Kết thúc của "Tây Du Ký", sự chống lại đạo đức

Đã đọc: 14653           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Có rất nhiều hình tượng để chúng ta hư cấu, mà thông qua đó gởi gấm tâm sự của mình, hay phê phán hoặc giáo dục thói hư tật xấu của xã hội. Phật, Bồ-tát và thánh tăng là những mẫu người toàn thiện của xã hội, những bậc vĩ nhân của nhân loại (chứ không phải của chủ nghĩa lý tưởng hóa).

Tây Du Ký còn gọi là Truyện Tề Thiên Ðại Thánh, một bộ tiểu thuyết trường thiên, cổ điển của văn học Trung Quốc, đã được giới độc giả trên khắp thế giới hâm mộ, ưa thích, mỗi khi đọc đến quên cả ăn và bỏ cả ngủ. Gần đây, các đài truyền hình trong nước, từ đài Cần Thơ cho đến đài TP. HCM đã cho chiếu rộng rãi bộ phim truyện này do nữ đạo diễn Dương Khiết thực hiện, thì Tây Du Ký một lần nữa trở nên phổ biến hơn và quen thuộc hơn đối với mọi người từ già đến trẻ, từ trí thức đến bình dân.

Từ mọi góc độ, người đọc cũng như người xem cảm nhận tác phẩm theo những nhận thức khác nhau, và đúc kết cho mình những bài học cũng vô cùng khác nhau. Tác dụng của tác phẩm rất đa dạng. Nó đến với lòng người dĩ nhiên không thể đồng dạng với ý tưởng nắn ra tác phẩm của tác giả Ngô Thừa Ân. Và do vậy, sự đánh giá, nhận định, bình phẩm, dù trải qua nhiều thời kỳ vẫn cứ nghiễm nhiên diễn ra theo chủ kiến của người cầm bút.

Từ góc độ nghệ thuật cũng như diễn xuất, Tây Du Ký của đạo diễn Dương Khiết phong phú và hấp dẫn không kém gì nguyên tác truyện của Ngô Thừa Ân. Có thể nói, đạo diễn Dương Khiết và các tay diễn viên lão luyện của bà đã thành công đáng kể ở mặt này. Tuy nhiên, một bộ phim dài 25 tập, tuy có chọn lọc từ bộ truyện dài hơn 2000 trang với 81 nạn trên đường thầy trò Ðường Tăng thỉnh kinh, cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Ngay cả nguyên tác, ngoài mặt thành công nghệ thuật và tính cách của các tuyến nhân vật, thiện ác rõ ràng, đẹp xấu phân minh, Ngô Thừa Ân cũng vấp phải nhiều thiếu xót rất lớn. Chẳng hạn như sự thiếu tính logic trong diễn tiến các tình tiết của nhân vật Sa Tăng và Ngựa Bạch giữa trước lúc còn là yêu quái với lúc sau khi được Ðường Tăng nhận làm học trò và theo thầy sang Thiên Trúc thỉnh kinh. Tôn Ngộ Không với 72 phép thần thông biến hóa phi thường, nhào một cái là mấy trục vạn dặm, vậy mà phải mất đến 17 năm trời mới cùng thầy đến được Thiên Trúc, một nước cách Ðại Ðường có là bao xa, so với cái nhào nhảy "khôn lường" đó. Các vị Phật và Bồ-tát tuy được tác giả mô tả trong truyện vượt xa 72 phép thần thông của Tôn Ngộ Không và dĩ nhiên hơn cả Ngọc Hoàng Thượng Ðế, Thái Thượng Lão Quân và bỏ xa Nương Nương Thánh Mẫu, nhưng lại là các tuyến nhân vật đóng vai phản diện hơn là chính diện. Chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm đã bắt giam Tôn dưới chân núi Ngũ Hành ngót 500 năm dài và cũng chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm một lần nữa tạo ra 81 nạn cho 4 thầy trò Ðường Tăng, để rồi dẫn đến kết thúc của tác phẩm chẳng có nghĩa lý gì: Như Lai là người chủ mưu cuộc hối lộ cái "bát vàng" trước khi giao chân kinh có chữ về Ðông Thổ. Hẳn rằng phim của đạo diễn Dương Khiết giữ lại tình tiết này bằng một tập cuối, trong khi đã lược bỏ rất nhiều nạn khác, hẳn không phải là không có dụng ý và mục đích của nó. Ðiều này thiết tưởng không cần nói thì người xem vẫn rõ.

Chúng ta có thể thông cảm với Ngô Thừa Ân rằng muốn cốt truyện ăn khách thì phải hư cấu. Tuy nhiên hư cấu để cho người xem có thể chấp nhận được mà không gượng ép thì hư cấu đó phải bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực. Nghĩa là mượn những nhân vật có thật, chẳng hạn A, B, C, để tố cáo, phản ánh các nhân vật A' B' C' mà mình không tiện nói thẳng hay không dám đụng tới. Ðối tượng cần được phản ánh núp sau tính cách bỉ lậu của nhân vật được hư cấu phải được xác lập trên nền tảng sự thật và không nên đi qúa đà. Vì khi hư cấu quá đà thì tác phẩm không những trở nên kỳ cục mà quan trọng hơn, khó được người đọc chấp nhận. Trong truyện cũng như trong phim Phật Tổ Như Lai chủ mưu cuộc hối lộ bằng cách "ném đá dấu tay," mặc ra lệnh cho hai tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những vị thánh tăng hàng đầu trong hàng đệ tử Phật, đòi "quà thông cảm" với bốn thầy trò Ðường Tăng. Ðiều đó đã làm cho ba vị đồ đệ cương trực của Ðường Tăng bất bình. Nhưng vì thấy tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà "xuống nước nhỏ" (nhưng thật chất là đánh lừa), cả ba vị đã hỷ xả mà không làm lớn chuyện! Bốn thầy trò tưởng mọi việc êm xuôi, hớn hở đem kinh về. Gần về đến Ðại Ðường thì bổng đâu chim Ðại Bàng của Phật Di-lặc cướp bay lên không, rồi sau đó bỏ xuống đất. Lúc đó, thầy trò Ðường Tăng mới vỡ lẽ ra là kinh mà họ khổ công mang về là "kinh vô tự." Ở đây, theo dụng ý của Ngô Thừa Ân, Phật Di-lặc cũng là người gián tiếp gây họa, vì biết việc hối lộ mà không truy tố, đợi đi về gần tới nước mới cho hay. Có lẽ tác giả cố nắn ra những cái éo le như vậy để ru ngủ độc giả.

Cái gút "kinh vô tự và kinh hữu tự" mà tác giả dựng lên không mang dụng ý thiền học như nhiều người đã cố tình lý giải. Thật ra, nó nhằm tạo ra thái độ căm phẫn, cay cú của độc giả đối với đức Phật và Bồ-tát, thông qua đó, bôi bác, xuyên tạc Phật giáo. Mặc dù chúng ta co thể chấp nhận với tác giả Ngô Thừa Ân rằng ở bất kỳ thời đại nào, sự đút lót, hối lộ, ăn chận không thể tránh khỏi với những phần tử cơ hội và phản diện, nhưng chúng ta không thể đồng tình với tác giả khi ông áp đặt các phần tử xấu xa, đáng lên án bằng hình ảnh của đức Phật và các vị thánh tăng. Không phải ở các xã hội phong kiến, nạn hối lộ mới có, mà cả các xã hội tư bản và cộng sản, nạn này tràn lan không kém gì, thậm chí còn tinh vi và thâm độc hơn nhiều, như gần đây báo chí trong và ngoài nước đã vạch mặt điểm tên. Tác giả Ngô Thừa Ân thật là quái đãng. Ông đã dựng lên một con khỉ không cha không mẹ, một con heo với nhiều tính cách xấu và một con yêu quái phá hại dân lành. Nhưng khi làm đồ đệ Ðường Tăng, chúng đã trở thành nào là Chiến Ðấu Thắng Phật, Tịnh Ðàn Sứ Giả và nào là Kim Thân A-la-hán, để rồi làm gì? Bất quá chỉ thành cỡ Phật Tổ Như Lai hay tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những người đã chủ mưu cuộc hối lộ là cùng!?

Có rất nhiều hình tượng để chúng ta hư cấu, mà thông qua đó gởi gấm tâm sự của mình, hay phê phán hoặc giáo dục thói hư tật xấu của xã hội. Phật, Bồ-tát và thánh tăng là những mẫu người toàn thiện của xã hội, những bậc vĩ nhân của nhân loại (chứ không phải của chủ nghĩa lý tưởng hóa). Các ngài là những con người lịch sử thật. Các đóng góp về đạo đức và trí tuệ của các ngài cho nhân loại là những sự thật lịch sử không phủ nhận được. Những người cầu tiến bộ về đời sống đạo đức và tâm linh phải học hỏi ở các ngài. Do đó, người làm công tác văn học không nên tùy tiện đem các ngài ra mà mua bán, mà giễu cợt với một thái độ trịch thượng với dụng ý kích bác và vu khống. Phật và Bồ-tát không những không thể có các thói hư thế tục đó mà các ngài là những người đã giáo dục cuộc đời từ bỏ chúng. Do đó không thể tô đen các ngài để giáo dục xã hội. Bởi lẽ chính các ngài bằng hành động, lời nói và ý nghĩ đã để lại nhiều bài học đạo đức vô giá để cho toàn nhân loại học hỏi và trau dồi.

Tôi cho rằng Ngô Thừa Ân đã xúc phạm một cách trịch thượng đến đức Phật, các vị Bồ-tát và các vị thánh tăng, khi ông bất chấp dư luận, dựng lên một tình tiết trái ngang "tồi" như trên. Nếu Ngô Thừa Ân biết hư cấu một vị Hòa thượng tu đến cuối cuộc đời, chỉ vì tham vọng cưỡng đoạt y bát của Ðường Tăng mà gây ra thảm họa thiêu hủy ngôi đại Già-lam và cuối cùng phải bị chết thiêu một cách tàn khốc; nếu Ngô Thừa Ân biết hư cấu một nhà sư chỉ vì đam mê sắc đẹp của yêu tinh Ngọc Thố mà phải bị yêu tinh này giết chết lúc nửa đêm, và nhiều hư cấu khác có thể chấp nhận được trong cuộc sống v.v... thì tại sao Ngô Thừa Ân không biết hư cấu những vị "phàm tăng" nào đó trông coi hay cận phụ Linh Sơn Tự đã bày trò "đúc lót" bốn thầy trò Ðường Tăng thì có phải khả dĩ chấp nhận hơn không? Vì đó có thể là chuyện đời thường, có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào, và ở bất kỳ con người nào chưa dứt trọn vẹn lòng tham lam, ích kỷ, Ðây là mà điều đức Phật dạy không chỉ mang lại kết quả xấu xa, bất hạnh cho mình mà còn cho người khác, không chỉ ở đời nay mà còn ở đời khác nữa. Những điều gì mà đức Phật khuyên người ta nên từ bỏ, xa lìa thì Ngô Thừa Ân lại đem những cái đó gán lên đức Phật. Như vậy mục đích của Ngô Thừa Ân nhằm vào đâu: truyền bá đạo đức hay chống lại đạo đức? Dĩ nhiên câu trả lời là chống lại đạo đức Phật giáo. Mục đích giáo dục của Ngô Thừa Ân nếu có thông qua truyện cũng đã trở nên vô nghĩa, khi ông dựng lên cái trò quái gỡ ở đoạn cuối của truyện: Phật Tổ hối lộ một cách trắn trợn lại còn lên tiếng mắng Tôn Ngộ Không, khi chú khỉ này đòi làm lớn chuyện:

"Nhà ngươi chớ nói ồn lên! Chuyện hai người đó [Ca-diếp và A-nan] đòi lễ bọn ngươi, ta đã biết rồi. Có điều là kinh không phải ai cũng cho, mà cũng không thể lấy không được..." và "chỉ lấy được của nhà ấy ba đấu, ba thăng vàng cốm đêm về, ta còn bảo bọn họ bán quá rẽ, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà dùng!"

Ðể làm cơ sở cho việc Phật tổ chủ mưu hối lộ, Ngô Thừa Ân còn dựng chuyện Ðường Tăng đã chấp nhận thủ tục "đầu tiên" để lấy được các loại kinh có chữ:

"Lũ hạ thần biết rằng Phật tổ biết rõ việc hai tôn giả đòi ăn lễ, đành phải đem cái bát tộ bằng vàng tía vua ban biếu họ, họ mới chịu truyền bộ chân kinh có chữ."

Có thể khẳng định rằng mục đích bôi nhọ này đã được Ngô Thừa Ân định hướng ngay từ đầu truyện hư cấu của ông. Bởi vì theo quy định của Phật người tu sĩ Phật giáo không được sử dụng bát bằng vàng. Ở đây, Ngô Thừa Ân dựng lên sự kiện vua Ðường Thái Tông tặng cho ngự đệ Huyền Trang mới kết nghĩa của mình một cái bát bằng vàng, để rồi mấy chục hồi sau mới có chuyện có phẩm vật quý để đúc lót kẻ hối lộ.

Xem Tây Du Ký nếu những cái hay, cái độc đáo, cái ly kỳ của nó chúng ta khen ngợi thì những cái phi lý của nó nhất là cái phản đạo đức, phản giáo dục, đi ngược lại sự thật thì chúng ta phải thẳng thắn lên án, nếu chúng ta không muốn để mặc tình cho thế giới hư cấu của Tây Du Ký cũng như tên tuổi của Ngô Thừa Ân đã bao đời được các nhà văn học nhận định, đánh giá một cách a dua theo kiểu "thấy ai sang bắt quàng làm họ" đi vào ngỏ cụt của bế tắt, của sự phản lại đạo đức cuộc sống.

Tháng 7 năm 1989
Thích Nhật Từ

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (14 đã gửi)

avatar
tuonggodida.com 18/11/2010 08:35:32
Theo tôi nghĩ đây là một chi tiết rất hay của Tây Du Ký: nó có ý nghĩa là Kinh Phật quý giá hơn tất cả các thứ khác. Một cách thử của Phật mà thôi.
avatar
19/11/2010 01:30:11
(Trích : Pháp Ngữ của Thiền Sư Hư Vân - Hòa Thượng Thích Ấn Thuận giảng-Tỳ kheo Thích Hằng Đạt dịch)
(Phần V XXII. Phương tiện khai thị tại núi Vân Cư, năm 1955. -6/ Ngày hai mươi bốn tháng ba )
http://www.tangthuphathoc.com/phathoc/phapngucuathiensuhuvan-05.ht

...Truyện Tây Du Ký hay truyện Mục Liên được lưu truyền trong thế gian. Chúng vốn là những truyện thanh tục không phân, thị phi điên đảo, chân thành giả, giả thành chân. Truyện Mục Liên viết rằng tôn giả Mục Kiền Liên biến thành Bồ Tát Địa Tạng ở trong kinh Địa Tạng. Đây là lời rất hàm hồ. Trong đời Đường, pháp sư Huyền Trang có viết quyển Tây Du Ký. Nội dung của quyển này vốn là những lời chân thật. Song, truyện Tây Du Ký được lưu truyền trên thế gian hoàn toàn là những lời ma quỷ. Hòa thượng Bạch Vân ở chùa Bạch Vân giảng kinh Đạo Đức, khiến rất nhiều đạo sĩ xuất gia làm tăng sĩ. Do đó, các đạo sĩ tại Trường Xuân Quán không vừa lòng, nên nói dối là theo lịnh quan quân, sửa Trường Xuân Quán thành chùa Trường Xuân, và chùa Bạch Vân thành Bạch Vân Quán. Các đạo sĩ tự viết ra quyển tiểu thuyết Tây Du Ký để phỉ báng Phật giáo. Xem xét kỹ càng quyển tiểu thuyết Tây Du Ký này thì sẽ thấy chân tướng của họ. Sự lợi hại nhất là họ chẳng hề ghi lại việc pháp sư Huyền Trang mang kinh vượt qua các bãi sa mạc mà trở về bổn quốc. Họ viết là pháp sư Huyền Trang chỉ lưu lại sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật". Những kinh điển do pháp sư Huyền Trang phiên dịch, họ hoàn toàn bỏ qua không nhắc đến. Thế nhân rất tin tưởng vào quyển truyện Tây Du Ký giả dối đó, khiến quyển Tây Du Ký chân thật lại bị chôn vùi. Để đối đầu lại quyển tiểu thuyết Tây Du Ký giả dối, các Phật tử viết ra bộ truyện Phong Thần để phỉ báng các đạo sĩ. Quyển truyện này nói rằng các đạo sĩ dầu tu tiên bao số kiếp, nhưng vẫn còn tâm sân hận chém giết lẫn nhau. Xem hai quyển truyện này, nếu không biết rằng chư Phật tử cùng các đạo sĩ phỉ báng lẫn nhau, thì sẽ lầm nhận giả thành chân. Vì vậy, khi xem sách vở thế tục, phải phân biệt rõ những điều thị phi, đúng sai, tà chánh. Truyện Bạch Xà ghi rằng chùa Kim Sơn bị nạn lụt lội; việc này được ghi chép trong sách vở của nhà nho, còn kinh sách của Phật giáo nào có viết đến. Thế nên, chẳng phải là sự thật. Hiện nay, tại chùa Kim Sơn còn động Pháp Hải, mà tiểu thuyết lại ghi rằng đó là tháp Lôi Phong và đỉnh Phi Lai. Thật là những điều hàm hồ vô căn cứ. Lại nữa, một truyền thuyết cho rằng thiền sư Cao Phong có một nửa đồ đệ: Đoạn Nhai là một, và Trung Phong là phân nửa. Trong các điển chương của Phật giáo nào có ghi những điều này!....
avatar
Nguyễn Quốc Mỹ 27/11/2010 21:09:45
Phim Tây Du ký giúp hình ảnh Phật giáo gần gủi với người thế gian hơn. Nhưng phim còn nhiều hạn chế trong việ truyền tải nội dung Phật Pháp.
Phim Tây Du ký có nhiều tình tiết hư cấu không đúng với cuộc đời Đức Phật là điều đáng lên án.
Cái làm tôi chưa hài lòng là hình ảnh Đường Tăng trong phim như là thiếu nữ kiêu sa, yếu ớt, mong manh và là gánh nặng cho con đười đến chánh quả. Là Cao Tăng mà không có bày thuyết pháp cơ bản nào cho các đệ tử. Trong khi Tôn Ngộ Không với 72 phép thần thông đại diện cho bản lãnh thế gian thì hóa giải gần như tất cả cá khổ nạn. Điều này làm giảm giá trị của chánh pháp trong lòng biết bao thế hệ người xem, đề cao cách hành xử, mưu mẹo thế gian là nguồn gốc của khổ đau ở đời.
Phim Đường Xưa Mây Trắng sẽ thay đổi cái nhìn của người xem về Đức Phật. Không biết bộ phim này đã làm xong chưa?
avatar
Kity Pham 09/12/2010 22:11:58
Có thể vì Ngô Thừa Ân không phải là người đạo Phật nên ông ta thỏa sức hư cấu theo ý tưởng mà ông ta áp đặt vào đạo Phật một cách sai lầm, quá đà. Nhưng đó không phải là trường hợp riêng lẻ, ngay cả trong thời đại hiện nay vẫn có không ít người có cái nhìn méo mó về đạo Phật như một người đứng ngoài cửa nhìn vào mà đã vội nhận xét ngay căn nhà. khoan hay nói đến nguyên nhân chủ quan của bản thân họ, chỉ nói đến nguyên nhân khách quan thôi thì cũng đủ để chúng ta nhìn nhận lại vấn đề.
Tôi nghĩ chúng ta cần phải chung tay, góp sức làm thay đổi cách nhìn của họ. đó là nhiệm vụ của một người con Phật.
avatar
Unknown 03/01/2011 23:10:10
Thật ra cái thâm thúy của TDK là ở sự ẩn dụ. Hình ảnh tượng trưng của Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Bát Giới hay Sa Tăng đều tượng trưng cho mỗi đức tính trong bản thân mỗi con người chúng ta, ai cũng có lúc yếu mềm như Đường Tăng, suy nghĩ bồng bột nóng nảy và háo thắng như TNK, ham ăn, đam mê lục dục như Bát Giới và kiên trì chịu khó như Sa Tăng. Hỏi thử xem ai mà không có những đức tính ấy, chỉ có điều cái nào trội hơn cái nào...Bốn hình ảnh ấy đều muốn nói rằng, tất cả mỗi chúng ta, đều là một Đường Tăng và những đệ tử, đều có thể thỉnh kinh, hay nói cách khác là tu học phật pháp được cả. Hình ảnh TNK giết cướp tượng trưng cho ngũ uẩn năm căn của mỗi người (nếu có điều kiện, xin bạn đọc lại nguyên tác Ngô Thừa Ân miêu tả rất khái quát hình ảnh tượng trưng của 5 tên cướp). Còn kết thúc truyện, hình ảnh Phật tổ mà mọi người cho rằng chủ mưu để nhận hối lộ cũng là một hình ảnh ẩn dụ mà thôi. Một khi ta đã quyết định chân tu thì những vật chất bề ngòai không cần màn nữa. Ở đây tác giả mượn hình ảnh ấy muốn cho chúng ta thấy được rằng, khi chúng ta chưa dứt lòng trần, còn vương vấn ngọc ngà châu báu thì bản thân chúng ta không thể gần gũi Phật pháp mà chân tu được. Càng đọc truyện ta càng thấy nội dung thâm thúy của tác giả, chỉ có điều cách cảm nhận mỗi người sẽ đứng ở mỗi góc độ khác nhau. Ngày nay thì qua nhiều dị bản của phim rùi, nên nó không sát thực với những điều tác giả muốn gửi gắm nữa. Còn bộ phim dựng lên trong những năm 1980 phản ánh được khá nhiều triết lý Phật giáo á
avatar
Loan 04/01/2011 21:51:11
Tôi quan niệm là chuyện Tây Du Ký vô tình đã làm mất đi hình ảnh của Ngài Huyền Trang và kết thúc có hình tượng ẩn dụ nên vô tình đã xúc phạm đến Đức Phật .Nhưng nói Ngô Thừa Ân có dụng ý xấu là hạ thấp Phật giáo thì hoàn toàn không.Các bạn cũng biết Lục Tiểu Linh Đồng người đóng Tôn Ngộ Không qua Việt Nam ,và các báo chí có đăng ông lão không quản tuổi già từ miền Tây lên Sài Gòn để gặp mặt “Tề Thiên”,vì ông tâm đắc nhất là Tề Thiên đã dám đại náo Thiên cung ,dám chống lại với Trời một truyền thống mà cả Trung Hoa và Việt Nam đều tôn thờ đi trước cả tư tưởng phương Tây hiện đại .Tôi nghĩ tại sao Ngô Thừa Ân lại có tư tưởng như vậy ?là do tin hiểu Phật giáo vì hầu hết các tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo đều tôn kính Trời .Khi xem truyện này tôi mới hiểu được mình theo Phật giáo là đúng ,và Đức Phật là vị Thầy của Trời ,Người vì Ngọc Hoàng đã cầu cứu Đức Phật và trong suốt cuộc hành trình dù Tề Thiên có giỏi đến đâu cũng phải cầu cứu đến Phật,Bồ Tát.
Đối với tôi theo Phật giáo là niềm hạnh phúc của đời mình nhưng tôi rất tôn trọng các tôn giáo khác đặt biệt là Khổng giáo và Lão giáo mặc dù cũng có một số nhà Nho hay Đạo sĩ có quan điểm và hành động không tốt với Phật giáo nhưng tư tưởng của Khổng và Lão giáo rất thoáng và rất dễ đến với Phật giáo không có cảm thấy “sự tội lỗi “khi đến chùa Phật giáo ,cũng không có ép buộc cải đạo khi kết hôn ./.
avatar
Nguyễn Tùa Lỹ 13/01/2011 07:11:13
Thượng tọa Nhật Từ viết bài này vào tháng 7 năm 1989 .Tức là cách nay 21 năm .Nói về Tây du ký có quá nhiều kiến giải . Mỗi một lứa tuổi , mỗi một trình độ đều có các kiến giải khác nhau . Ngay chính một người nhìn nhận sự việc cũng khác nhau khi họ ở vào những độ tuổi và hoàn cảnh khác .

Năm nay Thầy Nhật Từ đã có gấp đôi số tuổi lúc Thầy viết bài này . Hoàn cảnh , vị trí và cái thấy về Đạo của Thầy cũng khác xa ngày xưa . Chúng con sẽ rất vui lòng sung sướng nếu được Thầy kiến giải lại về Tây du ký . Kính
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
JIMMY PHAN 07/02/2011 02:19:54
toi rat ngac nhien khi doc kien giai ve TAY DU KY cua thay Thich Nhat Tu, tuy nhien sau khi doc y kien cua Mr.Nguyen Tua uy, thi toi da hieu va rat dong y voi ong LY. Tay du ky la mot bo truyen rat pho bien trong dan gian va se duoc cam nhan hoan toan khac biet tuy theo kien thuc va dao hanh noi moi nguoi, neu nhu ta da hieu tai sao duc Phat thuyet giang den 8 van 4 ngan phap mon cho chung sanh, tuy theo can co cao thap ma tiep thu, thi Tay du Ky cung gfan nhu vay.

Chac chan la bay gio thay Thich Nhat Tu se cam thay rang minh can co mot bai viet moi, thu vi hon ve bo Tay Du Ly cua Ngo Thua An

Jimm Phan

California
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
hvt 07/02/2011 10:04:08
Tôi xem bộ phim đã lâu ko còn nhớ nhiều, nhưng đúng là cảm giác mà bộ phim tạo ra là sự thiếu tôn trọng đức Phật cũng như đạo Phật. Xem phim ảnh và văn học TQ luôn có cảm giác người TQ rất trịch thượng, nham hiểm, nói chung ko có cảm tình với TQ.
avatar
Tram 08/02/2011 10:01:28
Người Hoa không như bạn nghĩ vậy đâu.Nền văn hóa Trung Hoa là niềm hãnh diện của Á Châu. Người Hoa và Việt Nam là anh em với nhau,cùng là dân châu Á ,cùng chung một nền văn hóa. Xin bạn đừng xúc phạm đến Trung Hoa !
avatar
Hưng Nguyễn 28/03/2011 05:00:55
Hihih,đọc bài này xong giật mình nghĩ chẳng lẽ thầy Thích Nhật Từ lại đánh giá Tây Du Ký như vậy.Đến cuối bài mới thấy thầy viết từ năm 1989,lúc đó thầy mới 19-20t,hihii
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Mi 15/06/2011 00:34:58
Tôi đồng ý với ý kiến của Thầy Thích Nhựt Từ. Việc nêu đích danh Ngài A Nan và Ca Diếp là hai đại đệ tử đứng đầu trong việc kiết tập kinh điển đã vượt mức cho phép của sự hư cấu. Người Phật tử hãy coi Tây du ký là một tác phẩm văn học, qua đó làm phương tiện khơi dậy mọi người đến với giáo lý của Đức Bổn Sư.
avatar
21/06/2011 22:27:13
dung la truyen va phim Tay Du Ki da xuc pham den phat
avatar
Katchan 10/07/2011 01:20:37
Bài này thầy viết lúc còn trẻ nhỉ. Tuy có 1 vài chỗ mình cảm nhận khác thầy, nhưng nhìn chung mình cũng vẫn cảm thấy việc phim Tây Du Ký này xúc phạm đến các ngài Bồ Tát, Phật Tổ lắm..

Sử dụng hình ảnh đức Phật vừa quay sang trao cờ để dán lên Ngũ hành sơn để đè chặt Ngộ Không xong là quay mặt lại xem các tiên nữ múa hát với vẻ mặt cười rất hớn hở, khoái chí.. Từ bi ở đâu??
Mình đồng ý là chi tiết đánh đổi cái bát vàng để lấy bộ kinh chỉ là để ẩn dụ, nhưng sao lại ẩn dụ bằng cách đạo diễn những cảnh hết sức bôi nhọ ngài A Nan và Ca Diếp: lời nói, cử chỉ lập lờ, lén lén lút lút, cộng thêm điệu bộ khi cười.. rất gian, biến các ngài thành 2 vị Bồ tát nhận hối lộ rất đáng ghét..

Hồi nhỏ mình thích coi bộ Tây Du Ký này lắm, đến giờ nó vẫn còn ấn tượng và chiếm 1 vị trí nào đó trong lòng mình vì vai Ngộ Không diễn quá đạt..Nhưng mình phải thừa nhận là phim này có vẻ thích bôi xấu hình ảnh Đạo Phật quá..
tổng số: 13 | đang hiển thị: 1 - 13

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Hôn nhân khác tôn giáo Hôn nhân khác tôn giáo
06/05/2010 03:12:00
Khoa học trong kinh Thánh Khoa học trong kinh Thánh
09/10/2010 08:14:00
Next

Đăng nhập