Ôm trọn tịnh tu

Đã đọc: 1659           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tịnh là lắng yên , sạch sẽ , trong sạch từ thân khẩu ý , từ chân lý ung dung không bị cấu uế trần gian . Tu là cốt lõi , chỉnh sửa nhân cách đời sống để rồi tu tâm tích đức , tu giới định tuệ , tu trong cái lý của mình con nghe ." Tôi chỉ vâng và dạ nhiều lần để rồi tình Ngọc lan trở thành một vị minh sư giúp tôi đi an nhiên tự tại.Giờ đây tôi đã khắc ghi vào cõi lòng , tình Ngọc lan cũng tang về tịnh tu trong tâm hồn sâu lắng . Một lời dạy như Huế xưa in dấu trong cõi đời thanh bạch , sông Hương hay lối cũ Tường Vân khắc dấu .

 

(ghi lại lời dạy của Ôn Chơn Thiện dạy cho chú Tâm Hỷ thời hành điệu khi diện kiến Ôn năm 2000 tại chùa Tường Vân, khi Ôn từ miền Nam ra chùa Tổ dự lễ giỗ Tổ khai sơn)
Từ thửa ấu thơ, khi mới bước vào chùa Bà sư1 hành điệu, mái tóc xanh vẫn còn trên đầu với cái chỏn dễ thương . Sau tám tháng ở trong chùa được thầy dạy dỗ, hôm nào cũng được thầy bổn sư đọc cho nghe về các tác phẩm theo phong cách chân tu tự sự, như: Hoa Ngọc Lan2, Người trồng hoa và chàng tu sĩ3, Đường xưa mây trắng4, Lời Ru chạm mặt trời5, ...
Lúc còn hành điệu tôi đã ươm mầm hoa trái đạo lý chân tình qua các tác phẩm trên, đưa tôi vào lối sống thiền môn thanh tịnh .
Nhớ hoài tác phẩm "Hoa Ngọc Lan", làm tôi đi mua cho bằng được tại thư quán Từ Đàm6, hả hê với sở thích mê say đọc xong quyển sách thì quên giờ chấp tác lao động buổi chiều .
Nhớ nụ cười của chú Tâm Ngộ7 trong tác phẩm đã nuôi lớn thêm trong nguyện lực hành trì, tiến tu Đạo nguyện, và giờ đây bao năm lặng lẽ bước vào quá khứ thời gian, 17 năm đã in dấu chân người tu sĩ.
Ôi hạnh nguyện trong nếp sống thiền gia, tu là chí nguyện vượt qua bao gian nguy hiển trở đưa tôi vào an trú chân lý hoài bão xuất gia.
Một hôm, nhân ngày lễ giỗ tổ Tường Vân8 của ngài khai sơn9, đó là ngày giỗ tổ thiền sư Huệ Cảnh10, quý chư tôn Đức về đông lắm, tôi may mắn được tham dự và vào ban trà nước hầu quý ôn, lúc ấy được diện kiến ôn Chơn Thiện, được nghe con kể về câu chuyện khi ôn còn là chú tiểu Tâm Ngộ, hầu quạt cho Ngài Tăng Thống11. Với dáng dung từ, uy nghiêm, nụ cười thanh thoát, tự tại trong vạn cảnh thế gian, ôn nhắc lại cho tôi nghe bài học trong chiếc bình trà đời Thanh của ôn Tăng Thống ,vô tình khi chú Tâm Ngộ thời ấy hành điệu thị giả cho ôn Tăng Thống.
Thế là ôn nhìn tôi hồi lâu ôn hỏi :
Chú tiểu tên gì ?
Đáp : Dạ con tên Tâm Hỷ .
Ngẫm nghĩ hồi lâu , ôn hỏi tiếp .
Con đi tu đã lâu chưa ?
Đáp : Dạ con mới tu thôi, nhưng con có đọc sách "Hoa Ngọc Lan " mà trong đó có câu chuyện chiếc bình trà thời Thanh do chú Tâm Ngộ vô tình đánh vỡ mà Bổn sư không la . Con đọc nhiều mà chưa biết chú Tâm Ngộ là ai ?
Không biết Ôn có biết  chú Tâm Ngộ là ai ?  Ôn chỉ cho con nhé ...!
Nhìn nụ cười thản nhiên , Ôn uống ngụm trà thơm Ôn cười , rồi Ôn từ dung nhẹ nhàng nói rằng .
Chú tiểu nhanh quá , hay ....hay ....hay ...thật nghe .
Rồi Ôn ân cần nói , Ôn là chú Tâm Ngộ ngày xưa đây ?
Ngỡ ngàn trong ánh mắt tôi , rồi tôi vô tư đáp ..!
Dạ con không biết ôn , xin Ôn cho con sám hối .
Ôn nói rằng , không biết có gì mà sám hối12 .
Thế là Ôn dạy cho tôi một pháp hành tu học , từ tốn trong uy lực sinh trường .
Ôn dạy : "Tu là con đường chân lý giác ngộ13, sống phải trải tâm từ , thương lý trí niềm tin mà ba đời chư tổ đã lưu truyền , ôm chân lý Tứ đế14(1) hành trì và con sẽ vân du hải thị ."
Đáp : Dạ con xin nghe
Ôn cười và dạy tiếp: " Như thị chân lý tu thân, vân du hành hoá, bốn ân đáp đền. Lý duyên khởi14, sống bình yên, an nhiên con bước, vững thêm nụ cười "
Ôn đọc cho tôi nghe...
Thế rồi thấm dưa muối của đàn na tín thí15, tôi đã lắng nghe lời dạy của Ôn và ôm ấp vào đời hành Đạo phía Bắc khắp đó đây .
Cuộc diện kiến ngắn mà sống cả đời , thâu nhiếp vào tận trái tim . Để hôm nay, ngồi ghi lại thì "Hương Ngọc Lan" đã rơi vào niềm lạc cảnh .
Trải dài thời gian mãi đến năm 2012, Đức trưởng  lão Hoà thượng Minh Châu16  viên tịch17 thì tôi có dịp nhìn nụ cười của Hoa Ngọc Lan một lần nữa .
Tôi đến chào Ôn và Ôn cũng còn nhớ , rồi Ôn hỏi tôi :
Tâm hỷ sao rồi ? Tu học có vững chãi không ? Có gì chướng duyên không ?
Tôi sững sờ, sao Ôn nhớ được mình nhỉ ? Thật ngạc nhiên, khi Ôn trăm công ngàn việc, bề bộn với công tác cho Phật Giáo, gánh vác trọng trách bao chuyện, không những thế Ôn còn là vị uyên thâm về công trình nghiên cứu, phiên dịch , dạy cho bao thế hệ tăng sinh, ôn cũng là vị lãnh đạo tài ba cho Phật giáo nước nhà trong thời kỳ hiện tại trong những năm thời bình .
Thật là vị xuất chúng kỳ danh, xứng cho con học tập .
Tôi đáp: Dạ con tri niệm Ôn , con gặp cũng lâu mà Ôn nhớ .
Ôn đáp : Ôn nhớ chú tiểu nhỏ , bưng cho Ôn tách trà nóng , và cái khăn , khi hình ảnh nhật bình hiện về trong tâm của Ôn .
Ôn ngồi trên chiếc bàn tràn kỷ , tôi đứng bên hầu chuyện .
Dạ con tu học tốt Ôn ạ , giờ con vân du hành hoá đủ duyên con làm . Ôn lắng nghe chăm chú , thế rồi bao hạnh phúc bao nụ cười nở hoa .
Ôn dạy tôi rằng : Trong đời uế trược, bao phiền não18 oan khiên, con nhớ hai chữ  ôn cho nhé .
" Tịnh Tu " , thế là ôn cho tôi hai từ quá ngắn và sâu lắng .
Lời dạy ấy , ôn giải thích như sau :
" Tịnh là Thanh tịnh , an lạc , chân như , là cõi tịnh .
Tịnh là lắng yên , sạch sẽ , trong sạch từ thân khẩu ý , từ chân lý ung dung không bị cấu uế trần gian .
Tu là cốt lõi , chỉnh sửa nhân cách đời sống để rồi tu tâm tích đức , tu giới định tuệ19  , tu trong cái lý của mình con nghe ."
Tôi chỉ vâng và dạ nhiều lần để rồi tình Ngọc lan trở thành một vị minh sư giúp tôi đi an nhiên tự tại.Giờ đây tôi đã khắc ghi vào cõi lòng , tình Ngọc lan cũng tang về tịnh tu trong tâm hồn sâu lắng . Một lời dạy như Huế xưa in dấu trong cõi đời thanh bạch , sông Hương hay lối cũ Tường Vân khắc dấu .
Riêng tôi nhớ mãi dung từ nụ cười Hoa Ngọc Lan . Bây giờ Ôn đã trở về đúng nghĩa hai từ " Tịnh Tu ", trong Ôn an bình , dung nghi ấy giờ còn trong tâm cảm , hoa Ngọc lan buồn khóc thương cho  Ôn, trọn  tình cuộc đời Hoa Ngọc Lan . Tôi cũng đi và ôm trọn tình Tịnh Tu trong hôm nay và ngàn đời cùng sống trong nếp sống phạm hạnh chân tu .



1 Chùa Bà sư: chùa hiện nay ở tại thành phố Huế, nay gọi là chùa Phước Thành 360 Phan Chu Trinh, TP Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

2 Hoa Ngọc Lan: tác giả là Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Nhà xuất bản Hồ Chí Minh 1998

3 Người trồng hoa và chàng tu sĩ, Minh Đức - Triều Tâm Ảnh, Nxb. Phụ nữ, 1995.

4 Đường xưa mây trắng, Thích Nhất Hạnh, Nxb Phương Đông tái bản năm 2015.

5 Lời Ru chạm mặt trời, Thích Thái Hòa, Nxb Hồng Đức tái bản năm 2016.

6 Chùa Từ Đàm: là một ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế; hiện tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam

7 Tâm Ngộ: tức là hòa thượng Thích Chơn Thiện (1942-2016) là đệ tử của ngài Tăng Thống Thích Tịnh Khiết

8 Tường Vân: Chùa Tường Vân nằm về phía tây thành phố Huế toạ lạc trên vùng đồi núi làng Dương Xuân Hạ (nay thuộc Phường Thủy Xuân, Thành phố Huế). Theo đường Điện Biên Phủ, quá chùa Từ Đàm, rẽ về phía tay phải theo đường Trần Thái Tông, khoảng 4, 5 trăm mét thì đến chùa.

9 Ngài khai sơ chùa Tường Vân: do Thiền sư Huệ Cảnh dựng vào năm 1850 (trước chùa Từ Hiếu). Năm 1881, Đại sư Linh Cơ đã dời thảo am về hợp nhất với chùa Từ Quang ở vị trí chùa hiện nay.

Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa phạm vi chùa cũng đã được nới rộng ra thêm nhiều. Chùa được Đại sư Linh Cơ trùng tu năm 1891, Đại sư Phước Chỉ trùng tu năm 1904. Hòa thượng Tăng thống Thích Tịnh Khiết đại trùng tu năm 1972 và Hòa thượng Thích Minh Châu trùng tu năm 1992. Hiện nay Hoà Thượng Thích Chơn Thiện làm trụ trì ngôi chùa này.

10 Hoà thượng Tánh Hoạt Huệ Cảnh (1798 – 1869). Hoà thượng người họ Lê, nguyên quán La Chử, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

11 Đức Tăng Thống : Tăng thống (chữ Nho: 僧統) là chức vụ quản lý tăng sự được triều đình phong và coi là người đứng đầu Phật giáo cả nước thời phong kiến và quân chủ. Ngày nay, từ tăng thống được hiểu là người đứng đầu Phật giáo trong một nước, hoặc của một giáo hội và chức vụ này thường do các tổ chức giáo hộiquyết định. (Đệ nhất Tăng thống (1964-1973) Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (1890-1973)....)

Ngài là Bổn  Sư của Đức Trưởng Lão Hoà Thượng Tân Viên Tịch Thích Chơn Thiện.

12 Sám hối: Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau. Nếu dùng một chữ Sám hay một chữ Hối không thì chưa đủ ý nghĩa, nên các Tổ xưa ghép hai chữ lại thành danh từ "Sám hối", dịch theo tiếng Việt là "ăn năn chừa lỗi".

13 Giác ngộ (zh. 覺悟, sa., pi. bodhi), danh từ được dịch nghĩa từ chữ bodhi (bồ-đề) của Phạn ngữ, chỉ trạng thái tỉnh thức, lúc con người bỗng nhiên trực nhận tính Không (sa. śūnyatā), bản thân nó Không cũng như toàn thể vũ trụ cũng Không. Chỉ với trực nhận đó, con người mới thấu hiểu được thể tính mọi hiện tượng.

14 (1) Tứ diệu đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích-ca Mâu-ni, và cũng nội dung chính của bài kinh đầu tiên, kinh Kinh Chuyển Pháp Luân. Thực chất Tứ Diệu Đế là một phương pháp đủ cả hai "lý thuyết và thực hành", đưa hành giả tới giác ngộ giải thoát.

Tứ diệu đế (zh. 四妙諦, sa. catvāry āryasatyāni, pi. cattāri ariya-saccāni, bo. bden pa bzhi བདེན་པ་བཞི་), cũng gọi là Tứ thánh đế (zh. 四聖諦), là bốn chân lí cao cả, là gốc cơ bản của Phật giáo. Tứ diệu đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích-ca Mâu-ni, và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, kinh Kinh Chuyển Pháp Luân.

14 Thuyết Duyên khởi (zh. 縁起, sa. pratītyasamutpāda, pi. paiccasamuppāda, bo. rten cing `brel bar `byung ba རྟེན་ཅིང་འབྲེལ་བར་འབྱུང་བ་), cũng được gọi là Nhân duyên sinh (zh. 因縁生), và vì bao gồm 12 thành phần nên cũng có tên khác là Thập nhị nhân duyên (zh. 十二因縁, sa. dvādaśanidāna, dvādaśāgapratītyasamutpāda, bo. rten `brel yan lag bcu gnyis རྟེན་འབྲེལ་ཡན་ལག་བཅུ་གཉིས་), là một trong những giáo lí quan trọng nhất của đạo Phật. Thuyết này chỉ rõ là mọi hiện tượng tâm lí và vật lí tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với mười hai yếu tố. Các yếu tố này làm loài hữu tình cứ mãi vướng mắc trong Luân hồi (sa., pi. sasāra).

Giáo lí duyên khởi được ghi lại trong kinh như sau (Chân Nguyên dịch Pāli-Việt):

Duyên khởi và Vô ngã (zh. 無我, sa. anātman, pi. anattā) là hai giáo lí làm rường cột cho tất cả các tông phái Phật giáo. Các nhân duyên (nguyên nhân chính và điều kiện phụ) này gồm có 12 yếu tố.

Theo kinh Duyên khởi, mười hai nhân duyên cụ thể như sau:

  1. Vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā), sự không thấu hiểu Tứ diệu đế, không hiểu Khổ là tính chất căn bản của đời sống;
  2. Vô minh sinh Hành (zh. 行, sa. saskāra, pi. sakhāra), hành động tạo nghiệp. Hành động này có thể tốt, xấu hay trung tính. Hành có thể ở trong ba dạng: thân, khẩu và ý;
  3. Hành sinh Thức (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāa), làm nền tảng cho một đời sống tới. Thức này đi vào bụng mẹ. Thức lựa chọn cha mẹ đúng như Hành tốt xấu quy định;
  4. Thức sinh Danh sắc (zh. 名色, sa., pi. nāmarūpa), là toàn bộ tâm lí và vật lí của bào thai mới, do Ngũ uẩn (sa. pañcaskandha, pi. pañcakhandha) tạo thành;
  5. Danh sắc sinh Lục căn (zh. 六根, sa. aāyatana, pi. saāyatana), là các giác quan, sáu căn (năm giác quan và khả năng suy nghĩ là sáu);
  6. Lục căn bắt đầu tiếp xúc với bên ngoài gọi là Xúc (zh. 觸, sa. sparśa, pi. phassa);
  7. Xúc sinh Thụ (zh. 受, sa., pi. vedanā), là cảm nhận của con người mới với thế giới bên ngoài;
  8. Thụ sinh Ái (zh. 愛, sa. tṛṣṇā, pi. ta), tham ái, lòng ham muốn xuất phát từ vô minh;
  9. Ái sinh Thủ (zh. 取, sa., pi. upādāna) là điều cá nhân mới muốn chiếm lấy cho mình;
  10. Thủ dẫn đến Hữu (zh. 有, sa., pi. bhava), là toàn bộ những gì ta gọi là tồn tại, sự sống, thế giới;
  11. Hữu dẫn đến Sinh (zh. 生, sa., pi. jāti), là sinh y, là cuộc sống hàng ngày bao gồm dục là tham ái và lòng ham muốn;
  12. Sinh sinh ra Lão tử (zh. 老死, sa., pi. jarāmaraa), vì có Sinh nên có hoại diệt.

 

15 Đàn na tín thí: “ăn của đàn na thí chủ mà tu không giải thoát thì phải mắc nợ  người. Sau này phải làm thân trâu, ngựa hoặc tôi tớ, lính gác, v.v....để trả nợ” nhằm mục đích khiến cho chúng ta sợ mà ráng tu hành, chứ không phải có thật như vậy”.

16 Hòa thượng Thích Minh Châu (1918-2012) là một tu sĩ Phật giáo người Việt Nam. Sư là một tăng sĩ cao cấp, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhấtGiáo hội Phật giáo Việt Nam, từng là Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Hiệu trưởng trường Cao cấp Phật học Việt Nam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Phật giáo quốc tế, Phó chủ tịch Hội Phật giáo châu Á vì Hòa bình (ABCP) và là Chủ tịch Trung tâm ABCP Việt Nam. Sư còn là một học giả và là một dịch giả với nhiều công trình phiên dịch kinh Tạng Pàli.

17 Trong Kinh Luận Đại Thừa thì có Tân Vãng Bồ Tát và Cựu Trụ Bồ Tát, tức là tên gọi để phân biệt Bồ Tát mới vãng sinh về cõi Tịnh Độ với Bồ Tát đã trụ ở cõi Tịnh Độ từ trước.  Nhưng đấy là một phạm vi kinh luận khác còn chữ "Tân" trong "Tân Viên Tịch" chỉ thuần là phạm vi ngôn ngữ mà thôi.  Về phương diện ngôn ngữ học thì chữ "tân" được dùng dưới ý nghĩa tỉnh từ (mới / new) nhiều hơn trạng từ (vừa / newly / recently) như tân hôn, tân lang, tân giai nhân, tân gia, v.v...; tuy thỉnh thoảng cũng có dùng, ở vị trí trạng từ, nhưng ít lắm, như tân trang, tân tạo.  Trong chữ "tân viên tịch" thì chữ "tân" (mới, vừa xảy ra) là trạng từ; chữ "viên tịch" là động từ.  Chữ "tân" trong "tân viên tịch" hoàn toàn không mang ý nghĩa "mới" (tân / new / tỉnh từ) để đối chiều với "cũ" (cựu / old, former / tỉnh từ) mà chỉ mang ý nghĩa "vừa xảy ra" (tân / newly, recently / trạng từ).

Về phương diện kinh luận Phật học thì chữ "tân viên tịch" cũng không được khế lý mặc dầu trong ý nghĩa xã hội thì có vẻ khế cơ.  Viên tịch hay niết bàn (Sancrit: Nirvàna / Pali: Nibbàna / Nir là không, không còn, không có; Vàna là vọng, tham, dục, dục vọng, tham vọng, vọng tưởng) là một biến cố cấp kỳ, xảy ra trong sát-na chớp nhoáng (mỗi ngày có 24 giờ và gồm 4.800.000 sát-na) như thổi tắt ngọn đèn, và có nghĩa là diệt tận vòng quay sinh tử luân hồi, hoàn toàn giải thoát để vào một cõi sống khác đầy an lạc.  Khoảnh khắc viên tịch như một niệm, khởi lên và tan biến ngay lúc đó như khi ta nghĩ về, nhớ đến hình ảnh người thân yêu thì hình ảnh đó hiện ra ngay cho dầu người thân của chúng ta đang ở đâu đó trên trái đất này.  Tình trạng đau yếu, và thời gian bệnh hoạn, kể cả khoảng thời gian lâm chung và trăn trối không phải là thời điểm viên tịch mà là giai đoạn trả nghiệp mà người lâm chung đã tạo ra trong cuộc đời của họ.

18 Phiền não (tiếng Phạn: klésa, tiếng Pali: kilesa, Hán-Việt: Kiết-lệ-xá) là những trạng thái khổ não nhiễu loạn thân tâm loài hữu tình. Theo Phật giáo thì tất cả những gì làm chướng ngại đến sự giác ngộ đều gọi là phiền não. Thường khi nói đến phiền não trong Phật giáo ám chỉ đến tham sân si ba độc, và chỉ cho tâm nhiều hơn. Ngoài ra còn có hai phiền não, ba phiền não (Kiến tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc) bốn phiền não, sáu phiền não... rất nhiều. Nói tóm lại tất cả những gì làm cho con người đau khổ, ngăn cản sự giải thoát đều gọi là phiền não.

19 Tu giới định tuệ: Tam vô lậu học là môn học thù thắng gồm có Giới-Định-Tuệ. Ba môn học này chỉ có trong giáo pháp của Đức Phật.  Trong ý nghĩa chiết tự: lậu có nghĩa là phiền não. Do vậy, Tam vô lậu học có ý nghĩa là ba môn học giúp hành giả vượt khỏi sự trói buộc của mọi phiền não, hoàn toàn tự tại. Lậu cũng có nghĩa là rơi rớt, nên Tam vô lậu học là phương tiện giúp hành giả không còn rơi rớt trong ba cõi, tâm không còn bị ràng buộc bởi mọi lậu hoặc. Như vậy, Tam vô lậu học là ba môn học đoạn trừ phiền não, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn, không còn nằm trong sự kiềm tỏa của tam giới và không dừng lại ở phước báo sanh thiên.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Đăng nhập