Cởi mở để xóa bỏ các thành kiến sai lệch

Nguyên tắc đầu tiên Phật dạy chúng ta là, phải có thái độ cởi mở, uyển chuyển, linh động, phá bỏ hết mọi thành trì cố chấp có tính cách làm tổn hại người vật. Ta phải có lòng bao dung và tha thứ để biết cảm thông cho người khác, vì mình không có nghiệp đó nên mình không thể nào hiểu rõ hết hoàn cảnh của họ.
Bậc làm cha mẹ đừng nên quá cứng nhắc hoặc chiều chuộng thái quá con cái mà cần phải tự nhủ rằng, có lẽ sự hiểu biết của mình đã quá xưa cũ rồi, nên mình cần phải cởi mởi thêm để thích ứng với thời đại mới một chút.
Mục đích giáo dục của đạo Phật là giúp con người thương yêu và hiểu biết, cảm thông và tha thứ, bao dung và độ lượng, chớ không phải bắt buộc con người chịu đựng quá mức trong phiền muộn, khổ đau.
Nếu ta sống có nhân cách đạo đức mà chỉ gây nên sự căng thẳng, khổ đau cho nhau, thì đó không phải là đạo đức chân thật, mà là sự cố chấp quá đáng. Ta cũng đừng nên vì sự cố chấp đó mà làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, người thân.
Để xây dựng đời sống gia đình, hai vợ chồng phải biết yêu thương, tôn trọng, kính mến lẫn nhau, nhờ vậy hạnh phúc lứa đôi càng được lâu dài, bền vững. Chồng không bắt vợ phải nghĩ và làm giống hệt mình như khuôn đúc; ta không nên quan niệm như ở thời xa xưa, theo kiểu chồng chúa vợ tôi, cho rằng vợ là vật sở hữu để phục vụ mọi nhu cầu cần thiết cho chồng.
Ba thế hệ cha mẹ, con cái, cháu chắt, sống chung dưới một mái nhà, cần phải tìm hiểu kỹ tâm lý hiểu biết, quan niệm, sở thích của nhau, để tạo nên nhịp cầu thông cảm mà biết yêu thương, hòa hợp nhau, cùng vun bồi hạnh phúc. Trong bối cảnh cuộc sống hiện nay, nhiều gia đình đã có một sự ngăn cách rõ rệt, bởi sự chấp trước của xưa và nay, do thiếu hiểu biết giữa hai thế hệ cha mẹ và con cái.
Cha mẹ và con cái được sinh ra dưới nền giáo dục khác nhau, với những điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa cổ xưa-hiện đại, thì cố nhiên sẽ có những tâm trạng, quan niệm và sở thích khác nhau. Bậc làm cha mẹ phải biết cảm thông cho thế hệ trẻ bây giờ, chúng không thể nào suy nghĩ và hành động như mình thời xưa, ta phải cố gắng vận dụng cho được, phải thích nghi bằng con đường Bát Chánh Đạo là hiểu thấu lý duyên sinh.
Tâm linh là món ăn tinh thần, là lĩnh vực tiềm ẩn quan trọng nhất trong mọi người, chúng ta chỉ thể nhập bằng cách trực nhận, không qua suy nghĩ, rất khó diễn đạt. Mọi hoạt động của con người, từ việc phát minh tiện nghi vật chất để phục vụ và cống hiến cho nhân loại, đều xuất phát từ chánh tư duy nhờ biết nghiền ngẫm, nghiệm xét lâu dài của tâm trí.
Từ khi ta có tư duy chân chính, mình biết được lời nói chân chính cũng không kém phần quan trọng trong việc nói năng và giao tiếp, lĩnh vực này thuộc về tâm linh, Phật giáo lúc nào cũng đề cao, đặt nó vào vị trí quan trọng. Nếu ta không có tư duy chân chính, sẽ dễ làm tinh thần bị kích động bởi ganh ghét, tật đố, oán hận, thù hằn, gây ra chiến tranh tàn sát, giết hại lẫn nhau.
Con cái trong thời đại hiện nay cũng phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, phải biết rằng các vị đã chịu nhiều cay đắng, khổ đau trong cuộc mưu sinh đầy gian nan, trắc trở, nên dễ cau có và nóng giận.
Bổn phận làm con, ta phải biết cư xử như thế nào để mình trở thành niềm yêu thương và sự tự hào của gia đình người thân. Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ mọi sự khó khăn của cha mẹ, phải hiểu cặn kẽ những điều kiện và hoàn cảnh xã hội của cha mẹ, phải ráng làm cho cha mẹ hiểu hoàn cảnh và sở thích của mình một cách thấu đáo.
Ta đừng nên có thái độ giận dỗi, hờn mát và trách móc khi cha mẹ chưa hiểu mình. Ta phải trao đổi, trình bày cặn kẽ đủ mọi cách, để cha mẹ có thể biết được những tâm trạng lo lắng, buồn vui của mình, và cũng phải có cái nhìn của chánh kiến hơn để an ủi, sẻ chia với những lo lắng, buồn vui của cha mẹ.
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Niềm vui! Chân chính hay nghiệp lực khổ đau!? Chánh Bảo Trung
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa Tâm Tịnh thi hóa
- Câu chuyện về Thi Ca Huyền Không
- Trăng Thu Vĩnh Hảo
- E về với phố Lê Hứa Huyền Trân
- Giác ngộ là gì? Nguyễn Đức Sinh
- Trái Tim Yêu Thương Đích Thực Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Tĩnh tâm giữa khen chê Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Lòng tin chân chính Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (13) Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (13)
- Lại nói về Pháp “nhẫn” Nguyễn Đức Sinh
- Hạnh lắng nghe trong Phật giáo nguyên thủy và phát triển Đức Quang
- Khổ Đau Về Vật Chất Trong Kiếp Người Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Biết Khổ Để Chuyển Hóa? Thích Đạt Ma Phổ Giác
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Nhân quả không phụ người tốt
- Tu như cứu lửa cháy dầu
- Tình Yêu Chân Chính Đã Giúp Con Người Hướng Thiện
- Phân Biệt Giai Cấp Khinh Thường Mọi Người
- Thanh Hóa: Kinh Phật và các nghi thức chùa Thiên Khánh
- Bậc Hiền Tài Xem Trọng Việc Học Để Thành Tựu Sự Nghiệp
- Đừng ỷ lại vào một ai?
- Cơ Hội Và Thách Thức Về Những "Biến Dạng" Trong Văn Hóa Tâm Linh Các Lễ Hội Đền Chùa Phủ Miếu Ở Việt Nam
- Sáu Điều Cần Biết Đạo Đức Phật Giáo Việt Nam
- Đạo Đời Tính Sao Cho Phải Lẽ?
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)