Con Đường Tám Chánh hay Tám Con Đường Chánh?

Đã đọc: 4052           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

NLPD – II. Người đem ánh sáng
BÁT CHÁNH ĐẠO: Con Đường Tám Chánh hay Tám Con Đường Chánh?

Một vài tác giả Phật tử, cư sĩ lẫn tu sĩ, thường suy diễn Bát Chánh Đạo là tám con đường chánh mà Đức Phật đã giảng trong bài pháp đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, cho năm anh em Kiều-trần-như sau khi Ngài giác ngộ, đạt đạo quả Chánh Đẳng Giác. Đây là một sự suy diễn sai lầm rất đáng tiếc. Có lẽ các vị tác giả đó đã quen suy diễn theo lối pháp số: Tứ Diệu Đế là bốn sự thật cao sang, Ngũ Uẩn là năm tập hợp, Lục Căn là sáu căn, Thất Giác Chi là bảy chi phần giác ngộ, thì ắt hẳn Bát Chánh Đạo là tám con đường chánh. Một phần có lẽ là vì chữ Hán, âm sang Hán Việt, không dùng dấu gạch nối để phân biệt rõ ràng "bát-chánh đạo" (đạo bát-chánh, hay con đường tám chánh) với "bát chánh-đạo" (tám chánh-đạo, tám con đường chánh).

Tìm đọc kinh điển, chúng ta sẽ thấy ngay rằng Bát Chánh Đạo là Con Đường Tám Chánh, nghĩa là một con đường có tám phần tử – hay tám yếu tố – chân chánh, có sách dùng chữ "Thánh Đạo Tám Ngành", dịch từ chữ Pāli "ariya atthangika maggo". Đây là con đường duy nhất để đưa đến đạo quả giải thoát (Pháp Cú, 273-274), là con đường cổ xưa mà chư Phật đều đi qua trong các thời kỳ trước (Tương Ưng, 12.65). Vì vậy, để tránh hiểu lầm, có lẽ chúng ta nên dùng từ “BÁT CHI THÁNH ĐẠO” (đường thánh tám chi) để chỉ con đường thánh nầy.

Cũng xin ghi nhận ở đây là trong tiếng Anh, không thấy có sự lầm lẫn đáng tiếc đó. Trong khi Tứ Diệu Đế dịch là "Four Noble Truths" (số nhiều, với "s"), Bát Chánh Đạo được dịch là "NOBLE EIGHTFOLD PATH" (số ít, không có "s").

 
 


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Đăng nhập