Chú Sa Di Nấu Cơm

Cách đây hơn 8 tháng, tôi có tình cờ xem đĩa Phật Pháp Nhiệm Màu 13. Khi xem xong và biết gia cảnh chú Lê Văn Hiếu ( Thích Tâm Vương ) ai cũng rất thương và mọi người đều thán phục ở chỗ chú rất ham học và mong ước đổi đời từ việc học để phụ giúp Cha Mẹ, nhưng nhân duyên đưa đẩy và chú xuất gia. Vu lan sắp đến tôi viết bài phóng sự này xin gởi cho tất cả với lời nhắn: “ Cho dù người con đi xuất gia thì Cha Mẹ không bao giờ mất con, đó là một việc làm đại hiếu với chúng sanh ”
Có một lần chú Tâm Vương hỏi tôi ( lúc đó tôi đang cạo cơm trong thố ra khay ).
Thích Tâm Vương: Cô từ đâu tới?
Hiền Huy Hòa Hiệp: Thầy từ đâu tới?
Thích Tâm Vương: Tôi không từ đâu tới.
Hiền Huy Hòa Hiệp: Con từ Ba Mẹ con tới. ( Ý nói đi đâu cũng có hình bóng Ba Mẹ hiện hữu trong tấm thân vô thường )
Thích Tâm Vương: ( Cười ).
Hiền Huy Hòa Hiệp: Thật ra Thầy từ đâu tới thì cả chùa đều biết thế giới biết, sau này là cả nhân loại và lịch sử Phật giáo đều biết.
Nếu như Thầy không đi tu, mà bây giờ ở ngoài đời đi làm có nhiều tiền thì Thầy sẽ làm gì ngoài việc phụ giúp kinh tế gia đình?
Thích Tâm Vương: Bản thân tôi ( Tâm Vương ) sinh ra trên cõi đời này không phải vì làm ăn sinh sống, cũng không phải vì tiền bạc vật chất, mà tôi có mặt trên cõi đời này là hy vọng được làm lợi ích cho mọi người và sẵn sàng đem thân mạng để cúng dường mười phương Chư Phật. Lúc tôi còn học lớp 8 tôi có một suy nghĩ là: Nếu tất cả mọi người sinh ra trên cõi đời này để lớn lên rồi lập gia đình và làm ăn sinh sống làm lợi ích cho bản thân mình thì người nào cũng làm được, nhưng tôi thì lại suy nghĩ mình làm việc mà người khác không làm được và đem lại lợi ích cho mọi người cho xã hội thì mới thực sự là cuộc sống có ý nghĩa.
Nếu như không có những khó khăn trong cuộc sống rồi vô tình xin ở chùa để đi học cao học và biết Phật Pháp thì khi ở ngoài đời Thầy có đi chùa không?
Thích Tâm Vương: Trước khi xin vào chùa ở để đi học thì ở ngoài đời tôi rất thích đi chùa, có thể nói từ Nam chí Bắc chỗ nào mà tôi đến và ở nơi đó có chùa thì tôi vào thăm viếng lễ Phật không bỏ sót ngôi chùa nào bất kể là chùa lớn hay nhỏ.
Còn nói về vấn đề học vấn, mặc dù là mang tiếng học thế này thế nọ nhưng bản thân tôi vốn xuất thân từ vùng quê thì lời nói hành động và cả kiến thức của tôi cũng đều là quê mùa kém cỏi.
Khi xem qua PPNM 13, con thấy Thầy rất có ý chí học để mong thoát khỏi cái nghèo và bây giờ đã là một chú SaDi tu học rất tinh tấn nỗ lực. Vậy Thầy có muốn nói điều gì về 2 “con đường học” mà suốt cả cuộc đời Thầy đã đi qua?
Thích Tâm Vương: Từ thủa bé tôi đã nhiễm câu nói của Lê Nin là “ Học, học nữa học mãi ” hay “ Nhà bác học không ngừng học ” câu nói này tôi rất tâm đắc bởi vì người ta là nhà bác học mà người ta còn muốn học mãi không chịu ngừng học, thì đối với mình có kiến thức chi đâu mà muốn nghỉ học sớm vậy.
Tuy nói là nỗ lực tinh tấn tu hành nhưng thực sự tôi chẳng thấy mình tu gì cả, suốt ngày chỉ biết nấu cơm phục vụ cho mọi người mà chẳng thấy chính mình, làm việc với tinh thần:
“ Đại công vô tư và chí thành vô thiên ”
Còn nói về hai con đường học là “ thế gian ” và “ xuất gia ” học ngoài thế gian thì ai cũng muốn học cho giỏi, học cho cao để sau này có công danh sự nghiệp, có tiền tài nhiều để làm gì vậy? -> là để thọ hưởng, họ cứ nghĩ rằng thọ hưởng càng nhiều thì thật sự sung sướng và hạnh phúc, nhưng nói theo quan điểm Phật giáo thì họ thọ hưởng càng nhiều thì khổ cũng càng nhiều, có nhiều tiền thì nghiệp chướng tội lỗi của mình sẽ càng lớn, nếu mình không biết sử dụng đồng tiền cho hợp lý thì nó sẽ làm hại chính bản thân mình không những trong đời này mà còn khổ trong nhiều kiếp về sau.
Vì vậy Đức Phật sắp nhập Niết Bàn, Ngài dạy đệ tử là sau này hạy trụ vào Tứ Niệm Xứ mà tu hành đó là: “ Quán tâm vô thường, Quán thân bất tịnh, Quán thọ thì khổ, Quán pháp vô ngã ”, vì vậy chỗ cốt yếu muốn nói đây là Quán thọ thì khổ, chúng ta là một Phật tử thì nên hành theo lời Phật để được lợi lạc nhiều hơn.
Còn nói về pháp xuất thế gian có nghĩa là học Phật, mà học Phật tức là học trí tuệ, bất cứ ai dù can đảm đến đâu cũng không dám nói mình không cần học trí tuệ vậy. Học Phật chính là một con đường cao thượng, con đường đưa chúng ta đến hạnh phúc chân chánh và thoát khỏi sinh tử luân hồi. Tiền bạc là vật ngoài thân, danh vọng là hư dối, những thứ này khi ta sanh ra nó không mang đến, đến chết cũng không đem theo, vì vậy chúng ta nên xem thường tiền bạc, danh vọng đừng nên coi nó là quan trọng để rồi chúng ta sống lệ thuộc vào nó và suốt cuộc đời mãi là nô lệ cho nó vì vậy chúng ta sẽ bị ràng buộc, vướng mắc để rồi chúng ta cứ trôi mãi trong ba cõi sáu đường đó mới thật sự là đau khổ.
Là một người học Phật lúc nào chúng ta cũng phải tự nhủ với lòng mình và khuyên giúp mọi người hãy cố gắng thêm lên dũng mãnh tinh tấn để vượt ra khỏi thế giới ngũ trược thập ác này.
Sắp tới Vu Lan tháng 7, Thầy có ước nguyện gì cho Mẹ? Và Thầy có thể kể vài điều về Mẹ của Thầy.
Thích Tâm Vương: Mẹ của tôi là một người rất thật thà và chất phác khi tôi còn nhỏ, ở gần Mẹ cũng được chăm lo dạy dỗ tuy gia đình bữa cháo bữa rau nhưng cuộc sống cũng cảm thấy hạnh phúc thắm đượm tình người, Mẹ tôi cũng trải qua một thời thức khuya dạy sớm để lo cho tôi từng miếng ăn để cho con có sức khỏe học hành, Mẹ tận tình lo lắng cho tôi không quản ngại gian lao hy vọng cho tôi thành tài có được công danh sự nghiệp, nhưng đâu có ngờ thời gian dần trôi tóc Mẹ đã pha sương tôi thì cố gắng học hành hy vọng sẽ làm vui Cha Mẹ, nhưng nào nào ngờ duyên số đưa đẩy khiến tôi bỏ đời phàm tục bước chân vào con đường Phật pháp theo Thầy học đạo, nguyện cầu cho thế giới hòa bình, nhà nhà được an lạc và người người được giải thoát đó là hoài niệm lớn nhất của tôi. Nhưng tôi vẫn không quên nguyện cầu cho Cha Mẹ mình ngay trong đời này luôn có cuộc sống an vui hạnh phúc và khi xả báo thân này được sanh về thế giới Cực Lạc.
Không nhất thiết là ngày Vu lan Báo Hiếu mình mới đối xử hiếu thảo với Cha Mẹ, mà bất cứ ngày nào tôi cũng nguyện cầu cho Cha Mẹ khỏe mạnh hạnh phúc, và ngày nào tôi cũng lễ lạy Cha Mẹ của mình, về sự thì Cha Mẹ không nghe không thấy nhưng về mặt lý vẫn có thể nhận được, bởi vì Cha Mẹ mình là hai ông Phật sống còn tại thế, nếu mình không tôn kính Phật sống còn tại thế thì mình lại tìm kiếm Phật ở đâu xa? Cho nên có câu nói:
“ Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không ”
Trong cuộc sống thường ngày lúc nào cũng làm cho Cha Mẹ mình an lạc, vui vẻ và hạnh phúc, làm cho Cha Mẹ mình quay đầu về con đường hướng thiện, hướng thượng chính là không bất hiếu vậy.
Hiếu trần thế bưng cơm trà nước.Hiếu xuất gia giải thoát luân hồi.
Thầy suy nghĩ gì về câu thơ này?
Thích Tâm Vương: Trong Phật giáo có nói tất cả đàn ông là Cha ta, tất cả đàn bà là Mẹ ta, vì vậy nếu chúng ta ở ngoài thế gian chăm sóc, phụng dưỡng, lo lắng cho Cha Mẹ sinh ra mình trong một đời không thiếu một thứ chi thì đó gọi là “ tiểu hiếu ”. Còn nếu mình bỏ tục xuất gia xem tất cả chúng sanh như Cha Mẹ trong đời quá khứ của mình và đem Phật pháp đến với họ để họ lánh ác làm thiện, tu nhân tích đức để được thoát khỏi sanh tử luân hồi thì đây mới chính là “ Đại hiếu ” vậy.
Hàng ngày nấu cơm thức khuya dậy sớm nhưng Thầy vẫn đảm bảo một sức khỏe tốt, Thầy có bí quyết gì để cùng chia sẻ với quý Thầy quý Phật Tử?
Thích Tâm Vương: Khi chúng ta làm bất cứ một công việc gì, chứ không nhất thiết là công việc nấu cơm thì mình nên lấy cái tâm mà làm việc chứ đừng lấy cái thân mà làm việc, nếu mình lấy cái thân làm việc mà thiếu đi cái tâm hoan hỷ thanh tịnh thì mình sẽ không làm việc nổi, còn mình làm việc với tinh thần đại chúng vì Phật pháp thì chúng ta sẽ không biết mệt mỏi.
Lục Tổ Đại Sư nói: “ Nên lấy cái tâm điều khiển công việc chứ đừng để công việc sai khiến cái tâm của mình ”.
Tôi cũng học theo lời dạy của Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát là nên thâu nhiếp sáu căn, lúc nào cũng luôn nhớ Phật niệm Phật thì Phật cũng nhớ mình, niệm mình và gia hộ cho mình, đó chính là nhân quả không hề sai lệch.
Luôn luôn nhớ Phật niệm Phật đó chính là bí quyết của tôi đó.
Thầy mong ước điều gì trên con đường tu học?
Thích Tâm Vương: Khi bước vào biển Phật pháp thì tôi chỉ hy vọng sau này được Hoằng Pháp Lợi Sanh và đồng hành cùng chúng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Hiện nay có khá nhiều Cô Phật Tử xinh đẹp dễ làm các Thầy “ gục ngã ”, vậy Thầy đã bị Cô nào “ đánh gục ” chưa?
Ví dụ: Có một Cô xinh đẹp thương Thầy và Thầy cũng bị dao động thì Thầy sẽ giải quyết ra sao để không bị ảnh hưởng tới việc tu học và không làm cho Cô đó bị tổn thương?
Thích Tâm Vương: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy “ Nếu người nào nói người phụ nữ có sắc đẹp thì người đó chưa biết quán tưởng và cũng chưa có cặp mắt trí tuệ mà chỉ nhìn bằng cặp mắt thịt một cách nông cạn ”
Nếu nói người phụ nữ đẹp thì đẹp ở chỗ nào? chúng ta cùng nhau quán tưởng xem: Từ đầu đến chân chẳng có chỗ nào là đẹp.
- Trên đầu có tóc, nếu tóc buộc lại giống lông đuôi của con ngựa không hai không khác
- Trong mắt thì ghèn, trong mũi thì có nước mũi, trong tai thì có ráy, trong miệng thì có nước giãi, đàm…
- Trên da thì có mồ hôi
- Trong bụng thì có bàng quang chứa đầy phân và nước tiểu hôi hám, như vậy người phụ nữ đẹp ở chỗ nào mà mình phải gục ngã chứ.
TRẢ LỜI PHẦN VÍ DỤ:
Đức Phật Thích Ca lúc xưa khi Ngài sắp thành đạo, ma vương cho rất nhiều ma nữ có thân tướng xinh đẹp đến quấy nhiễu Ngài nhưng chẳng có cách nào để thắng nổi Phật, bởi vì Đức Phật lúc nào cũng ở trong chánh định Ngài thấy rằng sắc đẹp là vô thường là không bền chắc nên Ngài dung thần lực của mình làm cho các cô ma nữ biến thành bà gìa nhăn nheo xấu xí, ma nữ thấy hổ thẹn mà biến đi mất.
Thì chúng ta là người học Phật là học theo đức hạnh của Ngài học theo huệ nhãn của Ngài mà quán tưởng thì hàng vạn thiên ma mình còn có thể chiến thắng huống chi là chỉ có mấy cô “ ma nữ ” ở xung quanh mình, mà mình lại bị đánh gục hay sao?
Thầy có điều gì nhắn nhủ mọi người trên con đường tu học?
Thích Tâm Vương: Trên con đường tu học chúng ta phải biết nhẫn nhục. Nhẫn cái mà người khác khó nhẫn thì mới có thể hoàn thành nghiệp lớn được. Nghiệp lớn đó là gì vậy? -> là qủa vị Phật đấy, nếu họ phỉ báng mình đánh đập mình thì phải xem họ như thiện tri thức của mình. Tại sao vậy? Bởi vì họ đang dạy mình đức tính nhẫn nhục và giúp cho mình tiêu trừ nghiệp chướng, bởi vì nghiệp chướng của mình qúa nặng, nếu không biết Phật pháp, không tu hành thì chúng ta sẽ bị đọa địa ngục chịu khổ trong vô lượng kiếp, nay chúng ta biết Phật pháp, biết tu hành thì tội lỗi của ta từ bị đọa địa ngục chuyển sang nhẹ hơn là bị người khác phỉ báng vài câu hoặc đánh đập vài cái. Lúc đó chúng ta sẽ nhận ra rằng họ chính là Thầy của mình, họ từ mặt trái mà dạy mình đấy.
Tu hành chúng ta đừng nên đi nói xấu người khác, đừng nói lỗi người khác mà hãy quán chiếu lại bản thân mình đừng bị lầm lỗi là được rồi, mình xem người khác có lỗi như chính mình có lỗi, xem người khác khổ như chính mình bị khổ cho nên mới có câu nói “ đồng thể danh đại bi ”. Mình lúc nào cũng xem mọi người như Phật như Bồ Tát còn mình là phàm phu, vì vậy nên lúc nào chúng ta vẫn luôn kính mọi người và quên đi cái bản ngã của mình, nếu được như vậy thì tu hành mới hy vọng thành tựu được.
" TÂM TA BẰNG CHÍNH VIỆC LÀM
GÓP CÔNG GÓP SỨC NHƯNG KHÔNG LÀ TA ".
( THƠ:HIỀN HUY HÒA HIỆP ).
- Sen quê màu hạ Nguyễn Đức Sinh
- “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng Mỵ (Mị) Chu, Diễn Chu, bồ cu, bồ câu … Bùi Chu” (phần 39) Nguyễn Cung Thông
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Niềm vui! Chân chính hay nghiệp lực khổ đau!? Chánh Bảo Trung
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa Tâm Tịnh thi hóa
- Trên cao gió bạt tiếng eo sèo Hồ Anh Thái
- Mồ hôi của đất Cư sĩ Liên Hoa
- Hương Vị Ngọt Lời Thầy Thích Nữ Quảng Thành
- Thăm Địa Đàng Pháp Nhật
- Em Ước Đông Ở Lại Quanh Năm Thích Nữ Quảng Thành
- Vị chay nhớ mãi! Thanh Tùng
- Dữ Kiện và Bộ Nhớ Nguyễn Thu Hoa (Dallas, TX)
- Tùy bút: Một chuyến đi Nguyễn Thiệp (Oakland, CA)
- Biển cuốn trôi đời nhau Cư sĩ Liên Hoa
- Những Lời Nói Dối Lê Bích Sơn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Bình Dương: Ngày tu An Lạc dành cho người khiếm thị tại Thiên Quang Ni Tự
- Lễ Tưởng Niệm 49 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân (20/04/1963 - 20/04/2012 ÂL)
- Quan Âm Tu Viện Trao Giải Thiết Trí Bàn Thờ Phật Đản Tại Tư Gia
- TP. HCM: Khóa Tu Gieo Hạt Từ Tâm Dành Cho Thiếu Nhi tại Quan Âm tu viện
- Lễ ra mắt TẠNG VÔ TỶ PHÁP - ABHIDHAMMA
- Phật giáo Nguyên Thủy tổ chức Đại lễ Vesak 2012
- TP.HCM: Long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2556
- Triển Lãm Tem Bưu Chính Các Nước Và Tranh Ghép Tem Đề Tài Phật giáo
- Thiền Viện Vạn Hạnh Chuẩn Bị Đại Lễ Phật Đản 2556
- Bình Dương: Thiên Quang Ni Tự - Phát Học Bổng Cho Học Sinh - Sinh Viên
Được quan tâm nhất


HIỀN HUY HÒA HIỆP.
SN: 1983.
BÚT DANH: HIỀN HUY HÒA HIỆP.
ĐỊA CHỈ: TPHCM.
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)