Tình Tâm Linh Như Núi, Tình Tâm Linh Như Biển

Hôm rồi mình thấy vui và ý nghĩa vì thầy Năm Sắc bên Thái Lan cùng với một nhóm quý thầy và sư cô bên đó trình diễn một bản nhạc mình sáng tác Thầy Mãi Cùng Con Mơ Giấc Đại Đồng. Tăng thân có một thiền đường lớn cả ngàn người ngồi ở New York tên là Đại Đồng. Sư ông ưa quan niệm Đại Đồng, vì Đại Đồng là lý tưởng muôn đời của Châu Á, và các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam đều phát âm tiếng Đại gần giống nhau.
10 năm trước (2010), mình có ở đó trong chúng Làng Mai. Sau đó (2011), mình đã rời chúng, không còn là thành viên của Làng Mai. Vì thế mình ấm áp vì thi thoảng vẫn còn một số người nhớ mình và còn biểu diễn những bài hát mình sáng tác nữa. Tiếc là thầy Năm Sắc còn bận nên chưa gửi file quay biểu diễn bài đó.
Ảnh: Tăng Thân Làng Mai Thái Lan
Bản nhạc này mình nhớ có ý tưởng sáng tác khi tắm biển Vũng Tàu. Mình cùng một nhóm quý thầy ra biển tắm. Rồi quý thầy chơi bóng chuyền, trong khi đó mình vẫn trầm ngâm dưới nước. Mình lội ra xa đến chỗ nước tới cổ và đứng đó ngắm biển. Mỗi khi sóng nhẹ đánh vào là mình nhón chân để không bị ngập mặt. Khi sóng lớn thì mình nhảy lên để mặt không ngập mà chú tâm sáng tác nhạc. Khi đứng giữa lằn ranh bước ra tí nữa là ngập đầu lúc đó, mình thấy biển thật lớn lao như vô tận. Biển thật sâu chiều sâu trí tuệ. Biển bao dung đón bao sống lớn về mà vẫn không đầy. Vì biển bốc thành mây bay lên trời rộng. Cảm hứng về biển lúc này cho mình viết được hết ý bài hát ấy khi diễn tả Tăng Thân:
Thầy vẫn tìm con trên đường Hiền Thánh
Giòng sông ngày ấy giờ đã ra khơi
Rộng ngàn sóng biếc dâng tình thương lớn
Người ngời ánh sáng đại trí chiều sâu
Độ lượng đón khắp các châu chảy về
Hẹn bốc thành mây mưa mát địa cầu.
Bài hát này mình đã thai nghén 2 năm trước, năm 2008. Cảm xúc đầu tiên là ở Phương Bối Am, khi mình đang leo lên một ngọn cây cao lắm. Lúc đó mình lái xe máy đi ra khỏi tu viện với thầy Pháp Hoan mua cái gì đó ở Bảo Lộc. Xong việc mà còn sớm, mình hứng chí bảo chàng muốn đi Phương Bối Am, nơi sư ông Nhất Hạnh nửa thế kỉ trước đã mua và tu tập. Sư ông có dựng một cốc gỗ cho sư ông Trúc Lâm (Thanh Từ). Pháp Hoan đồng ý vì cả hai ở Bát Nhã một hai năm mà vẫn chưa có dịp lên đó thăm cho biết. Sau khi hỏi thăm vài người thì được chỉ đến, nơi đó vật đổi sao dời, là đất của ông Sơn núi, một thi sĩ kì dị vừa qua đời năm nay 2020. Mình cảm thấy mừng rơn và cảm động được đặt chân lên khu đất đã trở thành huyền thoại ngày xưa Thầy mình, ngài thiền sư Nhất Hạnh, đã ở đây với bao ước mơ hiện đại hoá Phật Giáo. Anh con của ông Sơn dẫn 2 người đi thăm Thiền Duyệt Thất, cốc sư ông Trúc Lâm vẫn còn đây dù đã xuống cấp. Nửa thế kỉ vẫn còn cốc gỗ! Có lẽ sư ông Làng Mai ngày đó thương yêu sư ông Trúc Lâm lắm nên mới làm cái cốc gỗ tốt như thế này. Trước khi đi xa, sư ông Làng Mai có làm một bài thơ Đề Thiền Duyệt Thất nổi tiếng tiên đoán về tương lai hai người tặng sư ông Trúc Lâm. Rồi mình thấy có một cây cao. Anh ấy bảo có lẽ cây này là do sư ông trồng hiếm hoi còn sống. Thế là mình trèo lên. Hình như đã lâu lắm rồi mình chưa trèo cây nên vất vả. Nhưng lên cao, khoảng vị trí nhà lầu ở tầng 3, thì gió mát rười rượi. Mình nhìn thấy thầy Pháp Hoan và anh kia ở dưới, xa xa. Tự dưng mình nhớ bài thơ Bên Mé Rừng Đã Nở Rộ Hoa Mai trong đó sư ông dõi theo từng dấu chân của đệ tử để tìm về mà theo cảm nhận chủ quan của mình, đây là bài thơ tiếng Việt hay nhất thế kỉ 20. Rồi mình nhớ đến những đêm sư ông đốt lửa lớn ở đây quây quần cùng một số người cùng chí hướng. Họ đã nướng khoai, Pháp Đàm, và ngồi thiền truy cầu tâm linh. Trên đọt cây cao đó, mình cảm thấy quá thương yêu sư ông! Ngay trên cành cây cao, những note nhạc bay lượn:
Một đêm cao nguyên giăng giăng sương muốt khơi.
Giữa tiếng thông reo đại ngàn
Trắng xoá ngát hương sứ thơm
Từ lâu lắm, Thầy đã ở đây…
Đốt hết bao đêm tuổi trẻ
Ánh sáng khát khao vút lên
Tâm linh xưa vang vọng mãi…
Nhưng sau đó viết thêm được một số đoạn thì bế tắc trong ý tưởng nên dừng lại. Phải đến 2 năm sau dưới biển sâu, trước kia là trên núi cao, mình mới hoàn thành được bản nhạc mà mình cho là tuyệt đẹp! Đúng là quân bình âm dương!
Nhưng rồi đoạn trên về Phương Bối đã bị thầy Pháp Xa khai tử. Chàng bảo ông viết đoạn ấy cũng hay về kỉ niệm Phương Bối. Nhưng nó không xứng tầm với bài hát quá hay này. Ông phải bỏ đoạn ấy đi với dạt dào kỉ niệm nhưng cục bộ địa phương và thay vào bằng đoạn gì có ý toàn cầu như óc toàn cầu của ông ấy. Kiểu như sáng thao thức Sài Gòn, chiều Bordeoux nhung nhớ. Thế là mình viết lại. Lục trong lịch sử, mình muốn diễn tả cái cảnh toàn cầu mà sư ông đã bước chân qua, mà văn minh nhân loại đang tụ hội về 3 đỉnh Bắc Mỹ, Tây Âu, và Đông Á. Thế là Vienna, thủ đô Áo nơi âm nhạc của Mozart du dương khi sư ông đến giảng bài, rồi ở biên giới hai miền Nam Bắc Đại Hàn nơi sư ông đã gióng tiếng chuông cho hoà bình 2 miền, rồi Princeton, nơi sư ông học tập và ngộ đạo:
Nhạc xuân chư thiên reo vang tươi phố Vienna
Gióng tiếng chuông xưa Đại Hàn
Gió trút lá Princeton
Từ lâu lắm, Thầy đã ở đây
Đốt hết bao đêm tuổi trẻ
Ánh sáng khát khao vút lên
Tâm linh xưa vang vọng mãi
Cây bỗng ngừng, hương thắm nồng, ấm áp đất trời âm vang
Mây tán dần, tung gió ngàn, cháy loé sáng vì sao băng…
Cảm ơn Pháp Xa sau này đã giúp mời ca sĩ hát rất hay. Mời mọi người cùng nghe bản nhạc này, Thầy Mãi Cùng Con Mơ Giấc Đại Đồng, qua giọng tốp cả SMS: https://nhac.vn/bai-hat/thay-mai-cung-con-mo-giac-dai-dong-sms-phap-can-sojzWbj
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Niềm vui! Chân chính hay nghiệp lực khổ đau!? Chánh Bảo Trung
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa Tâm Tịnh thi hóa
- Câu chuyện về Thi Ca Huyền Không
- Trăng Thu Vĩnh Hảo
- Sống thiền Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
- Truyện tranh “ Nghao Sò Ốc hến” Đã Quá Nhiều Nhân Nhượng Khi Hình Ánh Tăng, Ni Bị Xúc Phạm Quá Nhiều Dương Kinh Thành
- Ngụ Ngôn Năm Sửu Lan Tím Nguyễn Thị Diệu L
- Du hành thời gian Chuồn Chuồn
- Sự sống là vĩnh hằng Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
- Gieo Ruộng Phước Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Tự do Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
- Đắm say Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
- Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes - các cách dùng chúa nhật/chúa tàu/chúa nhà/thiên chúa (phần 6A) Nguyễn Cung Thông
- Hiếu Thảo Với Mẹ Cha Đầy Đủ Có Bốn Phần Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)