Suy Nghĩ Nhanh Chiếc Bàn Thờ

Đã đọc: 1285           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phật giáo được cho là một tôn giáo có số lượng kinh điển nhiều nhất trong toàn bộ Kinh – Luật – Luận ( Tam tạng giáo điển), do vậy Phật giáo cũng có thể trưng lên chiếc bàn ba bộ kinh tượng trưng ấy để lòe mắt thiên hạ và để bắt mọi người lễ lạy âu cũng xứng đáng làm sao.

                        Trong nếp sống cộng đồng của người Việt Nam nói riêng và một vài nước Á Đông nói chung, truyền thống thờ kính chư Phật, thánh thần và những người thân trong gia đình luôn được gìn giữ cũng như thể hiện một cách rất thành kính.

                       Phật giáo ngay từ lúc du nhập đã nhanh chóng góp phần và nâng cao thêm ý nghĩa thờ lạy ấy mà không đánh mất đi giá trị chân lý của chính mình. Ngược lại, qua việc thờ  lạy luôn giúp  khắc sâu thêm  đạo nghĩa Tứ Ân làm trọng của mỗi một con người. Do đó,  những ai không biết thờ  kính tổ tiên đều không là  người của xứ sở, đất nước này. Thậm chí còn bị xem là thành phần  mất gốc, phàn bội nòi giống tổ tiên, ông bà mình.

                     Tham khảo qua nhiều tư liệu lịch sử, ai ai cũng đều hiểu rõ hình thức thờ tự, cúng bái luôn có ý nghĩa và giá trị tích cực nhất định trong đời sống . Ở đây, chỉ xin  nói  nhiều  đến chiếc bàn thờ . lâu nay  hẳn chúng ta thường được nghe nhiều  giảng sư  nói về  hình thức mỗi chiếc bàn thờ, các  hiện vật   được bày trên đó đều mang một ý nghĩa , thể hiện được  tinh thần “ Tam Giáo Đồng Nguyên’ rất rõ nét. Nho giáo, Lão Giáo và Phật Giáo. Vũ trụ vạn vật và tinh thần duyên sinh  cũng phàng phất qua  các  vật thể được trưng bày; từ  Trời Đất, Tam Đa, Tứ Tượng, Ngũ Hành cho đến  ý nghĩa hằng hữu  trong cuộc sống  với  vật chất duyên sinh  đất-nước-gió-lửa

                    Một bàn thờ được lập ra, tùy vào điều kiện và hoàn cảnh chung quanh, dù có bày biện đơn giản mấy cũng  đều đầy đù tinh thần hay ý nghĩa của nó : Một chiếc bàn thờ ! Ngoại trừ  những bàn thờ Phật, Bồ tát hoặc chư vị thánh thần trong các  Chùa, Miếu nghiêm túc và  bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình người Việt, thì  bàn thờ  dù chỉ có  một bát nhang, bình bông , dĩa trái cây và ba chung nước, thậm chí có thể thiếu một trong những thứ ấy củng không làm mất đi ý nghĩa của một bàn thờ. Mất hết tất cả, ít nhất  cũng chỉ là một cái lon sữa bò dùng để cắm nhanh vào, một bàn thở mà không có những thứ ấy thì sẽ không được gọi đó là bàn thờ , mà chì là chiếc bàn để  các vật dụng , lu hủ giày vớ, bình bông, nồi niêu, soong chão,  chén bát .v..v.. không hơn không kém mà thôi. Một lư hương – bát nhang luôn đóng vai trò chủ đạo trên một chiếc bàn thờ. Còn nhớ trước đây, khi ông trời phương Đông chúng ta bị ăn cắp lấy làm của riêng , nên khi nghe câu thành ngữ dân gian “ Chín phương Trời, mười phương Phật” thì  họ khó chịu và như căn bệnh  lấp liếm cố hữu, quyết không chịu thua bèn sáng tác ra  câu đáp rằng họ chỉ có 9 phương  con chừa 1 phương để đổ đồ dơ, chứ 10 phương hết còn đâu để đổ ? Tức thì, như chúng ta đã biết đã có câu  trả lời đích đáng từ phía những người  biết trân quý truyền thống  dân tộc  mà hình ảnh thắp nhang  trên một bàn thờ quan trọng, phải được bào vệ và gìn giữ. Thắp nhang trên một bàn thờ ý nghĩa đến chừng nào. Đến đây nhớ làm sao câu hát của cố nhạc sĩ Lê Thương ( 1914 – 1996 )”Lấy cây hương thật qúy, thắp lên thương tiếc chàng…” ( Trích Hòn Vọng Phu II – Ai Xuôi Vạn Lý . Mới thấy ý nghĩa của việc thắp  nhang trên một bàn thờ.

                    Phật giáo  được cho là một tôn giáo có số lượng kinh điển  nhiều nhất trong toàn bộ Kinh – Luật – Luận ( Tam tạng giáo điển), do vậy Phật giáo cũng có thể trưng lên chiếc bàn  ba bộ kinh tượng trưng ấy để lòe mắt thiên hạ và  để  bắt mọi người lễ lạy âu cũng xứng đáng làm sao. Nhưng xưa nay, dù ở quốc độ nào Phật giáo đến, cũng chưa thấy làm như thế vì sẽ bị cho là ngang ngược, xem thường  đạo nghĩa xã hội nơi mình đang hoằng hóa. Vì vậy, hòa nhập để tạo nên tin thần  Tam Giáo Đồng Nguyên tuyệt vời , được thể hiện rất rõ qua chiếc bàn thờ của người Việt hiện nay, và để từ đó cùng nhau  kiến lập  thêm các nghi lễ, đặt ra nhiều khuôn định  cho từng nhu cầu  tín hướng  của xã hội. các sách xưa như Văn Công Thọ Mai, Thọ mai Gia Lễ , và các tự liệu nghiên cứu lịch sử, trong đó có lễ Hội Đình Đám của Toan Ánh,  Lễ Hội Đình Miếu Nam Bộ của Sơn Nam..v…v…đã chỉ ra cho các thế hệ ngàn đời sau nhiều  ý nghĩa cần thiết phải nên gìn giữ.

                  Trong nghi lễ Phật giáo, ý nghiã lễ, lạy như thế nào hẳn nhiều  người cũng đã tường tận, ở đây chỉ xin nói đến lễ, lạy ở đình miếu, trong tang chế hay bàn thờ gia tiên ở nhà.  Trước hết cần phải phân biệt được Lễ, Lạy, Bái như thế nào và từng  cử chỉ ấy phải được dùng trong  lúc nào, hoàn cảnh nào. Trong các  lễ Kỳ Yên hay tế tự ở các ngôi Đình, ngôi Miếu thì thường  người ta dùng hình thức Bái là chủ yếu. Bái là hai bàn tay nắm vào nhau  chứ không chắp búp sen ( chắp tay ). Ở các đám tang cũng tương tự, nhất là  các sui gia đi tế nhau, họ chỉ Bái là chủ yếu. Xá là chắp tay  xá ( có  nơi gọi là vái ) chứ không  cúi xuống lạy. Hình thức chắp tay xá này ngày  trước ở Việt nam chúng ta, vào những năm đầu  thế kỷ 20, còn  giữ gìn mỗi khi chào nhau chứ không riêng gì phần lớn các nước Đông Nam Á chung quanh chúng ta ( xem và nghe  hầu hết các  tiểu thuyết của cụ Hồ Biểu Chánh ( 1885 – 1958 ) sẽ dễ dàng nhận thấy điều này ). Ngày nay hình thức chắp tay xá để chào nhau chỉ còn tồn tại và được gìn giữ trong các chùa chiềng Phật giáo chúng ta mà thôi. Về hình thức Lạy thì ngoài Lạy Lễ chư Phật, Bồ Tát, Thánh , Thần, Tổ Tiên hay  ông bà cha mẹ, chúng ta đều phải lạy phủ phục sát đất ( trong nhà Phật chúng ta gọi là “Đầu diện tiếp túc “). Đến  viếng đám ma cũng vậy , nếu người mất  lớn tuổi hơn mình vài tuổi trở lên thì phải lạy, và lạy mấy cái tùy theo  ý định của mình thí dụ như  mình sẽ đưa tang thì chỉ lạy  hai lạy, còn nếu lạy bốn lạy điều này có ý nghĩa mình không  trực tiếp đi đưa  được. Nếu người mất nhỏ tuổi hơn thì chỉ thắp nhang và xá vài xá chứ không lạy. Tất cà những hình thức lễ lạy như trên hoàn toàn không phải do từ Phật giáo mà ra nhưng tuyệt vời ở chỗ Phật giáo hoàn toàn không bị dị ứng  chút nào rồi ngạo mạng chỉ mặt đặt tên cho tất cả đều là …ma quỷ !

                  Chiếc bàn thờ, dù trong hoàn cảnh  nào cũng không hề mất đi ý nghĩa hay giá trị nếu tuân thủ ít nhất một vài điều kiện của một chiếc bàn thờ, để trở thành  nơi thiêng liêng nhất. Hãy nhìn đi, trong  hoàn cảnh  phải chịu cách ly trong các nơi phòng chống dịch Covid 19, nghe tin Cha, Mẹ hoặc chồng mất, các bệnh nhân đã lập vội chiếc bàn thờ nhờ sự hỗ trợ tận tình của  của  BCH, rồi cũng được  những  người chung  khu cách ly đến thắp nhang, chia buồn. Những hình ảnh  chiếc bàn thờ khi ấy mới  ý nghĩa và thiêng liêng đúng thực giá trị của chiếc bàn thờ. Thử đặt một giả dụ: nếu trong khu cách ly ấy, một người cũng lập chiếc bàn thờ mà trên đó chỉ là  bông hoa đơn điệu rồi gọi rằng đó là bàn thờ Cha hay Mẹ tôi thì  nó lạnh lùng, xa lạ và vô cảm đến mức nào !( Xin xem thêm  vài ảnh  như thế trong các khu cách ly ).

-         Bàn thờ cha anh Hà Văn Dũng trong khu cách ly Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

-         Bàn thờ cha anh Trần Đình Sỹ trong khu cách ly BCHQS Đà Nẵng.

-         Bàn thờ chồng chị N.T.M trong khu cách ly, khu A , KTX ĐHQG. Tp/HCM.

                   Nếu hơn hai ngàn năm qua Phật giáo không hòa nhập và un đúc, hình thành nên nếp sống dân tộc Việt này, để rồi ngày nay, trên bàn thờ gia tiên, ông bà , cha mẹ hoặc người thân vừa mới mất, không có nhang đèn, hương hoa và nhất là  trưng tấm bảng  ‘xin miễn thắp nhang và lễ lạy” …thì có lẽ  không có con số  hai ngàn năm đó và  trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc mình, Phật giáo V.N vẫn luôn là một tôn giáo bị xem là  đứng ngoài vận mệnh dân tộc , luôn  đi ca ngợi  và nuôi dưỡng  ý đồ  mất gốc, phản dân tộc. Thấy gì không khi đứng trước  một “ bàn thờ” có tấm bảng ghi dòng chữ ngạo nghễ ấy mà những người  đến viếng vẫn quen  nếp xưa: chắp tay !

Bàn thờ cha anh Trần Đình Sỹ trong khu cách ly BCHQS Đà Nẵng



Bàn thờ cha anh Hà Văn Dũng trong khu cách ly Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.


Bàn thờ chồng chị N.T.M trong khu cách ly, khu A , KTX ĐHQG. Tp/HCM


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập