Vượt qua cạm bẫy cuộc đời

Đã đọc: 2051           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chúng ta vấp ngã ngay nơi đất thì cũng từ đất đứng lên, không nên oán trách, đổ thừa cho ai cả, mà chính mình phải tự vươn lên để vượt qua cạm bẫy cuộc đời. Phật và Bồ-tát chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn cho chúng ta, còn làm được hay không phải do chính bản thân mình.

Trước những mất mát thiệt hại và khổ đau của nhân lọai, đời sống con người thật bấp bênh trong bầu vũ trụ bao la này. Đã làm người ai không khỏi một lần rơi nước mắt, kiếp luân hồi dài đăng đẵng, mệt mỏi, chán chường, thất vọng, lo âu và sợ hãi.

Thức đêm mới biết đêm dài, đường xa mới thấy càng thêm mệt mỏi, con người cứ mãi lăn lên lộn xuống trong ba cõi sáu đường không có ngày thôi dứt.

Có người khi thì hưởng phước báo cõi trời muốn gì được nấy không cần phải làm lụng vất vã, do biết tích lũy phước báo nhiều đời.

Khi thì nửa khóc nửa cười, vui ít khổ nhiều trong thế giới Ta bà này; có lúc khổ đau cùng cực, bị hành hạ và đọa đày trong ngục tù tội lỗi không có ngày cùng.

Lại có kẻ ngu si, mê muội, sống trong đau khổ lầm mê không biết gì trong các loài súc sinh và cam chịu đói khát vật vờ bởi bị đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói).

Nếu ai biết gieo trồng phước đức, gìn giữ năm điều đạo đức, làm mười việc thiện, tu tập thiền định thì được đi ba đường trên; ngược lại thì bị đọa xuống ba đường dữ để chịu khổ đau triền miên trong dòng đời vô tận.

Ý thức được kiếp người vui ít khổ nhiều, luôn bị nhiều thứ ràng buộc không có ngày hạnh phúc thật sự. Có hai huynh đệ muốn thoát tục lìa trần nên quyết tâm tiếp nối con đường của Phật. Họ thấy thế gian vui ít, khổ nhiều, nên sớm xuất gia học đạo. Trên đường tầm sư, hai người đi ngang qua một dòng sông, thấy người trên ghe đang kéo chiếc lưới lên, và một con cá nhảy vọt ra khỏi lưới.

     Vị sư huynh thấy thế, liền vỗ tay khen, “hay quá, hay quá! Con cá giống người tu.

     Tiểu sư đệ mới nói, “có gì đâu mà hay. Cá ở ngoài lưới mới hay”.

     Vị sư huynh nói, “sư đệ chưa hiểu hết thâm ý của ta”.

     Câu chuyện trên là bài học đạo lý sống thiết thực trong cuộc đời. Ta học chuyện xưa để cùng nhau suy ngẫm, thấy được sự đam mê luyến ái dục vọng làm ta buồn rầu, lo lắng, khổ đau. Ai trong cuộc đời chưa một lần nếm trải trái đắng của cuộc đời? Vậy cá ở ngoài lưới mới hay, hay là cá bị mắc lưới mà nhảy ra được mới hay?

    Nếu cá ở ngoài lưới thì còn gì để bàn cãi ở đây nữa, cá đã vào lưới mà còn biết cách nhảy ra được mới thật là hay. Đạo lý nhà Phật dạy cho chúng ta ngay nơi vòng lẫn quẫn của sự luyến ái buộc ràng, bởi vợ chồng, con cái, gia đình, người thân, mà ta thoát ra được quả là điều phi thường hiếm có.

Ta đang sống trong sự cám dỗ của tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn sung, mặc sướng, bởi chiếc lưới ái ân và dục vọng; nó làm cho ta mê muội, đắm say, giống như cục nam châm gặp sắt tự động hít vào. Ái dục cũng lại như thế. Từ vô thủy kiếp đến nay, con người lúc nào cũng khao khát, thèm muốn, quyến luyến giống như dòng nước đã thấm ướt.

Dù không ai chỉ dạy mà con người vẫn tự cảm biết, nên khi gặp người khác phái thì trái tim ta xao xuyến, rung động, thổn thức, làm ta rạo rực trong lòng dẫn đến hò hẹn yêu thương và kết tình chồng vợ. Cứ như thế, từ đời này sang kiếp nọ, nghiệp nhân tình ái luyến mến yêu thương được phát triển mạnh mẽ ngày thêm sâu kín, đậm đà, khó rời xa.

    Phật dạy, trong đời này, có hai hạng người đáng được tán thán, ca ngợi và cung kính cúng dường. Hạng người thứ nhất từ nhỏ đến lớn chưa từng vi phạm lỗi lầm, lại hay thương yêu, bình đẳng, giúp đỡ mọi người. Hạng người thứ hai đam mê hưởng thụ dính mắc hay làm các điều xấu xa tội lỗi, để làm tổn hại cho người và vật. Nhưng họ nhờ gặp các thiện hữu tri thức hướng dẫn chỉ dạy, biết ăn năn sám hối chừa bỏ những thói quen tật xấu, mà làm mới lại chính mình, để vươn lên, vượt qua số phận tối tăm.

     Hình ảnh cá nhảy khỏi lưới là chỉ cho hạng người thứ hai, đã vào lưới, mắc lưới rồi, mà còn nhảy ra được. Vậy không phải hay là gì?

    Cũng như đức Phật của chúng ta trước khi thành tựu đạo pháp, Ngài đã có tất cả cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con ngoan, thần dân, thiên hạ, quyền hành cao nhất trong tay. Vậy mà Phật vẫn hiên ngang, dũng mãnh, vượt qua được lưới ái dục khi tuổi đời đang sung mãn và hưng phấn nhất.

Sống ở đời trước sự cám dỗ của tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp, ngủ nhiều, nên đa số chúng ta đều bị lưới ái tình xiết chặt làm cho mê muội, đắm say, giống như cục nam châm khi gặp sắt tự động hít vào.

Con người lúc nào cũng khao khát, thèm thuồng, quyến luyến như dòng nước thấm ướt, mặc dù không ai chỉ bày dạy bảo mà con người vẫn tự cảm biết, nên khi gặp người khác phái thì trái tim bị rung động, thổn thức, dẫn đến yêu thương, hò hẹn và kết tình chồng vợ. Từ đó phát triển mạnh mẽ thêm nghiệp nhân tình ái, càng ngày càng thêm sâu kín, đậm đà.

Một nữ tử tù bị kết án tử hình vì tội tổ chức mua bán ma túy. Trong thời gian chờ thi hành án, nằm trong phòng biệt giam chờ ngày chết, không biết ả đã cấu kết bằng cách nào để làm xiêu lòng hai cán bộ quản giáo cho phạm nhân vào quan hệ với ả, cuối cùng ả đã có bầu.

Từ án tử hình được giảm xuống còn án chung thân và ả nhờ đó mà thoát chết. Câu chuyện này khó tin nhưng mà có thật, được đăng trên báo đời sống và pháp luật. Vì vậy, Phật thường dạy thế gian này nếu có cái thứ hai giống nghiệp tình ái, bảo đảm không ai có thể tu chuyển được, may mà chỉ có một thứ ấy đã làm điêu đứng cả loài người.

Thực tế bây giờ cũng có một thứ làm chết người trong thiên hạ là ma túy, ai dính vào vòng này khó bề vượt qua, họa hoằng lắm chỉ có một vài người bỏ hẳn, không tái nghiện.

Nằm trong phòng biệt giam, đối diện với cái chết trong từng phút giây, vậy mà ả vẫn có thể dùng mỹ nhân kế để thuyết phục hai cán bộ quản giáo và cuối cùng phải chịu chia án với ả, mỗi người sáu năm tù giam.

Tình đời là thế đó, nếu nó không có sức quyến rũ, hấp dẫn lạ kỳ thì người ta đâu phải mệt nhọc làm lụng vất vã, có khi phải bỏ mạng sa trường cũng vì chút ấy.

Như cuộc sống loài tằm tự nhả tơ quấn quanh mình làm kén, bao che thân thể để bảo toàn mạng sống, nhưng khi được kín đáo rồi thì người ta cho vào nồi nước sôi luộc chết. Ngược lại, nữ tử tù kia biết lợi dụng điểm yếu của đa số con người khó ai thoát được vòng lẩn quẩn ấy, nên đã cứu ả thóat khỏi cái chết trong tầm tay.

Luật pháp dù nghiêm minh tới đâu vẫn còn kẽ hở vì bị tiếng sét ái tình chi phối, con người cũng vì chút đó mà rơi vào vòng lao lý, tù tội. Thế nhân tự nghĩ lại xem, ai trong cuộc đời có đủ khả năng và bản lĩnh để vượt qua nó, ngoại trừ các vị Bồ-tát và các bậc tu hành chân chính.

Cũng đồng là cá, bao nhiêu con cá khác không thể vẫy vùng để nhảy ra khỏi lưới, cuối cùng bị người đánh cá bắt bỏ vào giỏ chờ giờ làm thịt. Vậy con cá kia nhảy ra khỏi lưới không giống người tu là gì? Nếu mới sinh ra ai cũng là Thánh hết thì chúng ta đâu cần phải tu làm chi cho mệt nhọc và uổng công vô ích.

Chính chúng ta huân tập nhiều thói hư, tật xấu, nghiện ngập, đam mê, đắm say đủ thứ, tham lam, sân giận, si mê, ích kỷ, ganh ghét, hận thù. Nhờ gặp Phật pháp đã giúp chúng ta biết cách làm chủ bản thân để vượt qua cạm bẫy cuộc đời. Vậy ngay bây giờ, người con Phật hãy dùng tuệ giác của chính mình để chuyển hóa những nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc.

Nếu ai chấp nhận số phận đã an bài giống như bèo dạt mây trôi, mặc tình đi theo dòng đời mê muội, ai làm sao mình làm vậy, chẳng cần suy nghĩ tìm tòi, đành chịu chết chìm trong vũng bùn tội lỗi. Người như thế thì trên trách trời, dưới oán ghét xã hội sao quá bất công, để rồi mãi mãi phải chịu sống trong phiền muộn, khổ đau.

Chúng ta vấp ngã ngay nơi đất thì cũng từ đất đứng lên, không nên oán trách, đổ thừa cho ai cả, mà chính mình phải tự vươn lên để vượt qua cạm bẫy cuộc đời. Phật và Bồ-tát chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn cho chúng ta, còn làm được hay không phải do chính bản thân mình.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Đăng nhập