Ươm thiện lành tuổi thơ

Đã đọc: 647           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tiến sĩ khoa tâm lí học kiêm thiền sư người Anh David Fontana và nhà tâm lí học Ingrid Slack, chuyên khảo sát về các hoạt động trẻ em, tin rằng nếu các em hành thiền hằng ngày thì đời sống của chúng sẽ tốt hơn.

EM TẬP NGỒI THIỀN

(Viết tặng các cháu thiếu nhi)

 

Ngồi bình yên tập thở

Thực hành bài định tâm

Thở nhẹ và thầm niệm:

Nam mô Quán Thế Âm

 

Lòng em thật hiền hoà

Muốn dâng đời đoá hoa

Yêu gia đình thắm thiết

Thương nghĩa mẹ, công cha…

 

Mỗi ngày, năm… mười phút

Em thực tập ngồi thiền

Sách đèn thêm thông sáng

Thêm niềm vui bình yên.

 

(Báo Giác ngộ, 18-4-2014)

---------

 

MỘT SỐ SƯU TẦM THAM KHẢO:

 

* Có thể thay câu niệm “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát” bằng các chân ngôn, bằng các câu niệm danh hiệu khác của các bậc thánh nhân giác ngộ - mang phẩm chất trí tuệ, từ bi.

(Bồ-tát Quán Thế Âm là một vị cổ Phật thời quá khứ xa xưa đang hành Bồ-tát đạo; nhiều người dù không theo đạo Phật vẫn có lòng chánh tín ở Ngài).

 

* Thí nghiệm của nhà khoa học M. Emoto và các cộng sự cho thấy, khi dán 2 mẩu giấy mang tên người có tính cách tốt-xấu khác nhau vào 2 chai nước, thì cấu trúc và chất lượng nước cũng biến đổi khác nhau. Thí nghiệm này giúp hiểu rõ hơn thần lực của các danh hiệu thánh nhân, các chân ngôn… (Theo báo Giáo Dục & Thời Đại Chủ Nhật số 47 năm 2006).

 

* “Tiến sĩ khoa tâm lí học kiêm thiền sư người Anh David Fontana và nhà tâm lí học Ingrid Slack, chuyên khảo sát về các hoạt động trẻ em, tin rằng nếu các em hành thiền hằng ngày thì đời sống của chúng sẽ tốt hơn. Họ đề nghị các bậc cha mẹ nên dẫn các em đến những nơi có tổ chức tu tập thiền định để nhờ các vị thiền giả dạy thiền cho các em, bởi vì “chúng ta càng giúp cho trẻ em có sự an bình cho cơ thể thì chúng ta càng có nhiều cơ hội tốt hơn để giúp cho các em không trở thành những kẻ sát nhân sau này”.

Nhưng đừng cố ép con tập thiền.

Thiền nhìn chung là tốt cho sức khỏe, tâm trí. Nhưng mỗi trẻ có một đặc điểm tâm sinh lí riêng. Và trẻ nhỏ, không phải bé nào cũng nắm bắt được nhiều yêu cầu của việc ngồi thiền. Do vậy, bạn đừng cố ép con mình tập thiền, nếu thực sự điều đó không thích hợp với bé.”

(Trẻ tập thiền: giúp con thông minh, bớt nghịch. Thùy Dung; suckhoegiadinh com vn).

 

* “Các phương pháp thiền khuyến khích sự thở sâu từ cơ hoành, được biết đến với chức năng nuôi dưỡng các cơ quan cần thiết và làm tăng các mức độ năng lượng, tăng tỉ lệ trao đổi chất và tái sinh các khu vực trì trệ của cơ thể.

(…) 20 năm trước khi chúng tôi đề nghị các bệnh nhân tập thiền để có sức khoẻ, chúng tôi thường gặp phải những thái độ hoài nghi. Giờ đây người ta đến các khoá học thiền ngày càng đông. Một công trình nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Benson và Wallace cũng như hàng nghìn các nghiên cứu khoa học đã cho thấy các lợi ích vật chất và tinh thần của thiền và đặt nó ở một vị trí tuyệt vời, như một câu nói của người Scotland như sau “nó tốt cho những gì làm bạn đau đớn” mà không có tác dụng phụ nào cả. Bên cạnh đó, sự thiền định còn cung cấp cho người ta thêm năng lượng và khiến họ suy nghĩ tốt hơn, tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung và nâng cao tính sáng tạo.”

(Trí Tuệ Nổi Trội; Karen Nesbitt Shanor-tiến sĩ sinh học; viết chung với John Spencer- tiến sĩ y học. Dịch giả: Vũ Thị Hồng Việt; NXB Tri Thức, 2007).

 

* “Một nghiên cứu xuất sắc đánh giá vai trò của sự cầu nguyện (cho người khác) trong việc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa tim Randolph Byrd tiến hành đã khích lệ rất nhiều các nghiên cứu sau đó. (…) Các nhóm tôn giáo khác nhau được cử đến để cầu nguyện cho các bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện (bệnh nhân không biết). (…) Các bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện ở một số khu vực so sánh với những người trong nhóm không cầu nguyện: Họ dùng thuốc kháng sinh ít hơn năm lần; họ ít bị mắc chứng phù ở phổi hơn ba lần; không ai trong số họ cần đến ống thở (…); và có rất ít bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện bị chết.”

(Trí Tuệ Nổi Trội; Karen Nesbitt Shanor-tiến sĩ sinh học; viết chung với John Spencer- tiến sĩ y học. Dịch giả: Vũ Thị Hồng Việt; NXB Tri Thức, 2007).

 

* “(Nhắc lại lời ngài Đa-ram) Năng lượng linh hồn là năng lượng ở ngoài electron và ngoài proton. Nhưng tâm năng mạnh mẽ vô cùng, nó có khả năng tác động lên lực hấp dẫn. Năng lượng của nhiều tâm có một sức mạnh lớn lao. Có tâm năng tích cực và tâm năng tiêu cực, chúng gắn liền với nhau.(…) Tâm năng tiêu cực (xấu ác) có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh, khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch...”

(Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu; E. Munđasep-giáo sư tiến sĩ y học; dịch giả: Hoàng Giang).

 

* “Bạn là một thỏi nam châm sống. Bạn hút – theo đúng nghĩa đen của từ này – người, vật, ý tưởng và các tình huống có tần số năng lượng rung động và cộng hưởng như của bạn về phía mình. Trường năng lượng của bạn thường xuyên thay đổi, nó phụ thuộc vào suy nghĩ và cảm xúc của bạn, và vũ trụ giống như một chiếc gương phản chiếu chính xác nguồn năng lượng bạn đã “tạo ra”. Suy nghĩ và cảm xúc của bạn mãnh liệt bao nhiêu thì lực hút sẽ mạnh bấy nhiêu. Quá trình này không đòi hỏi bất kì một sự nỗ lực thật sự nào, nam châm không phải “cố” hút vật – mà đơn giản, nó có đặc tính hút vật. Và bạn cũng vậy! Bạn vẫn luôn trong quá trình hút thứ gì đó vào cuộc sống của mình.”

(Người Nam Châm – Bí Mật Của Luật Hấp Dẫn; Jack Canfiel & D. D. Watkins; người dịch: Thu Huyền & Thanh Minh).

 

* Ông Nguyễn Chung Tú (nguyên hiệu phó trường đại học Hùng Vương, giáo sư tiến sĩ vật lí) nói: “Có thể nói rằng gien nghiệp là cái do mỗi người tự tạo cho mình. Khi một người chết đi, thân thể vật lí của người ấy tan hoại, nhưng cái nghiệp ấy vẫn tiếp tục di truyền qua nhiều đời sống của người ấy.” Ông nhắc lại lời một học giả khác rằng: “TÂM TÍNH LÀ ĐỊNH MỆNH” - một câu nói rất quan trọng. (Theo nguyệt san Giác Ngộ số 17 năm 1997).

* “Nếu ngài thấy rằng ý thức của mình được chia sẻ bởi tất cả con người khác sống trên trái đất này, lúc đó toàn bộ cách sống của ngài sẽ đổi khác. (…) Muốn chuyển hóa thế giới, chuyển hoá sự khốn khổ, chiến tranh, nạn thất nghiệp, nạn đói, sự phân chia giai cấp và tất cả sự hỗn loạn khắp nơi thì chúng ta phải chuyển hóa chính bản thân mình”.

(Danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti - được Liên Hiệp Quốc tôn vinh) – (Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng; J.Krishnamurti; dịch giả: Phạm Công Thiện).

 

* Mọi sự tu học, mọi sự thực hành hướng thiện (hoặc hướng thượng) chân chính đều nhằm mục đích MINH TÂM (tỉnh sáng tâm ý), và có thể nâng cao là KIẾN TÁNH. Vì thế xin gợi ý mẫu số chung:

“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.”

(Đường Về Minh Triết; nxb Văn Nghệ, 2007; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn).

 

* Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại MỘT NỀN VĂN MINH MỚI.” (Báo Giác Ngộ số 15/1991).

----------------------------------

  

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập