Câu Hồn – Hạnh Phúc Trái Chiều

Nhà Phật dung chứa trong bữa chay và chế độ, cách thức thọ trai ý nghĩa nhân văn sâu sắc và tinh thần từ bi bao la, không sát sanh, không nuôi thân mạng mình bằng sự hy sinh và đau đớn của muôn loài.
Ngày trước tôi có biết câu cá, vừa thú vừa có thức ăn. Quê tôi có cả vùng nước ngọt trồng lúa và khu vực nuôi tôm nước mặn, mỗi nơi lại có thể câu các loại cá khác nhau. Hồi trước có lần bạn trên Sài Gòn, làm ở một tòa báo, thích miền Tây, cứ kêu tôi viết kể về chuyện câu cua bắt cá “ở dưới” và tôi có viết, bạn ấy đọc cứ ồ lại à suốt...
Câu cá, quả thực, dưới góc độ nào đấy, có cái thú. Công việc bắt đầu từ lúc tìm trúc để trọng cần câu sao cho dẻo, độ cong đạt yêu cầu và đẹp nữa. Rồi gọt ngọn trúc ấy sao cho trơn mắc. Ra chợ mua nhợ (chỉ) và lưỡi câu. Chưa, còn đi tìm mồi, sắm giỏ tre đựng cá. Đường ra cánh đồng nước ngọt xanh màu lúa và rợp bóng cò còn gì hay hơn, rồi nhẫn nại ngồi trong bóng râm rặng tre rặng chuối mai phục những đà cá. Cảm giác giật cần câu khi cá đớp mồi và nhìn chú cá quẫy đuôi thực .. sướng, đó là câu cá rô, cá lóc...
Câu kiều nhiêu khê hơn: chặt tre trúc thành những đoạn ngắn, cột chỉ câu chính giữa, bắng vào những cánh đồng lúa, vạch thân lúa cho trống chỗ và “quậy vùng” để thả câu. Thanh trúc (tre) ngắn nổi phều trong lúa xanh, dây câu ngắn thả bên dưới. Cứ qui ước riêng mà thả câu sao cho sáng mai ra “thu hoạch” biết đường mà mò và.. sáng sớm hãy còn sương lạnh, ra đồng lần theo lối cũ thăm câu. Câu kiều đặc biệt nhất chính là cá hay lươn ăn mồi quấn chặt vào thân lúa, gặp rắn nước còn còn quấn ghê hơn, tháo xong lấy cần câu lên thiếu điều hy sinh bụi lúa, chính vì thế có chủ ruộng không cho câu. Thăm câu kiều hồi hộp, đến “vùng” mà thấy mất cần câu y như rằng cá hay lươn kéo đâu đó, tìm kiếm và..hy vọng!
Câu có bóng cát trong vuông tôm cũng mê, cắm câu xong, theo mương nước, quay lại đã thấy cần câu nghiêng nghiêng do cá đã ăn mồi! Nhất là khi có mưa lâm râm, cá bóng ăn rất dữ, mười cần dính hết chín!
Đó là “thú” câu cá ở quê tôi, bây giờ người ta quản lý hết trọ, không còn chuyện đi câu “tự nhiên” như ngày trước, muốn câu cá cũng không hề dễ.
Trong công viên thị xã có một cái hồ rộng lắm, thêm hai hồ nước nhỏ, độ sâu kha khá. Hôm qua thấy chú thanh niên trầm tư ôm cần câu và khi giật được chú cá nho nhỏ đã khoái trá tương tự cách thi sĩ gieo được vần thơ hay! Tôi đùa: dướng nhé! Chú ấy đáp: câu hồn mà chú. Câu hồn là sao? Chú ấy giải thích và tôi hiểu ngay: à, câu phục vụ nhu cầu tinh thần là chính, cảm thấy tự tin, vui thú khi cá đớp mồi, câu không vì nhu cầu kiếm thực phẩm hay bán buôn gì, tài tử ấy mà. Và tôi chợt chạnh lòng: người ta xem việc tóm được chú cá, một sinh linh cụ thể dưới mắt nhà Phật, có luân hồi và nhân mạng, giẫy giụa đau đớn và tuyệt vọng là thú vui, phục vụ nhu cầu tinh thần: CÂU HỒN. Ngày trước tôi cũng vậy...
Câu cá, được cá, xẻ thịt chúng và ăn, đấy là sát sanh hoàn chỉnh từ A đến Z. Nếu xuất phát từ quan điểm nhà Phật cho rằng chỉ riêng việc khởi nghĩ đến sát sanh đã là tội trọng thì câu cá thực sự không hề là tội nhẹ hay bình thường theo quan niệm vật dưỡng nhơn. Đằng này người ta coi câu bắt cá là cái thú, tương tự thú sắn bắn trong rừng thợ săn phấn khích tột độ khi thú trúng tên hay sa bẫy. Tâm thức người trong cuộc có vấn đề, nếu so với thú tính giết người tìm khoái lạc với những nhân cách biến thái trong những vụ án kinh điển được giảng dạy trong môn tội phạm học thì là so sánh hơi xa xôi, nhưng chính cái thú và niềm ham thích nhìn cá quẫy trong lưỡi câu đã nuôi mầm cho những gì lớn hơn trong tương lai... Có lần được đọc ý Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảm thán về thảm trạng chiến tranh giết chóc triền miên trên thế giới và thấy thấm thía: Thiền sư cho rằng để hiểu căn nguyên của nạn binh đao hãy vào quán nhậu nghe tiếng kêu thét của thú rừng (đại ý), sự dã man từ đấy...
Nhà Phật dung chứa trong bữa chay và chế độ, cách thức thọ trai ý nghĩa nhân văn sâu sắc và tinh thần từ bi bao la, không sát sanh, không nuôi thân mạng mình bằng sự hy sinh và đau đớn của muôn loài. Mùa nhập hạ còn nói nhiều hơn về tinh thần ấy, “người ta” sợ giẫm đạp côn trùng.... Người tu chân chính và có hiểu biết đầy đủ coi việc thọ trai là nhân duyên lớn, hạnh phúc và khởi nguồn an lạc cho thân và tâm. “Người ta” chế biến, thọ trai và ban phát thức ăn chay theo cách thiêng liêng không thuần chỉ là ẩm thực nuôi sống. Người con Phật thấy hạnh phúc trong sự không sát sanh, không phạm đến sự sống và hạnh phúc muôn loài.
Nhưng có người, như tôi ngày trước và chú thanh niên trong công viên chạy qua, tìm thấy hạnh phúc, niềm “hỷ lạc” giả tạm và tai hại trong sự đau đớn của loài vật qua cách diễn đạt bay bướm và “phong cách”: CÂU HỒN.
Mong sao thú vui này không “được” tôn vinh, cổ xúy vì ít ra dưới mắt Phật giáo, đấy là tội từ tâm đến hành vi. Về mặt xã hội học đời thường, người tìm thấy thú trong hành vi câu cá có lẽ không hứa hẹn nhân cách thiện nhiều hơn mọi người.
CÂU HỒN, nghe mà rùng mình...
- Ngôn ngữ từ ái Chân Văn Đỗ Quý Toàn
- Âm vang mùa hạ Lam Khê
- Bụi đời trong mắt tôi HT. Thích Thái Hòa
- Cuộc sống tỉnh biên giới làm dâng trào cảm xúc của gần 30 văn nghệ sĩ TP HCM Thắng Trân
- “Nick Vujicic Việt Nam” chỉ các bạn trẻ cách vượt qua biến cố, lan tỏa từ tâm Thắng Trân
- Hệ số bảo hiểm của...người tu ! Thành Công
- Cảm nghĩ ngày Phật Đản 2560 - 2016 Mặc Phương Tử
- Thông tin mới nhất về dinh dưỡng cho các bác sĩ Tường Anh chuyển ngữ (Nguồn: Thư viện Hoa Sen)
- Nghiệp và điện thoại thông minh - Quan Điểm Phật Giáo về việc sử dụng kỹ thuật như thế nào? Sakyong Mipham Rinpoche - Chuyển ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Ánh trăng chân phúc T.K Thiện Hữu
- Thiên nhiên thanh khiết T.K Thiện Hữu
- Những Trái Tim Nhân Ái T.K.Thiện Hữu
- Giới Luật và Pháp Luật Nguyễn Thành Công
- Chồng ngoại tình được nhà Phật ví như kẻ sát nhân Ngân Khánh
- Bình Định Quê Hương Tôi Thích Nhật Tân Mặc Giang
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Thăm chùa Từ Thuyền, Sóc Trăng
- Một sáng ở ngôi chùa ven đê biển Gành Hào
- Những người không có Tết
- Những thùng từ thiện ở bệnh viện đa khoa thị xã Giá Rai
- Thiền viện Thường Chiếu (Đồng Nai) trọng thể kỷ niệm giỗ thứ 44 Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
- Lễ giỗ cố HT.Thiện Hoa tại thiền viện Thường Chiếu
- Tìm mình qua lời pháp của Thượng tọa Thích Thanh Phương
- Nghĩ về nghiệp bút thời nay
- Ngũ giới
- Một Sư Cô gieo từ tâm ở Thào Lạng, Bạc Liêu
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)