Tuyệt thực để tang mẹ

Thời Nam Bắc triều, đời nhà Lương (502-557), tại Dương Đô, chùa Quang Trạch, có pháp sư hiệu Pháp Vân.
Sư họ Chu, người Nghi Hưng, Dương Tiện (nay là Giang Tô, Nghi Hưng). 7 tuổi xuất gia. 13 tuổi bắt đầu nghiên cứu Phật học. 30 tuổi giảng kinh Pháp Hoa, kinh Tịnh Danh ở chùa Diệu Âm. Kết bạn thâm giao với Trung thư Chu Ngung, nước Tề, Vương Dung ở Lang Gia, Lưu Hội ở Bành Thành, Đồ Hiếu Tự ở Đông Hoàn… Niên hiệu Thiên Giám thứ 2 (503), đời nhà Lương, sư phụng sắc tự do ra vào nội cung. Sau lại phụng sắc trụ trì chùa Quang Trạch, sáng lập Tăng chế (giống như nội quy Tăng sự ngày nay). Niên hiệu Thiên Giám năm cuối (525), phụng sắc làm Đại Tăng Chính (thống chế Tăng giới trong cung). Tại chùa Đồng Thái thiết lễ hội 1000 tăng, Đế đích thân đến nghe giảng kinh Đại Niết Bàn. Niên hiệu Đại Thông thứ 3, sư thị tịch, thế thộ 63 tuổi. Sư thuộc học phái Thành Thật, tinh thông kinh Niết Bàn, cũng giỏi kinh Pháp Hoa. Tác phẩm hiện còn có Pháp Hoa kinh nghĩa ký, 8 quyển.
Bình sinh sư rất được nhiều ưa mến, học chúng từ bốn phương vân tập về nghe giảng rất đông. Tính tình rất hiếu thuận, hầu hạ cha mẹ rất ân cần. Một hôm, mẹ sư từ trần, sư bi ai quá độ, mấy ngày liền không ăn vật gì, thân thể tiều tụy chẳng ra hình người.
Pháp sư Mân nói với sư: “Thánh nhân đã chế định lễ tiết, quy củ, người hiền năng phải đè nén lý tưởng mình thấp xuống, nhân nhượng để hợp với lễ; người chẳng phải hiền năng thì muốn miễn cưỡng hướng thiện, truy tiến cũng khó. Nhà Nho có bi thương cũng không thể nào đem cả thân mạng của mình vượt qua quy định, (Lễ Ký, chương thứ 4, tang phục, đã định: “Phá hoại cũng không được diệt mất cái tánh, không được vì người chết mà tổn thương đến người sống”), huống chi nhà Phật đã có nói một câu rất chí lý: “Muốn báo đáp ân đức, dưỡng dục cao dày của cha mẹ, việc nhỏ thì tận tâm tận lực phụng thờ cha mẹ, khá hơn một chút thì làm cho cha mẹ được vui, còn xa hơn nữa thì làm cho cha mẹ phát khởi tâm bồ đề, hướng dẫn thần thức của cha mẹ đi vào chánh pháp”, thầy phải nên từ nơi ý muốn làm một việc cao xa, đó là khiến cho mẹ được siêu độ, chứ tại sao lại có thể như bọn người thế tục có cái nhìn nông cạn, một mực bi thương đến nỗi tuyệt thực thế kia?”.
Vân Pháp sư sau khi nghe mấy lời dạy dỗ ấy liền tỉnh ngộ, mới ăn cơm trở lại. Đương thời, cùng với Trí Tạng, Pháp Mân, được tôn xưng là “Lương triều tam đại pháp sư” (Ba vị pháp sư lớn của triều nhà Lương).
Lời bình: Ông Tăng Tử khi mẹ chết, 7 ngày không ăn không uống, giống như Vân pháp sư, mẹ chết cũng tuyệt thực thủ tang, so với ông Tăng Tử chỉ có hơn chứ không kém. Có người nói: “Tín đồ Phật giáo đều không để ý đến cha mẹ mình”, câu nói này có thể tin được không?
Trích từ trang: http://chuavanduc.vn/phat-hoc/guong-hanh-nguoi-xua/tuyet-thuc-de-tang-me.html
- Hoàng Tử và Các Nữ Quỷ Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Hoàng Tử Khéo Nói và Con Thủy Quái Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Truyện ngắn: Mắt Đỏ An Tường Anh
- Xuân với câu chuyện thiền môn Nguyễn Đức Sinh
- Trước Đèn Lần Giở Cảo thơm Thích Pháp Bảo
- Rùa và cua Vu Duc
- Tôi nợ Sư Cô một ước mơ Phong Bình
- Những con diều trắng vỗ cánh Trích từ quyển The Wisdom of Forgiveness
- Thiền Sư Bố Đại chỉ ngón tay vào mặt trăng Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: www.awakeblogger.com
- Làm gì có Phật ! Minh Mẫn
- Câu Chuyện Về Nhà Sư Cakkhupāla, Kệ 1, Kho Báu Sự Thật Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Bí Mật Dây Chuyền Mất Trộm Tâm Minh Ngô Tằng Giao phỏng dịch
- Những chuyện ngụ ngôn ngắn nhưng chứa đựng triết lý sâu sắc trên internet. Lê Huy Trứ
- Gia Đình Của Paul Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Tặng Em Đôi Mắt Khi Anh Ra Đi Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)