Đồng tiền và hạnh phúc

Tiêu tiền có nghĩ đến người khác chính là một cách tiêu tiền có văn hóa. Đó cũng là một cách tạo ra tài sản loại khác, loại tài sản bên trong. Việc tích lũy loại tài sản này vốn được người Việt Nam gọi là tích lũy công đức, và kết quả thu được từ công đức đó được gọi là phước đức. Công đức có đơn vị là cảm giác hạnh phúc, còn tài sản bên ngoài dùng đơn vị tiền.Công đức thì không thể trao đổi mua bán. Công đức thì không bị hủy hoại, trộm cướp bởi thiên nhiên, gia đình và xã hội còn tài sản bên ngoài thi bị các yếu tố đó làm hao hụt.
1– Cuộc sống của con người hiện đại gắn liền với tiền bạc. Mỗi ngày từ bác đạp “xe tự chế” cho đến người ngồi trên chiếc Rolls Royce Phantom (RRP) đều chi tiền để mua gạo mua xăng… Mỗi tháng đều phải đóng học phí cho con, đóng tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại… Mỗi năm đều có vài lần (hay chục lần) gửi tiền mời đám cưới, đám đầy tháng sinh nhật, thôi nôi, phúng điếu, đám tang… Các khoản chi này đều gọi là chi tiêu (để tiêu thụ hay hưởng thụ). Ngoài ra còn có các khoảng chi khác nhằm để tạo ra một đời sống tốt hơn trong tương lai, các khoảng này thường được gọi là chi đầu tư. Toàn xã hội phải kiếm thu nhập (bằng nhiều cách) để có thể chi phí cho các nhu cầu của mình. Thu nhập thường được tạo ra bởi các nghề nghiệp. Có các loại hành vi nghề nghiệp không vi phạm pháp luật như làm ruộng, chăn nuôi, sản xuất thép, buôn bán nhà đất… Có các loại hành vi nghề nghiệp vi phạm pháp luật như trộm cướp, cho vay nặng lãi, buôn bán hêroin… Thu nhập có thể có được do được cho, tặng, thừa kế…
2- Như vậy, mỗi người đều có hai loại công việc liên quan đến tài sản và tích lũy và sử dụng. Cái được tích lũy trong xã hội hiện đại có thể hình dung như là tiền bạc nằm trong tài khoản ngân hàng và các loại tài sản phi vật thể như sức lao động, thời gian sống, các ý tưởng, tin tức, các hệ thống dịch vụ, quyền tác giả, quyền sở hửu trí tuệ… Gom chung lại các loại tài sản đó có thể gọi là tài sản tích lũy hay tài sản sử dụng. Hai loại tài sản có khi chỉ là một loại, chẳng hạn như khi sở hửu một căn biệt thự có giá trị, bạn có thể xem nó như tài sản sử dụng bằng cách ở đó, tốn các chi phí sữa chữa để nhà không xuống cấp… nhưng bạn cũng có thề xem nó như tài sản tích lũy để bán khi cần thiết. Tài sản dự trữ thường chìm, tài sản sử dụng có dạng nổi, hiện, dễ thấy nên còn gọi là của nổi.
3– Đơn vị quy chiếu của các loại tài sản trên là tiền bạc. Tất cả đều quy chiếu ra thành tiền. Ngay cả nội tạng con người củng là một đối tượng mua bán (dĩ nhiên là bất hợp pháp). Mua bán thì phải trung gian qua tiền bạc. Chính vì thế mà nảy sinh ra quan điểm: “có tiền mua tiên cũng dược”. Tuy nhiên, có tiền cũng không làm cho da đen thành da trắng như một ca sĩ Mỹ nổi tiếng hằng mong mỏi. Có tiền cũng không thể thay đổi được lý lịch cá nhân ngoại trừ làm hồ sơ… giả. Có tiền cũng không thể tự suy luận ra điều gì nếu không có kiến thức. Cũng chính quan diểm lấy tiền bạc làm quy chiếu làm cho một số người ít tiền cảm thấy mình thua kém, thiệt thòi và cho rằng cần phải kiếm được nhiều tiền để có thể “mua tiên”.
4– Đặc tính của tài sản trên là có thể trao đổi, mua bán (và do đó, nó có thể bị trộm cướp). Chính vì thế, mặc dù có thể có những loại nằm trong cơ thể như mắt, tai, nội tạng…, các loại tài sản này vẫn được gọi là tài sản bên ngoài. Loại tài sản này có thể bị mất do thiên nhiên, do xã hội hay do gia đình. Các cơn bão lụt, động đất, núi lửa… gây sập nhà cửa, thiệt hại con người, thiệt hại về mùa màng… là các tác nhân thiên nhiên. Trong thời kỳ bất ổn của xã hội, các loại đạn pháo, bom mìn do chiến tranh, do khủng bố cũng gây nhiều thiệt hại dữ dội về tài sản, tính mạng. Trong thời kỳ ổn định, các loại mất mát tài sản cũng vẫn xảy ra. Hằng tuần trên trang bìa cuối cáo Công An TP.HCM, ta lại thấy có các tin tức từ việc mất xe máy, mất tiền trong thẻ ATM, cướp tiệm vàng… cho đến việc các vũ khí, vật dụng… ảo bị hack trên internet. Trong khi đó, việc thực hiện các chính sách dự án xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp cũng làm cho một số người bị thiệt hại về tài sản đất đai… Sự phát triển của xã hội cũng dẫn tới những biến động kinh tế, số tiền hôm nay mua được một ký gạo, ngày mai có thể chỉ mua được 700gr. Giá trị quy ước của đồng tiền thay đổi nhanh chóng càng làm rõ tính chất ảo của đồng tiền. Trong khi đó, ở ngay trong nhiều gia đình giàu có, các “công tử, tiểu thư” đem tài sản ra tiêu xài hoang phí làm đau lòng các bậc cha mẹ. Có những người khác dành toàn bộ phần thời gian nỗ lực kiếm được nhiều tiền để rồi không chăm sóc bản thân, để đến nỗi đột quỵ ngay tại chổ làm việc.
5– Thật ra, mục đích của việc kiếm tiền cuối cùng cũng chỉ nhằm để cho mình hạnh phúc. Cái thiếu hụt ở đây là quan niệm về hạnh phúc. Do sống trong một hoàn cảnh khó khăn quá lâu, đối với phần lớn người Việt, tiền bạc được đồng nhất với hạnh phúc. Có tiền mới hạnh phúc. Một cuộc chạy đua diễn ra quyết liệt để kiếm tiền. Tuy nhiên, nếu ngồi trên chiếc Lexus mà bị đau răng (chưa nói là ung thư: thì cái hạnh phúc-ngồi-Lexus cũng sẽ không có. Nếu có vài triệu đôla mà đứa con bị nghiện hêroin thì cái hạnh phúc triệu đôla ấy cũng sẽ biến mất. Nếu đồng tiền kiếm được do tham nhũng, buôn hàng cấm, trốn thuế thì nỗi lo lắng về hậu quả nghiêm trọng cũng tiêu diệt cái hạnh phúc có tiền bằng mọi giá. Như vậy, có tiền không chắc có hạnh phúc. Hạnh phúc ấy là một hỗn hợp của nhiều thứ, từ sức khỏe bản thân, trí tuệ, hạnh phúc của gia đình, sự thành đạt của con cái cho đến môi trường sống, bệnh viện, trường học… Nếu xây một cái biệt thự kín cổng cao tường trong một khu dân cư phức tạp thì nỗi lo lắng về mất mát tài sản, về sự hư hỏng của con cái cũng tăng cao. Có lẽ chính vì thế mà khu đô thị Phú Mỹ Hưng có giá rất cao vì họ đã tạo ra một môi trường tốt xung quanh cho những người mua nhà tại đó.
6– Làm cho xung quanh, từ bản thân, gia đình, hàng xóm và môi trường sống trở nên tốt đẹp hơn là một cách tạo ra hạnh phúc. Muốn thế, đâu cần có quá nhiều tiền. Dĩ nhiên, nếu có nhiều tiền thì càng dễ làm cho mọi sự tốt đẹp. Ngày nay, trước sự phát triển của xã hội Việt Nam, có nhiều người đã nói tới một nền “văn hóa tiêu tiền”. Thật ra, chẳng cần nói đến hai từ văn hóa, tiêu tiền là nhằm mục đích đem lại lợi ích cho mình, là cho mình cảm thấy hạnh phúc. Và như thế, nó liên quan trực tiếp đến cách hiểu thế nào là hạnh phúc. Nếu thấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống môi trường xung quanh cũng chính là việc đem lại lợi ích cho sự hưởng thụ của cá nhân thì việc đem lại lợi ích cho hàng xóm, cho cộng đồng cũng là một việc làm đem lại hạnh phúc. Tiêu tiền có nghĩ đến người khác chính là một cách tiêu tiền có văn hóa. Đó cũng là một cách tạo ra tài sản loại khác, loại tài sản bên trong. Việc tích lũy loại tài sản này vốn được người Việt Nam gọi là tích lũy công đức, và kết quả thu được từ công đức đó được gọi là phước đức. Công đức có đơn vị là cảm giác hạnh phúc, còn tài sản bên ngoài dùng đơn vị tiền.Công đức thì không thể trao đổi mua bán. Công đức thì không bị hủy hoại, trộm cướp bởi thiên nhiên, gia đình và xã hội còn tài sản bên ngoài thi bị các yếu tố đó làm hao hụt. Đó cũng chính là ý nghĩa câu: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, nơi kẻ trộm khoét vách và lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, nơi trộm cắp không đào ngạch và lấy đi dược. Vì kho tàng của anh ở đâu thì lòng anh ở đó” (Matthew 6,19). Theo Phật giáo thì công đức cũng tạo ra những kết quả tốt trong tương lai, trong đó bao gồm cả sức khỏe, hình dáng, màu da,… là những cái mà tài sản bên ngoài không mua được.
7– Cách tiêu tiền “có văn hóa” cũng chính là cách tiêu tiền có đầu tư. Đối với quan điểm coi trọng tiền bạc thì chi tiêu là số lượng tiền trong tài khoản bị giảm đi mà không nói gì đến chuyện sinh lợi. Chi tiêu trái nghĩa với đầu tư. Tuy nhiên, theo quan điểm coi trọng về tài sản bên trong, ngay cả trong hành động chi tiêu, người ta cũng có thể đầu tư tích lũy công đức. Nếu mua một chiếc RRP chỉ để thỏa chí thích sưu tập xe hơi của mình, bực bội vì tiền thuế quá cao, thì đó là chi tiêu mà không đầu tư.Cách chi tiêu đó làm giảm công đức, hay tổn phước theo cách nói của người Việt Nam. Tuy nhiên nếu mua chiếc RRP mà suy nghĩ một cách hoan hỷ rằng tiền thuế mua xe (hơn 800.000 USD ) sẽ góp phần xây dựng đất nước thì chi tiêu đó lại là đầu tư công đức. Cũng thế, nếu bỏ tiền ra mua một mớ rau, quả cà mà “cò kè bớt một thêm hai”, muốn cho càng rẻ càng tốt thì đó là cách chi tiêu tổn phước. Nếu ta lựa chọn thật kỹ nhưng trả tiền đúng giá, hoan hỷ vì giúp được ngươi bán rau thì đó là cách chi tiêu có công đức.
8– Quan điểm coi trọng về tài sản bên ngoài được thể hiện trong chỉ số GDP, quan điểm coi trọng về tài sản bên trong đực đo bằng chỉ số hạnh phúc. Thay đổi quan niệm “tiền là tiên là Phật” cũng có nghĩa là tạo ra một nhãn quan rộng rãi hơn về vấn đề kiếm tiền và tiêu tiền. Kiếm tiền là để tích lũy hạnh phúc và tiêu tiền là cũng để tích lũy hạnh phúc.
- Sen quê màu hạ Nguyễn Đức Sinh
- “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng Mỵ (Mị) Chu, Diễn Chu, bồ cu, bồ câu … Bùi Chu” (phần 39) Nguyễn Cung Thông
- Tạo phước từ những điều đơn giản! An Tường Anh
- Niềm vui! Chân chính hay nghiệp lực khổ đau!? Chánh Bảo Trung
- Đại Thí Trường Vô Già_Thi hóa Tâm Tịnh thi hóa
- Truyện ngắn: Tết này con không về Phan Thị Anh Thư
- Truyện ngắn : Phía sau những cuộc đời bất hạnh Trần Trấn Giang
- Tản mạn về nghĩa của "mực tàu" 墨艚 (phần 2) Nguyễn Cung Thông (Melbourne, Úc), S Phan Anh Dũng (Huế, Việt Nam)
- Chậm với chính mình Thiện Phúc
- Thầy về cõi Phật, lời thầy còn đây... Nguyên Hân
- Hậu quả của một cơn giận Sưu tầm
- Bài học về sự hiếu thảo từ vị giáo sư : “Mẹ, rửa chén đi nhé…” Nguồn: http://langnhincuocsong.com/
- Ôm trọn tịnh tu TK: Thích Minh Thế
- Cái giá của một đồng và lựa chọn cuộc sống của bạn Vu Duc
- Đức cần kiệm, tri túc, bình dị của HT. Thích Trí Tịnh Minh Thạnh
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)