Tiền Sử Người Việt

Đã đọc: 749           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Mời xem tài liệu bên phải

Nam Mô A Di Đà Phật!

 

Cảm ơn Thầy về bài bàn luận Chữ Quốc Ngữ & vai trò của các giáo sĩ Phương Tây, trong đó có LM Alexandre De Rhodes trong sự nghiệp La tinh hóa văn tự Việt.

Trong các dẫn chứng của Thầy cho thấy, giới trí thức Việt rất sáng suốt khi đánh giá, nhận định dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển Tiếng Việt, để khẳng định Tiếng Việt, Tiếng Ta, Tiếng Nói Ông Bà, Tiếng Mẹ đẻ chính là Tiếng Quốc Ngữ, Chữ Quốc Ngữ của một Dân Tộc Độc Lập, Tự Do & có Chủ Quyền.

Với tư cách một người Nghiên cứu có kiến thức Ngôn Ngữ, Lịch sử, Văn Hóa và những ngành khoa học Tân Nhân Văn hiện đại liên quan. Tôi xin mạn phép chia sẻ với Thầy một vài vấn đề về Lịch Sử Văn Hóa liên quan mật thiết tới nguồn gốc Tiếng Nói, Chữ Viết của Dân Tộc Việt Nam từ thời Tiền Sử.

Từ nhiều nguồn của khoa học khám phá Nguồn gốc Loài Người & Hành trình của Nhân Loại trên Thế giới và Việt Nam, cho thấy Con người & Đất Nước Việt Nam thời Tiền Sử được khái quát trong một nhận định:

 

“Những năm cuối thế kỷ XX, bùng nổ thông tin gây chấn động:“Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện ở Châu Phi 200.000 năm trước. Khoảng 70.000 năm trước, theo ven biển Ấn Độ Dương, người từ châu Phi di cư tới Việt Nam. Nghỉ lại ở đây 20.000 năm để gia tăng nhân số, 50.000  năm trước, người từ Việt Nam lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á và chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước, do khí hậu phía Bắc được cải thiện, người từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục. 30.000 năm trước, từ Siberia vượt qua eo Bering, chinh phục châu Mỹ…”Giới khảo cổ học choáng váng. Tuy nhiên, khám phá từ ADN không thể nghi ngờ! Như vậy, thực tế cho thấy, con người đã có mặt tại Việt Nam từ 70.000 năm trước. Nhưng thổ nhưỡng và khí hậu khắc nghiệt đã xóa đi mọi dấu vết của họ, khiến cho 40.000 năm chìm vào đêm tối!

Người từ châu Phi tới Việt Nam là ai? Chưa bao giờ di truyền học trả lời câu hỏi rất quan trọng này. Dựa trên bằng chứng khảo cổ là những cốt sọ, nhân học đưa ra lời đáp: “Vào thời đồ đá, trên đất Việt Nam xuất hiện hai đại chủng Australoid và Mongoloid. Họ hòa huyết với nhau và con cháu họ hòa huyết tiếp sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc nhóm loại hình Australoid. Sang thời kim khí, người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở thành chủ thể dân cư. Người Australoid biến mất khỏi đất này không hiểu do di cư hay đồng hóa?” Đây là khám phá quyết định chiều hướng của lịch sử: những con người được sinh ra ở Việt Nam 70.000 năm trước làm nên dân cư và văn minh Phương Đông!”

 

Trong bối cảnh lịch sử này, chúng ta có thể thấy vô số những câu hỏi về Đất Nước Việt, Con Người Việt & Tiếng nói-Chữ viết Việt.

Để giải đáp câu hỏi này, Chúng tôi, nhóm nghiên cứu Lịch Sử Văn Hóa Việt Cổ, Viện Nghiên Cứu Văn Hóa Minh Triết – VUSTA, xin kính gửi đến Quý Thầy Thượng Tọa Thích Nhật Từ Tác phẩm “TIỀN SỬ NGƯỜI VIỆT”  của Tác giả, Nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy.

Với mong muốn chia sẻ kiến thức về Cội Nguồn Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc, nhất là Tiếng Mẹ đẻ, sau gọi là Chữ Quốc Ngữ.  (X. Chương VIII & IX)

Trân Trọng!

Lê An Vi tức Lê Hữu Khánh, Đời thứ 19, Dòng họ của Đại Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

ĐT: 0904898957; FB: Anvi Lê ; E: khatsi235@gmail.com

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập