Tiếng gọi “Thầy”

Thầy, tiếng gọi “Thầy” sao nghe thân thương thế!
Thật hạnh phúc chừng nào khi tôi vẫn còn được gọi tiếng Thầy, vì không phải ai cũng đủ diễm phúc có thể được gọi tên ấy, có những vị không được gọi tên ấy kể từ khi còn làm Sa-di.
Trong tiếng Pāli gọi là Āchariya và Sāvaka, chữ Nho thì Sư – đồ, còn dịch qua tiếng Việt chúng ta gọi là Thầy – trò; tình Thầy trò trong chốn thiền môn xứ Huế.
Tôi xuất gia năm mười bảy tuổi, với cái tuổi lưng chừng cuộc đời đó, lưng chừng cả kiến thức và cả kỹ năng sống, trong khi cả các bạn đồng trang lứa đang háo hức, định hướng cho những lối rẻ vào đời. Tôi vào chùa.
Cũng không biết Thầy đã la tôi bao nhiêu lần nữa, nhưng tôi luôn giữ tâm niệm cung kính đối với Thầy, vì tất cả Thầy chỉ muốn tốt cho tôi nói riêng, cũng như cho đạo pháp nói chung. Tôi còn nhớ mỗi lần sắp xếp chậu hoa là Thầy lại nói: sắp chậu thì phải sắp cho thẳng, không những thẳng hàng ngang mà còn phải thẳng hàng dọc; nó cũng giống như tâm của mình, phải luôn ngay thẳng như vậy; hay nhổ cỏ thì phải nhổ cho sạch, thật ra đó không chỉ đơn thuần là nhổ cỏ dại ở chậu, mà nó còn thể hiện tích cách của mình, nếu nguời tính cách gọn gàng, chu đáo, thì họ sẽ không để cỏ sót lại như vậy. Những gì Thầy dạy không chỉ qua những con chữ mà còn qua những việc làm nhỏ hằng ngày, từ những kỷ luật, quy định trong chùa.
Tôi đã từng nghe rằng “Giáo bất nghiêm, sư chi đoạ”. Câu này xuất phát trong Tam tự kinh Trung Hoa, nói về một người thầy kiểu mẫu theo thời đại bối cục văn hoá thời điểm ấy. Thật ra người Thầy không sợ đoạ để rồi phải nghiêm khắc, mà sự nghiêm khắc của người Thầy chỉ vì muốn tốt cho người đệ tử, để người đệ tử không bị lầm lạc, hay bị cuốn đi bởi những đợt sóng khen chê danh lợi giữa cuộc đời.
Thầy vẫn luôn vậy, vẫn luôn dõi theo chúng tôi, những người con mà chính người đã nuôi dạy. Chẳng có người cha, người Thầy thật sự nào lại bỏ rơi con cái, đệ tử của mình; nhưng chỉ có người con ham chơi, rong ruổi theo những thú vui bên ngoài, như kinh Pháp hoa có ví dụ về những đứa trẻ ham chơi, không chịu chạy ra khỏi ngôi nhà lửa đó.
- Sen quê màu hạ Nguyễn Đức Sinh
- “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng Mỵ (Mị) Chu, Diễn Chu, bồ cu, bồ câu … Bùi Chu” (phần 39) Nguyễn Cung Thông
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Niềm vui! Chân chính hay nghiệp lực khổ đau!? Chánh Bảo Trung
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa Tâm Tịnh thi hóa
- Câu Chuyện Đầu Năm Xuân Canh Tý Viên Hoa Nghiêm
- Là Tác Giả Cộng Tác Với Đạo Phật Ngày Nay Hơn 20 năm qua Thích Pháp Bảo
- Thích Nhất Hạnh: Người đánh khẽ tiếng chuông tỉnh thức cho thế giới Nguyễn Hữu Liêm
- Xin đừng bỏ rơi Dân tộc Thích Pháp Bảo
- Tìm Pháp Thích Nghi Để Tu Nguyên Giác
- Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên nên thôi lấy các chú tiểu nhỏ ra “làm con tin” Thích Pháp Bảo
- Gặp lại vầng trăng Lê Bá Bôn
- Góp Ý Với Đoan Hùng Tùy Bút Về Chữ La Tinh Trần Trọng Sĩ
- Thơ Văn Tưởng-Niệm Đại Trí Bồ-Tát Thích Trí Quang Hồng Danh
- Quán Tưởng - Lời Phật Dạy Nam Phương
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Lễ Phật đản PL.2565 - DL.2021 trực tuyến tại chùa Liên Phái
- Công tác chuẩn bị Khóa Bồi dưỡng nghiêp vụ Thông tin Truyền thông Phật giáo thời 4.0
- Triết học có và không của Phật giáo Ấn Độ
- Cáo bạch Hòa thượng Thích Trí Huệ viên tịch
- Lễ tưởng niệm 2565 năm ngày Đức Phật nhập niết bàn tại chùa Liên Phái
- Khai mạc triển lãm sách và thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Pháp thoại nhân dịp kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia
- Chùa Hồ Thiên: Ngôi cổ tự trên non thiêng Yên Tử
- Phát hiện tượng Phật dưới tháp Lôi Phong tại Hàn Châu
- Tranh Mạn-đà-la cát nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)