Danh ngôn về ý thức sống

1-Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì mình làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau.
2-Đạo Phật không phải là một tôn giáo huyền bí, mơ hồ tôn thờ đấng quyền năng Thượng Đế, để chờ Ngài ban phát ân huệ. Đạo Phật lấy nhân quả làm nền tảng để hướng dẫn cho mọi người biết cách làm chủ bản thân mà sống đời an vui, giải thoát.
3-Phật, Bồ-tát chỉ thị hiện ra đời bằng thân vật chất dưới mọi hình thức là con người hoặc các loài vật có tình thức, như đúng theo tinh thần của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
4-Một người tu cần phải giữ gìn giới luật oai nghi tế hạnh, tụng kinh, niệm Phật, thiền quán, tu tập thiền định, đi chùa và làm tất cả mọi công việc đem lại ích lợi cho mình và người, một cách chí công vô tư, không cố chấp, không thành kiến. Chúng ta gọi là người biết tu tâm dưỡng tánh.
5-Chúng ta thường đến chùa chỉ để cầu xin bình an, hạnh phúc, khấn vái mong cầu đủ thứ mà không chịu gieo nhân lành đến khi gặp khó khăn, lâm cảnh khổ nạn, bèn tự kêu lên: "Phật ơi, cứu con với"! Ai cứu mình?
6-Phật dạy chúng ta muốn tu tâm dưỡng tánh trước tiên phải tin sâu nhân quả, hãy tự mình quán chiếu, soi sáng lại chính mình để nhìn thấy rõ những tâm niệm sai lầm mà tìm cách tu sửa bởi vì, ”giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
7-Thế gian này không có gì là mất hẳn dù là hạt bụi, hạt cát, chúng chỉ thay hình đổi dạng. Hiểu được lý vô thường để chúng ta sống có ý nghĩa hơn mà tin sâu nhân quả và tránh ác làm lành.
8-Người Phật tử phải nên nhớ rằng từ si mê tham đắm thân này nên sinh ra ích kỷ, tham không được sinh ra nóng giận, nóng giận lâu ngày trở thành nội kết mà dẫn đến thù hằn, ghét bỏ giết hại lẫn nhau dưới nhiều hình thức.
9-Khi làm việc gì bạn phải có lập trường vững chắc, tuy nhiên nếu các nguyên tắc đó không đáp ứng được nhu cầu trong hiện tại, ta phải can đảm đổi mới để cho công việc được thành tựu tốt đẹp.
10-Sống tốt với mọi người, biết chia sẻ và giúp đỡ khi cần thiết, đó cũng là trách nhiệm và bổn phận của người Phật tử chân chính.
- Sen quê màu hạ Nguyễn Đức Sinh
- “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng Mỵ (Mị) Chu, Diễn Chu, bồ cu, bồ câu … Bùi Chu” (phần 39) Nguyễn Cung Thông
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Niềm vui! Chân chính hay nghiệp lực khổ đau!? Chánh Bảo Trung
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa Tâm Tịnh thi hóa
- Danh ngôn về vượt qua nỗi khổ niềm đau Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Mỗi ngày một câu nói có giá trị Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Phật Dạy Phước Báo Thù Thắng Của Bố Thí Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Phật Dạy Nhân Duyên Giàu Nghèo Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Danh ngôn về đạo đức Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Xuất hành đầu năm Mậu Tuất - Những cảm nhận Quảng Ấn
- Những trình độ khác nhau của hạnh phúc Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma_Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Danh ngôn về hạnh phúc Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Danh ngôn về triết lý nhân quả Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Danh ngôn về triết lý sống Thích Đạt Ma Phổ Giác
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Nhân quả không phụ người tốt
- Tu như cứu lửa cháy dầu
- Tình Yêu Chân Chính Đã Giúp Con Người Hướng Thiện
- Phân Biệt Giai Cấp Khinh Thường Mọi Người
- Thanh Hóa: Kinh Phật và các nghi thức chùa Thiên Khánh
- Bậc Hiền Tài Xem Trọng Việc Học Để Thành Tựu Sự Nghiệp
- Đừng ỷ lại vào một ai?
- Cơ Hội Và Thách Thức Về Những "Biến Dạng" Trong Văn Hóa Tâm Linh Các Lễ Hội Đền Chùa Phủ Miếu Ở Việt Nam
- Sáu Điều Cần Biết Đạo Đức Phật Giáo Việt Nam
- Đạo Đời Tính Sao Cho Phải Lẽ?
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)