Một cây ngay đã về với trời

Đã đọc: 1819           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Cách đây chừng hai tiếng đồng hồ, trong cảnh mưa lất phất, tôi lục sổ tay và thấy số điện thoại của một người quen cũ: thầy Nguyễn Trọng Nhựt – phục vụ thâm niên ở văn phòng Trường THPT Tắc Vân, Cà Mau. Thế là có một cuộc gọi xúc động sau mấy năm không gặp. Vô thường. Tóc thầy đã bạc, không còn uống cà phê nóng ở quán cũ của Chị Út ở chân cầu Đúc, một trường học mới đã xây xong, cháu ngoại của thầy đã bốn tuổi và, “bác bảy Minh Quang đã mất rồi!”, tôi thảng thốt nắm chặt chiếc điện thoại di động trong tay mình....

Bác bảy hiền từ, đức độ ở chốn ấy, vùng ngoại ô thành phố Cà Mau. Được bác thương, thường xuyên chuyện trò, tôi hiểu bác nhiều. Nghề ảnh ăn sâu thành nghiệp với bác từ niên thiếu khi Cà Mau mới có vài hiệu ảnh và nói chung, Nam Kỳ lục tỉnh cũng không có nhiều. Học nghề, thành nghề, rồi vào bưng biền kháng chiến chống thực dân Pháp cũng với nghề ảnh, trong ban tuyên huấn Khu 9. Bác  kể tôi nghe một loạt tên tuổi những người cùng thời, có cả những vị tướng! Ra thành, lại lăn vào nghề ảnh, mở được tiệm, lập thân lập nghiệp có uy tín lớn thành danh “bác bảy chụp hình” và “ông bảy từ thiện”.

Bác bảy không giàu, cần lao nhẫn nại và giỏi nghề chỉ đủ lo cho gia đình. Nhưng bác luôn có cách làm từ thiện từ những năm tháng khói lửa chiến tranh bằng cách sử dụng uy tín để vận động các mạnh thường quân gần xa lập ra hội xe nhà giàn hỗ trợ tang gia hộ nghèo theo quan niệm: nếu muốn làm phước không gì phước hơn việc ấy, lo cho người ta cái lễ cuối cùng và chiếc hòm – cỗ hậu sự khi kết thúc cuộc sống.

Chính vì bác làm từ thiện chu đáo quá, nhiệt thành quá, mấy chục năm nhắc lại không giở sổ sách mà nhớ rõ mua bánh xe này bao tiền, ai góp vào bao nhiêu, hộ nào ở đâu được hỗ trợ, có cho thêm gạo hay không... mà người người tin cậy chung tay lo làm phước với bác bằng đồng tiền mồ hôi. Hội xe nhà giàn lấy hết của bác thời gian rỗi ngoài làm nghề, kể cả khi chiến tranh kết thúc và cho đến cuối đời.... Bao nhiêu chiếc quan tài miễn phí, bao nhiêu ký lô gạo, bao nhiều cảnh tang gia bối rối được giúp đỡ.. Thực sự là con số rất lớn, có hình ảnh người đàn ông khiêm cung, hiền từ và cần mẫn Nguyễn Minh Quang.

Bác bảy chỉ cho tôi những yếu quyết trong nghề ảnh và cả sự tế nhị khi sử dụng hình ảnh trên báo chí theo cách nôm na nhất có thể, đó là ơn.

Xa Tắc Vân, thỉnh thoảng gọi điện thăm bác, có lần viết bài về hội xe nhà giàn của bác được , tôi gửi mail cho thầy Trọng Nhựt để báo cho báo biết..     Khi rời nơi ấy, bác bảy đã già nhiều, nhưng hôm nay, nghe thầy Nhựt báo tin buồn, tôi thảng thốt lắm, không dám tin. Bác mất đã nửa tháng rồi....

Một con người như thế đã ra di, một cây ngay trong khu rừng đã về với trời trong niềm thương tiếc của bao phận nghèo.

Đến Tắc Vân (Cà Mau), hỏi bác bảy Minh Quang không ai không biết.

Bác ơi!

_Bạc Liêu, 10/05/2016_

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập