽ đặt bom nổ công ty các ông. Tái bút: Hãy coi chừng bị bắn từ phía sau lưng!” Em bé này chắc đã coi tivi nhiều phim bạo động lắm.

Chúng ta không muốn trẻ em trong gia đình chúng ta sử dụng lối ăn nói đó. Nếu có thì rất đáng lo ngại. Chúng ta cần cho các em nghe những lời từ ái, để tập nói những lời từ ái.

-------
Nguồn: https://www.bodhimedia.org

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập