Đức Đạt Lai Lạt Ma Bước Sang Tuổi 75 Vào Ngày Thứ Ba

Đã đọc: 5212           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Indo-Asian News Service, July 04, 2010. Dharamsala, Himachal Pradesh (India) -- 'His Holiness', 'Guruji' and the 'Dalai Lama' hay ‘Đấng Thánh Thiện’, ‘Đạo Sư’ và ‘Đức Đạt Lai Lạt Ma’là những danh xưng nổi tiếng hơn mà ngài được biết đến. Nhưng khi Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, bước sang tuổi 75 vào ngày thứ ba (6/7/2010), ngày sinh đáng chú ý sẽ chỉ là một ngày nữa trong cuộc đời của ‘tu sĩ giản dị’ như ngày diễn tả chính mình.

Sinh ngày 6 tháng Bảy năm 1935 trong một gia đình nông dân ở một làng nhỏ  ở Taktser trong tỉnh Amdo miền Đông Bắc Tây Tạng, cậu bé hai tuổi, tên lúc nhỏ là Lhamo Dhondup được công nhận là tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, Thubten Gyatso, năm 1937.

 

 

 

Ngày sinh này sẽ đặt Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại trong vị thế riêng biệt trong tất cả những Đức Đạt Lai Lạt Ma – về việc sống trên 75 năm. 

 

 

 

Chỉ trừ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất, Gendun Drupa (1391-1474), sống trên 75 năm.  Ngài tịch lúc 84 tuổi.

 

 

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhì, Lungtok Gyatso, có đời sống ngắn nhất trong tất cả những Đức Đạt Lai Lạt Ma.  Ngài sống chỉ đến năm chín tuổi.

 

 

 

Sánh vai với những nhân vật quyền lực nhất trên thế giới, khôi nguyên Nobel hòa bình năm 1989 tiếp tục đùa với những người bình thường đến những lĩnh tụ trên thế giới với tính hồn nhiên, kiến thức tôn giáo và tuệ trí đáng tin cậy như đồng tử.

 

 

 

Thành viên của quốc hội lưu vong Tây Tạng Karma Yeshi nói với IANS: “Ngày sinh lần thứ 75 của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ là một sự kiện lớn. 

 

 

 

 

 

Những lễ kỷ niệm bởi những tổ chức khác nhau sẽ tiếp tục suốt năm.  Chính ngài sẽ chỉ xem điều này như một sự kiện ở mức độ bình thường.”

 

 

 

“Cầu nguyện trường thọ, những buổi họp mặt quan trọng ở Dharamsala và những trại tạm cư Tây Tạng khác ở Ấn Độ và những quốc gia khác, những cuộc trưng bày hình ảnh  và những sự kiện khác sẽ được tổ chức năm nay về Đức Đạt Lai Lạt Ma,”  một phát ngôn nhân của chính phủ Tây Tạng lưu vong đã nói như thế.

 

 

 

Những Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo trang web chính thức về Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại, là những hóa thân của Quán Thế Âm hay 'Avalokiteshvara' hay 'Chenrezig',  Bồ tát của Từ Bi và vị Thánh hộ trì của Tây Tạng.  Bồ tát là những chúng sinh giác ngộ, những người không thụ hưởng niết bàn cho riêng mình và chọn việc tái sinh nhằm để phụng sự chúng sinh.

 

 

 

Năm 1950, Đức Đạt Lai Lạt Ma được đòi hỏi thừa nhận toàn quyền chính trị sau khi Trung Cộng xâm chiếm Tây Tạng năm 1949.  Năm 1954, ngài đi đến Bắc Kinh để đối thoại hòa bình với Mao Trạch Đông và những lĩnh tụ Trung Cộng khác, kể cả Đặng Tiểu Bình và Chu Ân Lai.

 

 

 

Ngài bị buộc phải đào thoát khỏi điện Potala  (1) ở thủ đô Lhasa năm 1959 và đến Ấn Độ cùng Nepal sau khi Hồng quân Trung Cộng chiếm lấy quyền kiểm soát Lhasa và những vùng khác của Tây Tạng.

 

 

 

Kể từ sau lúc ấy ngài sống ở Dharamsala, thuộc tiểu bang Himachal Pradesh.  Phố núi đã trở thành đại bản doanh của chính quyền lưu vong Tây Tạng.

 

 

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso, bây giờ là nguyên thủ quốc gia lẫn lĩnh tụ tâm linh của Tây Tạng.

 

 

 

Mặc dù ngài đã từng tuyên bố ý muốn trở về Tây Tạng và giải quyết vấn đề phức tạp của Tây Tạng bằng việc đồng ý một khu tự trị Tây Tạng dưới quyền kiểm soát của Trung Cộng, nhưng Bắc Kinh không tỏ bất cứ thái độ nào đối với đề nghị của ngài.

 

 

 

Thực tế, các lĩnh tụ Trung Cộng gọi ngài là kẻ ‘ly khai’ người muốn tách rời Tây Tạng khỏi Trung Hoa.

 

 

 

Năm 1989, ngài đoạt giải Nobel hòa bình trong việc đấu tranh bất bạo động cho Tây Tạng.  Ngài được trao tặng Huân chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng Mười năm 2007, ngay cả có sự chống đối từ phía Trung Cộng.

 

 

 

Mặc dù với tuổi tác của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tiếp tục du hành khắp thế giới, gặp gở những tổng thống, thủ tướng, những lĩnh đạo của những nước khác nhau và thuyết giảng Phật Pháp.

 

 

 

Những đệ tử và những người ngưỡng mộ ngài kể cả những người nổi tiếng của Hollywood như tài tử Richard Gere của bộ phim “Người Phụ Nữ xinh đẹp- Pretty Woman” và vài người khác.  Ngài đã du hành qua gần 65 quốc gia, di chuyển qua sáu lục địa.

 

 

 

Mặc dù ngài sống lưu vong ở Ấn Độ, với vị thế tị nạn chính trị trao cho ngài, ngài đã tiếp nhận quyền công dân danh dự của một số quốc gia và những thành phố dẫn đầu như Paris, Venice và Rome.

 

 

 

Nhiều quyển sách, bao hàm thông điệp của ngài về hòa bình, bất bạo động, thấu hiểu liên tôn giáo, trách nhiệm toàn cầu, và từ bi, đã được viết về ngài và triết lý của ngài khắp thế giới.

 

 

 

Ngài là tác giả của trên 70 quyển sách.

 

Phụ giải (1)  Thực tế là ngài rởi khỏi Điện NorbuLingka (Cung Điện Mùa Hè của Đạt Lai Lạt Ma) chỉ trước khi bị quân Trung Cộng san thành bình địa.

 

 

 

--

 

 Dalai Lama turns 75 on Tuesday

 

Tuệ Uyển chuyển ngữ- 05/07/2010

 

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=9,9322,0,0,1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập