Ba Cách Nhìn Khác Nhau Về Bố Tôi

Đã đọc: 1528           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Source-Nguồn: www.shindharmanet.com (Three Views Of My Father - Dr. Nobuo Haneda)

Tiến Sĩ Nobuo Haneda, là nhà văn, và là giảng viên, Giám đốc Của Viện Phật Giáo Maida tại thành phố Berkeley, Tiểu Bang California.

 

PHẦN GIỚI THIỆU

 

Nhờ sự hiểu biết của tôi về Đạo Phật, quan điểm của tôi về bố tôi đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Tôi có thể nói rằng, tôi đã nhìn bố tôi bằng ba cách khác nhau, trong ba giai đoạn khác nhau của cuộc đời tôi.

 

Lần đầu tiên, tôi nhìn bố tôi như là đối tượng của sự thù ghét của tôi.

 

Lần thứ nhì, tôi nhìn bố tôi như là đối tượng của lòng từ bi của tôi.

 

Lần thứ ba, tôi nhìn bố tôi như là đối tượng của lòng biết ơn của tôi.

 

Trước khi tôi thảo luận về ba quan điểm của tôi về bố tôi, hãy để tôi nói về hoàn cảnh của gia đình tôi, vì điều nầy không thể thiếu trong cuộc thảo luận nầy.

 

BỐI CẢNH CỦA GIA ĐÌNH TÔI

 

Tôi sinh ra ở Nagano, Nhật Bản, trong một gia đình không được bình thường. Bố tôi đã ly dị vài lần, khi tôi còn bé. Lần ly dị đầu tiên, diễn ra khi tôi vừa mới một tuổi. Bố tôi lập gia đình lần nữa, vào lúc tôi lên năm tuổi. Nhưng cuộc hôn nhân thứ nhì của bố chỉ kéo dài được hai năm. Như vậy, cuộc hôn nhân nầy kết thúc khi tôi lên bẩy tuổi. Đó là lần thứ nhì bố tôi ly dị. Sau đó, bố tôi lập gia đình lần nữa, khi tôi được mười hai tuổi.

 

Khoảng năm mươi hoặc sáu mươi năm trước kia, tuy có những vụ ly hôn diễn ra, nhưng ly hôn là một chuyện hiếm hoi xảy ra ở Nhật Bản. Lúc cuộc ly hôn xảy ra, người Nhật giữ bí mật về chuyện nầy. Bởi vì ly hôn là một chuyện làm cho gia đình xấu hổ, cho nên người ta phải dấu giếm. Người ta sống như thể chuyện nầy chưa bao giờ từng xảy ra. Không ai nói với tôi bất cứ điều gì về mẹ ruột của tôi. Vì vậy, khi lớn lên tôi không biết gì về mẹ tôi, tôi không biết ngay cả tên của mẹ tôi là gì. Bởi vì, bố tôi đã hủy bỏ tất cả hình ảnh của mẹ tôi, cho nên tôi cũng không biết mẹ tôi đẹp xấu như thế nào. Tôi và người anh trai tôi có cùng một mẹ. Anh tôi và tôi chưa bao giờ nói với nhau về chuyện bố tôi ly dị, và không bao giờ nói về mẹ ruột của chúng tôi.

 

Vì vậy, khi tôi đến Hoa Kỳ năm tôi hai mươi lăm tuổi, tôi rất ngạc nhiên vì nhiều người Mỹ đã rất cởi mở về chuyện ly hôn. Thậm chí trong những lần tôi gặp họ lần đầu tiên, họ đã nói cho tôi biết về chuyện ly hôn của họ. So với người Nhật, người Nhật cảm thấy xấu hổ về chuyện ly dị, và họ giữ bí mật về chuyện nầy, trong khi đó, một số người Mỹ dường như có vẻ khoe khoang về chuyện ly hôn của họ. Dù sao đi nữa, chuyện ly hôn của bố tôi là một gánh nặng tâm lý nặng nề cho tôi, trong thời kỳ thơ ấu, và trong thời kỳ niên thiếu của tôi.

 

SỰ THÙ GHÉT CỦA TÔI ĐỐI VỚI BỐ TÔI

 

Sau khi kể với bạn về hoàn cảnh của tôi, hãy để tôi nói về quan điểm đầu tiên của tôi về bố tôi như là đối tượng của sự thù ghét. Bởi vì các cuộc ly dị của bố tôi, tuổi thơ của tôi nói chung là tăm tối. Tôi là người mồ côi mẹ, trong những năm đầu của thời thơ ấu. Vì vậy, tôi đã ghen tỵ với bạn tôi là những người có mẹ. Nhưng chuyện không-có-mẹ không phải là vấn đề duy nhất mà tôi có. Thật ra, chuyện mồ côi mẹ lại là chuyện tốt cho tôi. Khi bố tôi lập gia đình lần nữa, lúc ấy tôi lên năm tuổi, tâm trí tôi đã bắt đầu bị tổn thương, bởi vì sự cãi cọ liên tục giữa bố tôi và người mẹ mới của tôi. Người mẹ mới của tôi có người con gái riêng từ cuộc hôn nhân trước kia của bà, và bà mang theo người con gái nầy khi bà dọn đến nhà chúng tôi. Người con gái nầy lớn hơn tôi vài tuổi. Vì vậy, khi bố tôi lập gia đình lần nữa, tôi đã có thêm người mẹ mới, và người chị gái mới.

 

Thật là chuyện không may cho tôi, vì người mẹ mới của tôi đã không quan tâm nhiều đến tôi. Tuy nhiên, tôi không thể trách cứ bà đã không yêu thương tôi, bởi vì, vào lúc đó, tôi là một chú bé không ai kiểm soát được, tinh nghịch, và táo bạo nhất của Nhật Bản. Nhưng vì tình thương yêu mà bà chỉ dành cho cô con gái riêng của bà, cho nên, đã có nhiều cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ giữa chị em tôi, và những cuộc cãi cọ không ngừng nghỉ giữa bố mẹ tôi. Vì thế, cuộc hôn nhân thứ hai của bố tôi chỉ kéo dài được có hai năm.

 

Lúc bố tôi lập gia đình lần nữa, vào năm tôi mười hai tuổi, tôi lại nhìn thấy những cuộc cãi cọ liên tục giữa bố tôi và người mẹ mới của tôi. Vì vậy, khi tôi bắt đầu lên học trung học cấp 2 và cấp 3, tôi thật sự đã chán ngấy những cuộc cãi vã của họ, và tôi cũng chán ngấy luôn với các cuộc sống hôn nhân nói chung. Vào thời điểm nầy, tôi tự hỏi tại sao người ta lại lập gia đình làm gì. Tôi đã nói với chính tôi nhiều lần, cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa, tôi cũng chẳng bao giờ kết hôn. Đó là quyết định chắc chắn của tôi. (Nhưng sau đó tôi đã lập gia đình. Cho nên, bạn biết rằng quyết định chắc chắn của tôi, cũng chẳng vững chắc gì cả.)

 

Bởi vì, có nhiều chuyện đau khổ xảy ra trong thời thơ ấu của tôi, cho nên, tôi thường tự-thương-hại tôi rất nhiều lần. Tôi đã nghĩ rằng, chỉ một mình bố tôi là người đã gây ra mọi sự khổ đau cho tôi. Tôi cũng đã nghĩ rằng, bố tôi phải chịu trách nhiệm về sự ích kỷ của bố. Vì vậy, tôi đã đổ lỗi cho một mình bố tôi. Trong thời niên thiếu của tôi, tôi bắt đầu thù ghét bố tôi, và sự thù ghét nầy lên tới cao độ khi tôi bắt đầu vào học trung học.

 

LÒNG TỪ BI CỦA TÔI VỚI BỐ TÔI

 

Bây giờ hãy nói về quan điểm thứ nhì của tôi về bố tôi, như là đối tượng của lòng từ bi của tôi.

 

Khi tôi còn học trung học, tôi bắt đầu đến tham dự tại một nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Tôi đến tham dự nhà thờ vì một giáo viên Thiên Chúa Giáo, người đã dạy tôi ở trường trung học cấp 2, có ấn tượng sâu sắc với tôi. Tôi đã tham dự tại nhà thờ mà ông là một thành viên. Sinh hoạt mới mẻ nầy của tôi có thể bắt nguồn từ những cảm giác buồn rầu, và khó chịu, mà tôi đã trải qua trong lúc đó, mặc dù tôi đã không nhận thức được chuyện nầy.

 

Khi giáo viên Thiên Chúa Giáo nầy dạy cho chúng tôi ở trường trung học cấp 2, Thầy luôn khuyến khích chúng tôi đọc truyện văn học cổ điển. Thầy thường nói với chúng tôi, "Đừng đọc những cuốn sách bán chạy nhất của thời đại chúng ta! Những cuốn sách nầy có thể đang phổ biến hiện nay, nhưng chỉ trong vòng một vài năm sau, mọi người sẽ không còn để ý đến chúng nữa. Các em hãy đọc những cuốn sách đã được tồn tại qua thời gian." Thậm chí, Thầy còn viết ra một danh sách những cuốn sách mà Thầy đề nghị cho chúng tôi đọc. Do ảnh hưởng của Thầy, tôi bắt đầu đọc sách lúc tôi còn đi học ở trường trung học. Khi tôi đọc cuốn sách một trăm truyện ngắn được chọn lựa bởi Somerset Maugham, tôi vô cùng xúc động bởi một câu chuyện được viết bởi Leo Tolstoy, "Cái Chết Của Ivan Ilych". Vì vậy, khi tôi bắt đầu đến tham dự tại một nhà thờ Thiên Chúa Giáo, tôi bắt đầu đọc Tolstoy, đặc biệt là những tác phẩm tôn giáo của ông. Lúc nầy tôi đã hoàn toàn bị mê hoặc bởi Tolstoy, cho nên, sau khi tốt nghiệp trung học, tôi đã đến Tokyo, học tiếng Nga trong trường đại học.

 

Sau đó, vào những ngày tháng trong năm cuối cùng của bậc đại học, tôi đã tình cờ đọc một bài bình luận về Faust, được viết bởi Shuichi Maida. Trước đó, tôi chưa bao giờ nghe nói về Maida. Nhưng khi tôi đọc cuốn sách, tôi đã vô cùng xúc động bởi những gì ông viết trong cuốn sách. Maida là một Phật Tử, và ông đã bình luận ​​về Faust qua một quan điểm Phật Giáo. Qua Maida, tôi đã bắt đầu quan tâm đến Phật Giáo.

 

Sau khi tôi bắt đầu nghiên cứu về Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo, quan điểm của tôi về bố tôi dần dần thay đổi. Qua những lời giảng dạy, mà tôi học hỏi từ hai tôn giáo nầy, sự thù ghét của tôi đối với bố tôi dần dần đổi sang lòng từ bi. Trước khi tôi nghiên cứu về tôn giáo, tôi thường tự-thương-hại tôi rất nhiều lần, vì tôi nghĩ rằng, chỉ có một mình tôi là nạn nhân của sự bất hạnh. Nhưng dần dần, tôi bắt đầu nghĩ rằng bố tôi cũng là nạn nhân của hoàn cảnh bất hạnh. Tất nhiên, tôi không có gì nghi ngờ là bố tôi phải chịu trách nhiệm về các cuộc ly dị của bố. Nhưng tôi đã nhận ra rằng, có rất nhiều điều kiện khác đã đóng góp thêm vào. Thí dụ, như chuyện ông bà nội tôi, đã cùng sống chung với chúng tôi. Bởi vì, bố tôi là con trai trưởng, bố tôi đã phải sống với bố mẹ của mình. (Ở Nhật Bản người con trai thường thường sẽ là người chăm sóc cho bố mẹ.) Mặc dù, ông nội tôi là một người dễ thương, nhưng bà nội tôi là một trong những người khó khăn nhất trên thế giới. Bà là con gái duy nhất của gia đình Haneda, là một trong những gia đình giàu có nhất trong thành phố. Bởi vì bà nội tôi là người con gái duy nhất, cho nên ông nội tôi đã được sáp nhập vào làm con nuôi của gia đình Haneda. Bà nội tôi luôn luôn có một vài người giúp việc trong nhà. Bà nội tôi là một người hoàn toàn hư hỏng, và ích kỷ.

 

Trong hoàn cảnh nầy của gia đình tôi, bất kỳ người phụ nữ nào kết hôn với bố tôi, sẽ có một thời gian khó khăn với mẹ chồng, là người mà đang sống trong cùng một nhà. Để làm cho vấn đề nầy tồi tệ hơn, ba chị em của bố tôi, ba cô dì của tôi, cũng sống gần nhà của chúng tôi. Ở Nhật Bản, chị-em-chồng, hoặc anh-em-chồng thường gây ra nhiều vấn đề cho người vợ mới cưới. (Tại Nhật Bản, họ được gọi là "những người bên-nhà-chồng nhỏ bé, và hung dữ".) Như vậy, đối với những người vợ của bố tôi, ba chị-em-chồng đã không làm cho điều kiện sống chung dễ dàng hơn.

 

Bằng cách này, tôi dần dần có được cái nhìn sâu sắc, về những hoàn cảnh khó khăn mà đã gây ra các cuộc ly dị của bố tôi. Tôi nhận ra rằng, bố tôi không phải là nguyên nhân duy nhất. Mà còn có rất nhiều nguyên nhân khác nữa.

 

Đại Sư Tannisho Shiran (Thân Loan) nói rằng, "Vì có nhiều điều kiện rõ ràng đã xảy ra, cho nên, tôi đã làm nhiều chuyện tốt xấu khác nhau." Khi tôi đọc những dòng chữ nầy, tôi nghĩ rằng đây là sự thật. Tôi nghĩ rằng, "Đúng rồi, nếu tôi ở trong hoàn cảnh của bố tôi, tôi cũng làm những chuyện tương tự; tôi đã không thể làm gì khác hơn được, ngoại trừ sự ly dị. Tôi có gì tốt đẹp hơn bố tôi không? Tôi là ai, mà có thể phán đoán bố tôi? Tất cả mọi hành động của con người gây ra là do điều kiện. Mọi người đều yếu đuối, và có thể sai lầm."

 

Suy nghĩ theo cách nầy, phần lớn là qua những lời giảng dạy của Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo, tôi dần dần ngừng đổ lỗi cho bố tôi là nguyên nhân duy nhất tạo ra sự bất hạnh của tôi. Tôi bắt đầu cảm thấy lòng từ bi, hoặc là lòng thương hại, đối với bố. Đây là quan điểm thứ nhì của tôi về bố tôi.

 

LÒNG BIẾT ƠN CỦA TÔI ĐỐI VỚI BỐ TÔI

 

Bây giờ hãy nói về quan điểm của tôi về bố tôi, như là một đối tượng của lòng biết ơn của tôi. Bốn năm trước đây, khi tôi về thăm Nhật Bản, bố tôi đã bệnh nặng, sắp mất. Chuyện nầy giống như là bố tôi chờ đợi tôi đến, trước khi bố mất. Lúc đó, thân thể bố tôi đã có đầy đủ các loại bệnh tật. Bố lúc ấy, chỉ còn nằm trên giường. Bố không nói được nữa. Bởi vì bố không thể tự ăn uống lấy một mình, cho nên, bố cần có người giúp cho bố ăn uống. Trong tuần lễ cuối đời của bố tôi, tôi đã ngồi kề bên giường bố, và tôi đã đút thức ăn thức uống cho bố. Mặc dù bố không nói được, nhưng bố có thể nghe, và hiểu những gì người khác nói. Gương mặt bố tôi trông thật buồn rầu, và chán nản. Bố chẳng còn cười được nữa. Bố chẳng hề tỏ ra, có bất kỳ cảm giác ấm áp nào, đối với ai cả.

 

Suốt cuộc đời bố tôi, bố chỉ có một lòng thù ghét tôn giáo mà thôi. Khi tôi bắt đầu đến tham dự tại nhà thờ Thiên Chúa Giáo, vào thời kỳ tôi còn học trung học, bố đã cố gắng ngăn cản tôi tham dự. Cho đến bây giờ, tôi hãy còn nhớ mắt bố đẫm lệ, bố cố gắng nói với tôi rằng, là một thanh niên trẻ, tôi không nên bị ảnh hưởng bởi những giáo điều hạn hẹp. Lúc tôi bắt đầu nghiên cứu Phật Giáo, bố thường nói với tôi rằng, bố không hiểu tại sao tôi lại thích học hỏi về Đạo Phật. Đối với bố, tất cả các tôn giáo chỉ là những chuyện mê tín dị đoan.

 

Sau khi bố tôi qua đời, tôi suy nghĩ về tất cả những chuyện đã xảy ra giữa bố và tôi. Tôi đã ngẫm nghĩ về bố, bố là người có ý nghĩa gì trong cuộc đời tôi. Sau đó, tôi không thể nào không cảm thấy, lòng biết ơn sâu sắc của tôi đối với bố tôi.

 

Tất cả các chuyện đáng buồn đã xảy ra trong cuộc đời tôi - thí dụ như những điều tôi thù ghét, và những điều tôi lên án - đã trở thành đối tượng của lòng biết ơn của tôi. Chuyện bố đã có vài cuộc ly dị, cũng đã trở thành đối tượng của lòng biết ơn của tôi. Chuyện bố có nhiều cuộc cãi cọ với những người vợ của bố, cũng đã trở thành đối tượng của lòng biết ơn của tôi. Chuyện bố đã chỉ trích sự quan tâm của tôi về tôn giáo, cũng đã trở thành đối tượng của lòng biết ơn của tôi. Ngay cả phương cách bố mất, gương mặt bố trông thật buồn rầu, và chán nản, và bố chẳng hề tỏ ra, có bất kỳ cảm giác ấm áp nào, đối với ai, ngay cả tôi, cũng đã trở thành đối tượng của lòng biết ơn của tôi.

 

Tôi nghĩ rằng, đây là các điều kiện không thể thiếu trong cuộc đời tôi. Tất cả những điều bố làm, hoặc không làm, chính là sự giảng dạy có giá trị, và mạnh mẽ, đối với tôi. Nếu không có các điều nói trên, tôi đã không quan tâm đến Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo. Tôi đã nợ bố rất nhiều, để tôi có được, như ngày hôm nay.

 

Các vị Thầy Phật Giáo thường dạy chúng ta rằng, nếu chúng ta thật sự hiểu biết về Phật Pháp, chúng ta phải đánh giá cao về tất cả mọi người. Chúng ta phải nghĩ rằng, những người chúng ta thương yêu, thù ghét, tôn trọng, hoặc khinh thường, trong cuộc đời chúng ta, họ thật sự chính là các vị thầy giáo (hoặc là các vị Phật) hóa thân; họ đã xuất hiện trước mắt chúng ta, để hướng dẫn chúng ta đến với Phật Pháp. Tôi đã suy nghĩ về tính trung thực của sự giảng dạy nầy.

 

Trong những cuộc hội thảo về Phật Giáo, tôi thường nghe những phụ nữ Phật Giáo nói về sự chuyển hóa tinh thần mà họ đã kinh nghiệm, qua các mối quan hệ khó khăn của họ với mẹ chồng. Những người phụ nữ nầy, nói rằng họ đã gặp nhiều khó khăn với mẹ chồng của họ. Họ thường xem mẹ chồng là "những con ma hung dữ", và đôi khi họ mong muốn giết chết mẹ chồng của họ. Nhưng khi họ có được cái nhìn sâu sắc về Phật Pháp, họ nói rằng những kinh nghiệm khó khăn của họ về mẹ chồng, cho phép họ quay về Phật Pháp, và đánh giá cao về Đạo Phật. Trong buổi hội họp về Phật Pháp, họ nói rằng nhờ có sự liên hệ khó khăn với mẹ chồng, mà họ đã có được sự hạnh phúc, ngày hôm nay. Họ còn nói rằng, mẹ chồng của họ chính là những vị Phật hóa thân, xuất hiện trên đời nầy để hướng dẫn họ đến với Phật Pháp.

 

Gần đây, tôi xem môt chương trình truyền hình Nhật Bản, nói về chuyện một ông bố có người con trai mười-hai-tuổi tự tử. Con trai ông đã bị trêu ghẹo, chọc phá quá đáng bởi những người bạn cùng lớp, nên đã tự tử. Sau khi con trai ông tự tử, ông bố cảm thấy vô cùng đau đớn. Ông bố cứ tiếp tục hỏi "Tại sao?", và ông đã đổ lỗi cho chính ông, và những người bạn cùng lớp của con ông, đã chọc phá con ông quá đáng.

 

Cuối cùng, sự đau đớn nầy đã dẫn ông bố đến với Đạo Phật. Dần dần, ông có cái nhìn sâu sắc về Phật Pháp, rồi ông đã lấy lại được sức lực để sống còn. Bây giờ, ông bố hoàn toàn thay đổi. Ông bố đã tổ chức một chương trình đường dây nóng cho các trẻ em bị lạm dụng. Ông bố đã nhận được nhiều cú điện thoại của những đứa trẻ đang nghĩ đến chuyện tự tử. Thậm chí, một số trẻ em đã đến nhà ông, và xin ở lại với ông. Mặc dù ông bố đã mất đi người con trai ruột, nhưng qua cách nầy, ông đã có thêm nhiều người con trai mới, và nhiều người con gái mới, trên khắp đất nước Nhật Bản.

 

Ông bố nói rằng, nhờ ông trải qua kinh nghiệm khó khăn, con người ông nay đã được giải phóng, đi vào một thế giới tuyệt vời. Ông bố nói rằng, cái vỏ dày của bản ngã của ông nay đã tan vỡ, và ông đã được giải phóng vào một thế giới rộng lớn hơn. Bây giờ, ông bố còn nói rằng, con trai của ông thật sự là một vị Phật hóa thân; con trai ông xuất hiện, rồi mất đi, trong cuộc đời nầy để hướng dẫn ông đến với Phật Pháp.

 

PHẦN KẾT LUẬN

 

Phật Giáo dạy chúng ta rằng, chúng ta được giải thoát nhờ trí tuệ của Đức Phật, nhờ cái nhìn mà qua đó, chúng ta nhìn thấy mọi sự vật hoàn toàn mới mẻ.

 

Để giải thích điều nầy, tôi đã nói về ba cách nhìn của tôi về bố tôi. Lần đầu tiên, tôi nhìn bố tôi như là đối tượng của sự thù ghét của tôi. Lúc đó, tôi đang đứng ở trên cao nhìn xuống, và tôi phán đoán bố tôi. Tôi xem tôi là một nạn nhân vô tội, và tôi đang nhìn xuống bố tôi, và tôi chỉ trích bố tôi. Lần thứ nhì, tôi nhìn bố tôi như là đối tượng của lòng từ bi của tôi. Vào lúc nầy, tôi không còn đứng phía trên bố tôi nữa. Tôi thấy mình đang đứng ngang hàng với bố tôi. Bởi vì, tôi đã hiểu ra rằng, tôi cũng giống như bố tôi, chính tôi cũng có những yếu điểm, và có những sự sai lầm, giống y hệt như bố. Lần thứ ba, bây giờ, tôi nghĩ đến bố với lòng biết ơn sâu sắc của tôi. Bây giờ, tôi ngước lên nhìn bố, kính trọng bố như là một vị Phật, vì bố đã dẫn dắt tôi đến với Phật Pháp. Tất cả những điều bố đã làm, hoặc không làm, đã là những bài giảng dạy vô giá, đối với tôi. Bố đã, và đang là một vị Thầy Giáo, quan trọng nhất đời tôi.

 

Những điều chúng ta gặp trong cuộc đời chúng ta, tự nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Cách nhìn của chúng ta, sẽ xác định những điều nầy có ý nghĩa gì trong cuộc đời chúng ta. Khi trí tuệ của chúng ta càng thêm sâu sắc, thì chúng ta sẽ khám phá ra nhiều ý nghĩa sâu sắc của chuyện đã xảy ra hơn. Khi sự kiêu ngạo của chúng ta càng nhiều, thì chúng ta sẽ có nhiều kẻ thù hơn. Khi sự khiêm tốn của chúng ta càng nhiều, thì chúng ta sẽ có nhiều bạn bè hơn. Khi chúng ta tự đưa chúng ta lên cao, thì chúng ta sẽ có ít vị Phật trong đời chúng ta hơn. Khi chúng ta tự đưa chúng ta xuống thấp, thì chúng ta sẽ có nhiều vị Phật trong đời chúng ta hơn.

 

Điều quan trọng là khi chúng ta gặp những vị Thầy lịch sử, thí dụ như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và Đại Sư Shinran (Thân Loan), là những vị Thầy có trí tuệ, thì chúng ta nên học hỏi trí tuệ từ các ngài. Một số người ngoan cố, dính mắc vào những tư tưởng cố định của họ, quan điểm của họ, và ý kiến của họ. Họ mãi mãi giữ ý của họ. Họ không thay đổi ý tưởng, cho thích nghi với hoàn cảnh. Bởi vì, thực tế thì không ngừng thay đổi. Chúng ta đang liên tục thay đổi. Chúng ta phải học hỏi trí tuệ từ Đức Phật, một cái nhìn mà qua đó chúng ta khám phá ra ý nghĩa mới mẻ của mọi sự vật. Chúng ta phải tìm hiểu để đánh giá sâu sắc về mọi sự vật, về mọi người, mà chúng ta gặp trong cuộc đời chúng ta.

 

 

-----------------------------------

 

Source-Nguồn: http://www.shindharmanet.com/wp-content/uploads/2012/pdf/Haneda-Three.pdf

 

Three Views Of My Father - Dr. Nobuo Haneda - Source-Nguồn: www.shindharmanet.com

 

Dr. Nobuo Haneda, noted writer and lecturer, Director of the Maida Institute for Buddhism in Berkeley, Calif.

 

INTRODUCTION

 

Thanks to my encounter with Buddhism, my view of my father has gone through a considerable transformation. I can say that I have seen my father in three different ways in three different stages of my life.

 

First I saw my father as an object of my hate.

 

Second, I saw him as an object of my compassion.

 

Third, I saw him as an object of my gratitude.

 

Before I discuss these three views of my father, let me talk about my family background because it is indispensable for my discussion.

 

MY FAMILY BACKGROUND

 

I was born in Nagano, Japan, into a dysfunctional family. My father had a couple of divorces when I was small. The first divorce took place when I was one. My father remarried when I was five. But that second marriage lasted only two years. Thus that marriage ended when I was seven. That was his second divorce. Then my father remarried again when I was twelve.

 

About fifty or sixty years ago when those divorces took place, divorce was a rare occurrence in Japan. When one took place, the Japanese were very secretive about it. Since a divorce was a kind of family shame, people hid it. They lived their lives as if it had never taken place. Nobody told me anything about my birth mother. Thus I grew up without knowing anything about her, not even her name. Since my father destroyed all of her photos, I never knew how she looked. I have an older brother, and he and I had the same birth mother. My brother and I never talked about our father’s divorces or our birth mother.

 

Thus when I came to the United States at the age of twenty-five, I was surprised because many Americans were so open about their divorces. Even in my first meetings with them, they told me about their divorces. Compared with the Japanese, who were so ashamed of their divorces and were secretive about them, some Americans sounded as if they were bragging about their divorces. Anyway, my father’s divorces were a heavy psychological burden for me in my childhood and youth.

 

MY HATRED OF MY FATHER

 

Having told you about my background, let me talk about my first view of my father as an object of my hate. Because of my father’s divorces, my childhood was generally a dark one. I was motherless in most of the early years of my childhood. Thus I envied my friends for having mothers. But motherlessness was not the only problem I had. Actually I was better off when I was motherless. When my father remarried when I was five, I started to be traumatized by the constant arguments that my father and my new mother had. This new mother had a daughter from her previous marriage and she brought the girl with her when she moved into our house. The girl was a couple of years older than I. Thus when my father remarried, I gained a new mother and a stepsister.

 

Unfortunately my new mother did not care for me much. Of course, I cannot blame her for not loving me because, in those days, I was one of the most uncontrollable rascals in all Japan. But because of her exclusive love for her own daughter, there was constant fighting between siblings and constant arguments between parents. So my father’s second marriage lasted only two years.

 

When my father remarried when I was twelve, there were again constant arguments between my father and my new mother. Thus when I was in junior high and high school, was really fed up with their arguments and with the institution of marriage in general. In those days I wondered why people got married. I told myself many times that I should not marry no matter what might happen. That was my firm resolution. (But later I got married. So, you know my firm resolution was not firm at all.)

 

Since many miserable things happened in my childhood, I had a lot of self-pity. I thought that my father alone caused all of my misery. I thought that his selfishness was responsible for it. Thus I blamed my father alone. In my teenage years I started to hate him and my hate reached its climax in my high school days.

 

MY COMPASSION FOR MY FATHER

 

Now let me talk about my second view of my father as an object of my compassion.

 

When I was in high school, I started to attend a Christian church. I attended it because a Christian teacher, who taught me in junior high school, deeply impressed me. I attended a church of which he was a member. This new move of mine was probably caused by the unhappy and uneasy feeling I was experiencing in those days, although I was not aware of it at that time.

 

When this Christian teacher was teaching us in junior high school, he always encouraged us to read classics. He often told us, “Don’t read best sellers of our time! Those books may be popular now, but in a couple of years people will not pay any attention to them. Read those books that have been proven by time.” He even made a list of the books he recommended to us. Because of his influence, I started to read books in high school. When I read a book of one hundred short stories selected by Somerset Maugham, I was deeply moved by “The Death of Ivan Ilych,” a story written by Leo Tolstoy. Thus when I started to attend a Christian church, I started to read Tolstoy, particularly his religious writings. After graduating from high school, since I was totally enchanted by Tolstoy, I went to Tokyo to study Russian in college.

 

Then on one of my college days when I was a senior, I happened to pick up a commentary on Faust, written by Shuichi Maida. I had never heard of Maida. But when I read the book, I was deeply moved by what he said in the book. Maida was a Buddhist and was commenting on Faust from a Buddhist point of view. Through Maida I became interested in Buddhism.

 

After I started to study Christianity and Buddhism, my view of my father gradually changed. Because of the teachings I received from the two religions, my hate toward him gradually turned into compassion. Before I studied religion, I had a lot of self-pity and I thought that I alone was an unfortunate victim. But I gradually started to think that my father was also a victim of unfortunate circumstances. Of course, I never doubted that my father was responsible for his divorces. But I realized that there were many other conditions that contributed. For example, my grandparents lived with us. Since my father was the oldest son, he had to live with his parents. (In Japan the oldest son usually takes care of his parents.) Although my grandfather was a loving person, my grandmother was one of the most difficult persons in the world. She was the only daughter of the Haneda family, one of the wealthiest families in the city. Since she was an only daughter, my grandfather was adopted into the Haneda family. My grandmother always had a couple of maids. She was a totally spoiled and selfish person.

 

In this family situation, any woman who married my father had to have a hard time with her mother-in-law, who lived in the same house. To make matters worse, my father’s three sisters, my three aunts, lived near our house. In Japan sisters-in-laws or brothers-in-laws are usually said to cause all kinds of problems for a newlywed wife. (They are called “small mean in-laws” in Japan.) Thus, for my father’s wives, these three sisters-in-law did not make the situation any easier.

 

In this way I gradually gained insight into the difficult circumstances that caused my father’s divorces. I realized that my father was not the only cause. There were many other causes.

 

In the Tannisho Shinran says, “If certain conditions arise, I could do all kinds of things.” When I read these words, I thought they were true. I thought, “Yes, if I had been in my father’s shoes, I would have done the same thing; I would have had no choice but to get a divorce. Am I any better than my father? Who am I to judge him? All human actions are caused by conditions. All human beings are weak and fallible.”

 

Thinking this way, largely because of the teachings of Christianity and Buddhism, I gradually stopped blaming my father as the only cause of my unhappiness. I started to feel compassion or commiseration toward him. That was my second view of my father.

 

MY GRATITUDE TOWARD MY FATHER

 

Now let me talk about my view of my father as an object of my gratitude. Four years ago while I was visiting Japan, my father passed away. It was as if he had waited until I arrived to die. At that time my father had all kinds of physical problems. He was just lying in bed. He could not speak. Since he could not eat anything by himself, somebody had to feed him. During the last week of his life I was by his bedside and was feeding him. Although he could not speak, he could hear and understand what others were saying. He looked deeply depressed. He never smiled. He did not show any warm feeling toward anyone at all.

 

My father had nothing but hate toward religion throughout his life. When I started to attend the Christian church in my high school days, he tried to dissuade me from attending it. Even now I can remember how he, with tears in his eyes, attempted to tell me that I, a young man, should not be influenced by a narrow dogma. After I started to study Buddhism, he often told me that he could not understand why I was studying it. For him all religions were nothing but superstition.

 

When my father passed away, I thought about all the things that had happened between him and me. I reflected upon what my father meant in my life. Then, I could not help feeling deep gratitude toward him.

 

All the sad and unfortunate things that had happened in my life - those things that I had hated and deplored - became objects of my gratitude. The fact that he had a couple of divorces became an object of my gratitude. The fact that he had constant arguments with his wives became an object of my gratitude. The fact that he criticized my interest in religion became an object of my gratitude. Even the way he died, deeply depressed without having any warm feeling toward others including me, became an object of my gratitude.

 

I thought all these things were indispensable conditions for my life. All the things that he did or did not do were powerful and valuable teachings for me. Without them I would not have become interested in Christianity and Buddhism. I totally owe to him what I am today.

 

Buddhist teachers often teach us that if we truly understand the Dharma, we  come to appreciate all people. We come to think that all the people that we have loved, hated, respected, and despised in our lives are actually teachers (or Buddhas) in disguise; they are appearing before us to guide us to the Dharma. I thought of the truthfulness of this teaching.

 

In Buddhist seminars I have often heard Buddhist women talking about spiritual transformations they experienced because of their difficult relationships with their mothers-in-law. Those women said that they had tremendous difficulties with their in-laws. They often considered them “mean devils” and even wished to kill them. But when they gained deep insight into the Dharma, they said that their difficult experiences with their in-laws enabled them to turn toward the Dharma and to appreciate it. They said that they owed their happiness at meeting the Dharma to the difficult experiences they had had with their in-laws. They said that their in-laws were actually Buddhas in disguise that appeared in this world to guide them to the Dharma.

 

I recently watched a Japanese television program about a man whose twelve-year-old son committed suicide. His son was abused by his classmates and killed himself. After his son committed suicide, the man felt tremendous agony. He could not do anything. He just kept on asking “Why?” and blaming himself and his son’s classmates, who had abused him.

 

But this agony eventually led him to Buddhism. By gradually gaining insight  into the Dharma, he regained his power to live. Now he is a totally changed person. He hosts a hot line program for abused children. He receives many telephone calls from children who are thinking of committing suicide. Some of those children even visit his house and stay with him. In this way, although he lost his own son, he has gained many new sons and daughters throughout Japan.

 

The man says that thanks to the difficult experience he had, he has been liberated into a wonderful world. He says that the thick shell of his ego was shattered and he was liberated into a wider world. Now he says that his son was actually a Buddha in disguise; his son appeared and died in this world to guide him to the Dharma.

 

CONCLUSION

 

Buddhism teaches us that we are liberated by the Buddha’s wisdom, by a perspective through which we see all things in a totally new way.

 

In order to explain this I have talked about my three views of my father. First, I saw my father as an object of my hate. At that time I was standing above him and was judging him. I was an innocent victim and was looking down on him and criticizing him. Second, I saw him as an object of my compassion. At that time, I no longer stood above him. I saw myself standing on the same level with him. I identified with him because I discovered in myself the same weakness and fallibility. Third, now, I cannot help thinking of him with a deep sense of gratitude. Now I look up to him as a Buddha who guided me to the Dharma. All the things he did or did not do have been invaluable teachings for me. He was and is an invaluable teacher.

 

Things we encounter in our lives do not have any inherent meanings. It is our perspective that determines what meaning things have in our lives. The deeper our wisdom gets, the deeper the meaning we discover in all things. The more arrogant we become, the more enemies we have. The humbler we become, the more friends we have. The higher our heads become, the fewer Buddhas we have in our lives. The lower our heads become, the more Buddhas we have in our lives.

 

It is so crucial that we encounter our historical teachers such as Shakyamuni and Shinran, who embody wisdom, and learn this wisdom from them. Some people are stubbornly attached to their fixed ideas, views, and opinions. They keep them forever. They do not have flexible minds. But reality is constantly changing. We are constantly changing. We must receive the Buddha’s wisdom, a perspective through which we can discover new meaning in all things. We must learn to have deep appreciation of all the things and people we encounter in our lives.

 

 

-----------------------------

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập