Thơ Văn Tưởng-Niệm Đại Trí Bồ-Tát Thích Trí Quang

Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang viên-tịch ngày 8-11-2019,trụ thế 97 tuổi,72 hạ lạp, đã để lại di-huấn 6 điểm, điểm chính : không bàn thờ, không bát nhang, không báo tang, không phúng điếu, không vòng hoa, không đưa đám.
Theo Tiến sĩ Thái Kim Lan, Đức Quốc: ”Ngài là Bậc Đại Tri…Lời dặn của Ngài qua di-huấn làm chấn-động trong nước và trên thế giới… Những lời di-huấn có tính cách-mạng,thay đổi tư-duy trong nếp sống Nhà Chùa và nghi-lễ.” (1)
Theo Giáo sư Trần Kiêm Đoàn: lời di-huấn “quá đơn giản, ngoài tầm dự-tưởng bình thường, làm cho đại chúng ngỡ ngàng.”(2)
Theo di-huấn, Ngài muốn đám tang của Ngài nhanh gọn, đơn giản, không tốn kém, gây phiền hà, một bát nhang cũng không. Di-ngôn “Người để lại cũng đã trở thành viên gạch đầu tiên làm nền-tảng xây dựng văn-hóa sinh-tử cho Giáo-Hội Phật-Giáo hiện nay. Thật giản dị, nhưng vô cùng mầu-nhiệm.”(3)
Cuộc đời của Ngài: sống và hành đạo đặt trên nền tảng triết-lý Phật-Giáo VÔ-NGÃ. Qủa thật vậy, chúng ta hãy nghe Hòa-Thượng Thích Nguyên Trí, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Điều-Hành G.H.P.G.VN.T.N. Hoa Kỳ: ”Ngài đi tu nhưng không có một ngôi chùa.Đối với đời người, chúng ta ai cũng muốn danh lợi, nhưng đối với Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, Ngài chỉ là một ÔNG THẦY TU.”(4) Nhận-định trên đúng như lời nói của Ngài: ”Rốt cuộc, tôi không biết gì, không có ý-định gì cả. Nên cuộc đời tôi không vẫn hoàn không. Không có gì đáng nhớ, đáng nói. Không vẫn hoàn không. Là PHẬT cho, tôi mới được như vậy.” Không vẫn hoàn không chứa đựng toàn-bộ tuệ-giác của Phật-Giao. Thầy Thích Pháp Bảo giải-thích: ”KHÔNG - hoàn không tại Phật-Duyên đã TRÒN…Tánh KHÔNG đã được NGÀI thực-thi trọn-vẹn trong đời hiện tại.”(5)
Ngài TRÍ QUANG là bậc ĐẠI TRÍ BỒ-TÁT, thị-hiện ở thế-gian để cứu-độ ĐỜI-ĐẠO và Chúng-sinh, ra đi để lại di-sản gì? Theo Thượng-Tọa Thích Nhật TỪ, Ngài để lại ba di-sản chính:
1. Lãnh-đạo Phong-trào đấu-tranh Phật-Giao năm 1963.
2. Để lại XÁ-LỢI THƯỢNG-THỦ đầu tiên, duy nhất trên thế giới, biểu-tượng cho trí-tuệ siêu-việt.
3. Hơn 40 dịch-phẩm KINH, LUẬT, LUẬN(6)
Ngài là LINH-HỒN cuộc đấu-tranh năm 1963. Mục-tiêu đã được giải-thích rõ-ràng trong cuộc mít-ting vào sáng ngày 8-5-1963 tại khuôn viên Chùa TỪ-ĐÀM. Xin xem bài: ”PHÙ ĐỔNG” của Hoàng Nguyên Nhuận. Trong bài nầy, tác giả nêu rõ:”Để chung vai góp sức vào nỗ-lực kiến-tạo Hòa-Bình Dân-Tộc, Độc-Lập Quốc-Gia, Cách- Mạng xã-hội”(6b) Học-Gỉa Nguyễn Đắc Xuân dấn-thân, nhiệt-tình tham-gia cuộc đấu-tranh, biết rõ hơn ai hết về mục tiêu cao-cả: ”Ngọn Lửa QUẢNG ĐỨC là một cái mốc Lịch-Sử đặc-biệt trong tiến-trinh tranh-đấu bảo-vệ Dân-Tộc VIỆT-NAM.”(7)
Lý-tưởng hành-đạo của một Người đi tu, và mục-tiêu cống-hiến cuộc đời mình trong Vị Thầy Tu đó: ”Ngài là bậc Chân Tu, đã hy-hiến cuộc đời để đương-đầu với mọi tình-thế gian-nguy, nhằm Bảo-Vệ PHẬT-GIÁO và Dân-Tộc.”(8) Vì biết cuộc đấu-tranh có Chính-Nghĩa, nên đã tham-gia vào ngày đầu khi Ngọn Lửa Thiêng bùng-phát, gần-gũi với Thầy TRÍ QUANG, nhắm mục-tiêu rạng-ngời để tiến tới: ”Ông cầm đầu cuộc vận-động đòi bình-đẳng Tôn-Giao, chủ-quyền cho Dân-Tộc và Hòa-Bình tại Việt-Nam.”(9)
Nếu Bồ-Tát thị-hiện giữa đời để cứu-độ, thì trong cơn khói lửa, vị Anh-Hùng xuất-hiện kịp thời. ”Lịch-Sử đã chọn Hòa Thượng Thích TRÍ QUANG để giải-quyết những vấn-đề Dân-Tộc, trong đó Phật-GiáoViệt-Nam đứng mũi chịu sào.”(10)
Hãy nhìn rõ bước đi của Ngài để hiểu rõ bản-chất của một Bậc CHÂN-TU: hãy xem con đường Ngài dấn-thân mới biết đích-thực tấm lòng của một vị BỒ-TÁT với Đạo với đời. Năm 1946, Thầy theo Ngài Trí Độ ra Hà-Nội thành-lập Phật-Học-Viện tại Chùa Quán-Sứ. Ở Huế, Hòa Thượng TRÍ QUANG hoạt-động trong Hội Phật-Học Cứu Quốc, bị thực-dân Pháp bắt giam. Đầu năm 1947, giặc Pháp chiếm tỉnh Quảng-Bình, Ngài vào chiến-khu kháng-chiến. Ngài ý-thức sâu-xa nỗi khổ-nhục mất nước. Vì nước mất, nhà phải tan, đạo ắt phải tàn. Đọc lịch-sử nước nhà từ cuộc xâm-lăng của thực-dân Pháp qua Mỹ chắc biết rõ điều đó. Hòa Thượng TRÍ QUANG nói: ”Không ai yêu-thương Đất Nước và Dân-TỘC mình cho bằng chính mình.” Không có giải-thích sâu-sắc chân-lý rạng-ngời: Đạo-Pháp đồng-hành cùng Dân-Tộc suốt hai ngàn năm qua, bằng câu nói của ĐẠI SƯ: ”Trước khi trở thành Phật-Tử, tất cả chúng ta đã là người VIÊT-NAM.” Trong mỗi con Người Việt-Nam có Tuệ-Giác Phật-Giáo như dòng suối Cam-Lồ thấm-nhuần. Bóng Bồ-Đề tỏa mát đường đi của Dân-Tộc.
“Đại Lão Hòa Thượng Thích TRÍ QUANG là Bậc HÙNG-SƯ TRÍ-TUỆ của Phật-Giáo Việt-Nam… chấp bút soạn-thảo Hiến-Chương G.H.P.G.V.N.T.N., và là một trong những bậc lãnh-đạo tài-đức sáng-lập nên Giáo-Hội này.”(11) Sa-môn Thích Chơn Thành đã nói về sự đạt đạo của Ngài: ”ĐẠI BỒ-TÁT TRÍ QUANG là một Thiên-tài Phật-Giáo Việt-Nam trong thế-kỷ hai mươi.”(12) Ngài ở đâu trong Lịch-Sử Phật-Giáo Việt-Nam: ”Nữa sau thế-kỷ hai mươi, nhân-vật TRÍ QUANG có một chỗ đứng đặc-biệt trong Phật-Giáo-Sử và Lịch-Sử Việt-Nam.”(13) Soi rọi vào Lịch-Sử Việt-Nam một cách tinh-tường với Giao-Sư Võ Văn Ái, Pháp Quốc: ”Hai ngàn năm Phật-Giáo Việt-Nam đã quy-tụ vào một Con Người.Đó là CAO TĂNG THÍCH TRÍ QUANG."(14)
Nếu ngày xưa, Thái Tử Tất Đạt Đa từ bỏ ngai vàng, vào rừng sâu, núi thẳm, chịu trăm cay nghìn đắng, tu-hành, tìm Chân-lý Giai-Thoát Cứu-Độ muôn loài, thì với Bồ-Tát TRÍ QUANG suốt cuộc đời tu-hành của Ngài là: ”Do Từ-Bi, mình tự đưa mình ra chịu khổ cho Người.”(15) Đứng ra lảnh sứ-mệnh thiêng-liêng trong cơn khói lửa, và giữa biển lửa, đóa HOA SEN đã mọc lên rạng-ngời thơm-ngát. ”ÔN đúng là bậc LONG-TƯỢNG THIỀN MÔN nhân-tài Dân-Tộc với cuộc sống đầy dung-dị.”(16) Các bậc cao tôn thạc đức trong Đạo mới nhận-định đúng về Ngài: ”ÔN đã tôn xưng Ngài Quảng Đức là Bồ-Tát. Nay,Phật-Giáo Việt-Nam có thêm một vị BỒ-TÁT nữa. Hai Ngài là biểu-trưng cho TỪ-BI và TRÍ-TUỆ.”(17) Ngày xưa, dưới cội bồ-đề, khi sao mai vừa mới mọc, Phật Thich Ca chứng quả Vô Thượng BỒ-ĐỀ Chánh Đẳng Chánh Giác. Năm 1963, khi Ngọn Lửa QUẢNG ĐỨC bùng lên soi sáng Việt-Nam và toàn thế giới, Ngài Trí Quang đạt quả ĐẠI TRÍ BỒ-TÁT A-LA-HÁN. Với Ánh-Sáng nhiện-mầu, Nhị Vị đã chiến-thắng ma-vương. Thứ ma-vương, vô-minh đã gieo rắc tai-ương khổ-nạn triền-miên cho Đạo-Pháp và Dân-Tộc.
Đối với PHẬT HOÀNG Trần Nhân Tông, cần phải trải qua một thời-gian dài, thật dài mới xác định được hình ảnh, vị-thế, tầm-vóc trong Phật-Giáo-Sử Việt-Nam. Nhưng đối với ĐẠI TRÍ BỒ TÁT TRÍ QUANG, chỉ cần một thời-gian ngắn đủ minh-định tầm-vóc, danh-vị trong Phật-Giáo-Sử và trong Lịch-Sử Việt-Nam. Cuộc đấu-tranh bình-đẳng tôn-giáo với năm nguyện-vọng 1963 và những năm sau đó, dù với bất cứ chiến-thuật nào, phương-tiện nào, hình-tướng nào, kế-hoach diễn ra như thế nào, chung –quy cũng đấu-tranh với mục-tiêu duy-nhất tối-thượng: vì Đạo-Pháp vì Hòa-Bình cho Đất-Nước trước cảnh áp-bức và sự tàn-phá khủng-khiếp của cuộc chiến-tranh phi-nghĩa do giặc ngoại-xâm gây ra... Nếu không có cuộc đấu-tranh năm 1963-không riêng của Phật-Giáo mà của toàn Dân Miền Nam- thì Phật-Giao sẽ bị diệt-vong đúng như chủ-trương của thế-lực hắc-ám vạch ra, hòa-bình không về sớm với Dân-Tộc. Khi tiếng reo hò Hòa-Bình, Thống-Nhất vang dội của toàn Dân thì Lịch-Sử mới xác-minh đó là những chiến-công thành-quả oanh-liệt, chấn-độnng càn-khôn.
Ngài TRÍ QUANG là Chiến-Lược-Gia tài-tình, một nhà lãnh-đạo thiên-tài kiệt-xuất, không hề có trong Phật-Giao-Sử thế-giới và Việt-Nam. Thật xứng-đáng khi Thượng-Tọa THÍCH NHẬT TỪ tôn-xưng Ngài là: ĐẠI ANH-HÙNG DÂN-TỘC.
Ngôi nhà ma mục-nát trong bóng tối u-mê sụp-đổ, bày dơi trốn chạy tán-loạn, thất-thểu rơi vãi những lời bịa-đặt, chụp mũ, xuyên-tạc, tung hỏa-mù…Nhưng có sá gì những hạt bụi đen bay qua PHO TƯỢNG ĐỒNG KỲ-VĨ, vững-chắc ngàn đời trên dãy Trường-Sơn và trong Lòng Dân-Tộc.
Ngọn gió thoát ra từ chiếc áo nâu-sòng, từ Ngôi Chùa đạm-bạc muối dưa, làm rung-chuyển địa-cầu… nhưng Ngài ”KHÔNG vẫn hoàn KHÔNG.” Tiến-Sĩ Cao Huy Thuần đã sát cánh với THẦY trong cuộc tranh-đấu, hiểu rõ bản-chất Bậc ĐẠI SƯ hơn ai hết: ”Ai muốn hiểu THẦY tôi, hãy hiểu qua Ngọn Lửa QUẢNG ĐỨC. Đừng lầm THẦY như một chính-trị-gia. Vị-thế đó thấp-kém lắm, không xứng-đáng với THẦY."(18)
XÁ-LỢI NGỌC-THỦ TRẮNG NHƯ TUYỀT
Theo Kinh Kim-Quang, Đại Sư TRÍ QUANG chú-giải: ”Xá-Lợi là kết-quả của quá-trình huân-tu Giới, Định, Tuệ, rất khó đạt được. Cho nên, nó là ruộng Phước tối-thượng trên đời.”
Vào ngày 11-11-2019, di quan đến nơi trà-tỳ(hỏa-táng), tại công-viên Vĩnh-hằng, huyện Hương-Thủy, Thừa-Thiên-HUẾ. Sau thời-gian hỏa-táng: ”Khi vừa mở cửa lò, tất cả đều sửng-sốt và rúng-động. Vì Thượng-Thủ của ÔN nổi hẳn lên như MỘT KHỐI NGỌC TRẮNG giữa tro tàn.”(19)Thầy Thích nguyên Siêu nói rõ-ràng về Ngoc Xá-Lợi của Bồ-Tát TRÍ QUANG: ”Bộ xương sọ đã đốt ba lần nhưng vẫn không bị thiêu hủy… Thượng-Nhân Trí Quang đã để lại Bộ Xương Sọ trắng tinh-truyền như kim-cương bất-hoại, kết-tinh của một Trí-Tuệ Siêu-Việt, vượt-thoát chốn trần-lao”(19) Hai Xá-Lợi trong lịch-sử Phật-Giáo Việt-Nam tượng-trưng cho hai siêu-lực hùng tráng khác nhau: ”Ngày xưa, Hòa Thượng Thích Quảng Đức để lại cho đời một TRÁI TIM, tượng-trưng cho lòng TỪ-BI. Còn Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, tôn-tượng của Phật-Tử Việt-Nam, để lại cho đời một BỘ ĐẦU. Bộ Đầu là tượng-trưng cho trí-tuệ Siêu-Việt.”(20) Lời nói của Thầy Thích Nhật Từ càng xác-quyết Xá-Lợi của Ngài: ”Mở nắp lò thiêu, các loại xương thành bụi, còn lại Bộ Xương Đầu trắng tinh, là một Xá-Lợi Đầu đầu tiên. MỘT KHỐI NGỌC TRẮNG TINH giữa đống tro tàn. Ngày 12-11-2019, Cộng-đồng Phật-Giáo Việt-Nam và thế-giới có Xá-Lợi Đầu đầu tiên và duy nhất trên toàn cầu, tượng-trưng chop TRÍ-TUỆ. Chúng ta có hai Xá-Lợi đặc-thù của hai Vị BỒ-TÁT: QUẢNG ĐỨC và TRÍ QUANG."(20)
Ngọc Xá-Lợi của Ngài đã lan-truyền khắp thế-giới: ”…Là một Bậc Cao Tăng trọn đời sống với Giới-hạnh, Ngài đã để lại XÁ-LỢI NGỌC THỦ TRẮNG NHƯ TUYẾT. Ấy là ấn-chứng TUỆ-GIÁC của các vị Tăng đã đạt THÁNH-QUẢ.”(21)
ĐẠI SƯ THÍCH TRÍ QUANG đã đi vào Lịch-Sử: Lịch-Sử Đạo-Pháp và Lịch-Sử Dân-Tộc Việt-Nam. Vào Lịch-Sử Đạo-Pháp như là PHẬT-BỒ-TÁT thị-hiện giũa trần-gian ta-bà để cứu-độ chúng-sinh. Vào Lịch-Sử Dân-Tộc như một Vị ĐẠI ANH-HÙNG-CỨU TINH
Rồi đây, Bậc Bồ-Tát Đại Anh-Hùng sẽ được tạc bằng tượng vàng và khắc bia đá, tôn thờ ở Tòa Bảo-Tháp cao.
Bậc BỒ-TÁT, Đấng ANH-HÙNG sẽ sống bất-diệt đời đời trong Lòng Dân và Lịch-Sử.
HỒNG DANH
Hoa-Kỳ,ngày 20-11-2019
Chú Thích:
Được trích ra từ những trang báo điện tử trong và ngoài nước, tạp-chí, đoạn clip:
1. Thái Kim Lan, B.B.C. Tiếng Việt, Bình luận về Đại Lão Trí Quang: vai trò và di sản, ngày 14-11-19
2. Trần Kiêm Đoàn, Đôi điều góp ý với T.s. D.N Dũng, Đạo Phật Ngày nay, ngày 10-11-19
3. Minh Mẫn, Làm chủ Sinh Tử, Thư viện Hoa Sen, ngày 17-11-19
4. Thích Nguyên Trí, trích từ bài báo của Đỗ Dzũng, Hòa Thượng Thích Trí Quang chỉ là một ông Thầy Tu, báo Người Việt,Hoa Kỳ, ngày 16-11-19
5. Thích Pháp Bảo, Đại Cao Tăng Phật Việt-Trí Quang Thượng Nhân, Đạo Phật Ngày Nay, ngày 13-11-19
6. Thích Nhật Từ, Di Sản Đại Sư Trí Quang để lại cho Việt Nam, Đạo Phật Ngày Nay, ngày 16-11-19
6b. Hoàng Nguyên Nhuận, Phù Đổng 63, Thư Viện Hoa Sen, ngày 18-9-2019
7. Nguyễn Đắc Xuân, Ngọn Đuốc Quảng Đức, tạp chí Giao Điểm, tháng 6-2005
8. Trích từ diễn-văn trong lễ Tưởng-Niệm Cố Đại Lão Hòa-Thượng Thích Trí Quang tại Tịnh-Xá Ngọc-Hòa, Thành phố San Jose, Hoa Kỳ.
9. Nguyễn Hữu Thái, Giữa hai làn đạn- Thầy TRÍ QUANG, Thư viện Hoa Sen, ngày 20-11-19
10. Minh Thạnh, Diệm, Diemist va Thích Trí Quang, Phật Tử Việt-Nam.net, ngày 25-11-2019.
11. Trich từ diễn văn của Hội Đồng Điều Hành GH.P.G.V.N.T.N.H.K. về Lễ Truy-Tán Công-Hạnh của Đức Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, Thư viện Hoa Sen, ngày 10-11-19.
12. Thích Chơn Thành, Tưởng Niệm Công Đức của một Vị Đại Bồ Tát Thích Trí Quang, Phật Tử Việt Nam, ngày 16-11-19.
13. Trần Kiêm Đoàn, Bài đã dẫn
14. Võ Văn Ái, B.B.C.Tiếng Việt, Bình luận về Đại Lão Trí Quang: vai trò va di sản, ngày 14-11-19.
15. Cao Huy Thuần, Thầy Trí Quang, Một Trang Lịch Sử, Giao-điểm online, ngày 10-11-19.
16. Thích Viên Thành, Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang- Bậc Đại Trí đầy dung-dị, Phật Tử Việt Nam, ngày 12-11-19
17. Thích Nhật Từ, bài đã dẫn
18. Cao Huy Thuần, bài đã dẫn
19. Ẩn danh, Xá Lợi ÔN đã về Gìa lam, Phật Tử Việt Nam, 13-11-19.
20. Thích Nhật Từ, bài đã dẫn
PHẦN THƠ
BỒ-TÁT TRÍ-QUANG
Ngài Trí Quang chánh Bậc Thánh-Nhân.
Như ĐỨC PHẬT thị-hiện cõi trần,
Cứu Nước, độ dân đành hoàn-tất.
Cánh hạc vàng bay vút trời xanh.
Một mặt trời mọc từ Phương Đông,
Xóa bóng đêm, tiêu tan bụi trần.
Đóa Hoa Sen mọc từ biển lửa,
Ngát Đạo Vàng, thơm mãi ngàn năm.
BỘ XƯƠNG ĐẦU Kim-Cương bất-hoại,
Lửa hỏa thiêu : TỊNH-ĐỘ DI-ĐÀ.
Ngọn Lửa Thiêng hiện ra BỒ-TÁT,
Đất chuyển rung, hát vạn lời ca.
HỒNG DANH
NHỊ VỊ BỒ-TÁT
( Hai Vị Bồ Tát là QUẢNG ĐỨC và TRÍ QUANG)
Hạc vàng bay vút lưng trời,
Đã đem Ánh áng cho đời an vui.
Ngọn Lửa Thiêng xóa tối mù,
Xóa vô-minh, phá ngục tù.
Ngọn Lửa Quảng Đức thiên thu sang lòa.
Tay Bồ Tát dâng ngàn hoa.
Hồi chuông tĩnh thức ngân nga đất trời.
Bồ Tát thị-hiện giữa đời,
Đạo-Pháp, Dân Tộc rạng ngời sử xanh.
Lửa TỪ-BI thật nhiệm-mầu !
Giương cao Đuốc Tuệ, địa cầu bừng sinh.
Hồng Danh
ĐÓA HOA BẤT-DIỆT
Ngài ở cõi CHÂN-NHƯ,
Đã qua bên Bờ GIÁC,
Đã đạt Đạo Giải- Thoát.
Ngài hóa thân BỒ TÁT,
Cứu Nước Việt, Chúng sanh,
Trong biển lửa chiến tramh,
Đất trời đầy bom đạn,
Thống khổ và hoạn nạn.
Mầu nhiệm hiện Đóa SEN,
Chánh Pháp thắp Ngọn Đèn,
Xóa tan màn u-tối.
Ngài dẫn đường, chỉ lối,
Cứu Đạo và Non Sông,
Thoát Pháp-nạn, nước hòa bình,
HẠC VÀNG bay vút nghìn trùng trời xanh.
HỒNG DANH
ÁNH SÁNG NHIỆM-MẦU
BỒ TÁT ngồi yên.
Ngọn Lửa bùng lên,
Địa cầu rúng động,
Bóng tối tan liền
BỒ TÁT đứng lên.
Hào Quang chói lòa,
Ma-quân hàng-phục,
Ta-bà nở hoa.
Mặt trời đã mọc,
Từ ĐẠO nhiệm-mầu,
Từ đất khổ đau,
Xóa tan tàn độc.
Hòa bình đã đến.
ĐẠO PHÁP vững bền.
Bóng đêm tan biến.
Nước Nhà bình yên.
HỒNG DANH
Lời tác-giả về bài Thơ sau:
Tôi sáng-tác bái: ”TỪ ĐÀM CHẤN-ĐỘNG ĐẤT TRỜI”, lấy cảm-hứng từ Chùa Từ Đàm vào buổi sang ngày 8-5-1963. Tôi là chứng-nhân cuộc xâm-lăng của thực-dân Pháp, rồi qua Mỹ vào Việt Nam. Tôi dấn-thân vào cuộc đấu-tranh năm 1963 và những năm sau đó, mà Nguồn-Mạch khởi-phát từ THÁNH-ĐỊA Thiêng-Liêng Chùa TỪ-ĐÀM, HUẾ. Buổi sáng đó, thật là buổi sáng đầy uy-linh, hùng-lực dâng cao ngút trời, như có hồn thiêng song núi và Chư PHẬT, Chư TỔ ngự về… Thầy TRÍ QUANG ứng-khẩu nói về sự áp-bức mà tiêu-biểu là triệt-hạ Cờ Phật-Giáo Quốc-Tế. Rồi Thầy đọc và giải-thích những câu biểu-ngữ mà đoàn diễn-hành Đại Lễ Phật-đản 1963 căng lên từ Chùa Diệu-Đế qua Chùa TỪ-ĐÀM, Huế. Giọng của Thầy hùng-hồn, sang-sảng vang-động càn-khôn, như có luồng điện truyền-lan vào người của tất cả đồng-bào Phật-Tử và tôi. Như có ngọn Lửa hừng-hực trong người, sẵn-sàng nghe lời THẦY TRÍ QUANG hy-sing và tiến tới. Buổi sáng ngày 8-5-1963, toàn Thân của Thầy như có như có một thứ Ánh-Sáng tràn đầy cuốn hút, hấp-lực. Giọng của Thầy có sức lối-cuốn lạ-kỳ. Tác-giả Hoàng Nguyên Nhuận đồng cảm nhận như tôi trong bài viết “Phù Đổng 63”: Không-khí khuôn-viên Chùa Từ-Đàm như có chuyền điện. Mặt đất khuôn-viên Chùa như rung-chuyển theo từng lời của Thầy… Thầy TRÍ QUANG là người công-khai ứng-khẩu bản cáo-trạng… Biểu-ngữ vang như sấm, xoẹt lửa như lằn chớp.”
TỪ-ĐÀM CHẤN-ĐỘNG ĐẤT TRỜI
Lời của Thầy chấn-động Đất Trời.
Dòng điện tâm chạy trong mọi người.
Bừng-bừng khí-thế Dân đi tới.
Thành quả sáu ba sáng muôn đời.
HỒNG DANH
K H Ô N G……K H Ô N G…..
NGÀI hiện- thân
Sinh-linh cứu độ,
Đem hòa-bình,
Xóa mây mù.
HÀO QUANG chiếu khắp
Thiên thu rạng ngời.
HẠC VÀNG bay vút về Trời,
Trần gian để lại những lời: không…không…
HỒNG DANH
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Niềm vui! Chân chính hay nghiệp lực khổ đau!? Chánh Bảo Trung
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa Tâm Tịnh thi hóa
- Câu chuyện về Thi Ca Huyền Không
- Trăng Thu Vĩnh Hảo
- Quán Tưởng - Lời Phật Dạy Nam Phương
- Ánh Mắt Thầy Lê Bá Bôn
- Đàm Đạo Về Thiền Lê Bá Bôn
- Không Cửa Để Vào, Không Lời Để Nói Nguyên Giác
- Khái Niệm Giải Thoát Và Giải Thoát Sinh Tử Trong Đạo Phật Nguyễn Đức Sinh
- Biến Đổi Khí Hậu Môi Trường Là Do Lòng Người Chẳng Thiểu Dục Tri Túc Nguyễn Đức Sinh
- Bàn Về Vô Tướng & Tâm Không Thích Hoằng Toàn
- Tình Yêu Chân Chính Đã Giúp Con Người Hướng Thiện Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Ta Chánh Bảo Trung
- Phật Giáo Hoa Kỳ Thời Chiến Nguyên Giác
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)