Bài Thơ: Lời Tạm Biệt Không Kịp Nói

Đã đọc: 33147           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Con đã đi và con đã đến

Và đến lúc con phải ra về

Về để lo cuộc sống mưu sinh

Cũng chỉ vì cơm áo gạo tiền...???

 

Dòng thời gian đi rồi lại đến

Bước chân nhỏ bé mãi đi tìm...?

Dòng thời gian không chờ ai cả

Con phải chờ thời gian cho con...

 

Bước chân đi sao quá nặng nề 

Ánh mắt buồn không muốn rời xa

Lòng vấn vương trĩu nặng sâu thẳm

Xin cảm ơn những ngày đã qua!..

 

Hoa Sa La Hoằng Pháp rất đẹp

Lòng từ bi của một người Cha

Sự chân thật của chúng nhân loại

Đã cho con bài học cuộc đời.

 

Mãi khắc ghi và luôn trân trọng

Kỷ niệm đẹp với lòng tri ân

Lời tạm biệt không kịp để nói

Nén chặt trong lòng bước ra đi...

 

Con chúc Thầy luôn luôn mạnh khỏe

Và con xin hẹn sẽ đến sau

Lời thơ như một lời tâm sự

Xin cảm ơn Hoằng Pháp Lợi Sinh

( Con cảm ơn Thầy về tất cả!... ).

 

BÀI THƠ NÀY ĐƯỢC SÁNG TÁC VÀO THÁNG 10 NĂM 2008, VÀ CŨNG CÓ Ý NGHĨA DÀNH CHO TẤT CẢ PHẬT TỬ KHI ĐỂ NÓI LÊN ƠN NGHĨA TRI ÂN VỚI TẤT CẢ NHỮNG BẬC TĂNG NI PHẬT TỬ VÌ HOẰNG PHÁP LỢI SINH.

 

NGUYỆN CẦU CHÚC CHO CHÚNG SINH AN LẠC, HẠNH PHÚC, GIÁC NGỘ.

 

NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT – MA HA TÁT.

 

04 / 03 /2010.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (5 đã gửi)

avatar
Thanh.GĐ 04/03/2010 10:13:31
Rất hiểu nỗi lòng của tác giả bài thơ,nuốn tri ân hoằng pháo đã khai ngộ cho mình mà vẫn chưa đáp đền muôn một .

Về mặt thể hiện ,bài thơ chưa thật sự hoàn chỉnh trong quá trình câu trúc và diễn đạt .Thí dụ ngay từ câu đầu tác giả đã đứ ra khái niệm thời gian(Con đã đi và con đã đến)và để thứ một câu ngay sau dó(VÀ ĐẾN LÚC CON PHÀI RA VỀ).tHỜI GIAN TRONG DOẠN NÀY NHẰM BIỆN MINH CHO CÔNG VIỆC SINH SỐNG THƯỜNG NHẬT,tại vì nó mà tác giả chưa trã vẹn thâm ân,nhưng liền sau đó lại cãm ơn thời gian đã qua ? Hiểu chết liền !

Từ đó về sau ,bài thơ chỉ làm công việc ca ngợi suông về công ơn hoằng pháp,không có gì đặc biệt trong cú pháp lẫn ý nghĩa .Tóm lại một bài thơ mang dáng vẻ lấp ghép của từng viên gạch không đều nhau .

Có lẻ,tác giả chỉ sáng tác theo cảm hứng nhất thời để lưu trong nhật ký,kỷ niệm những tháng ngày đa cãm đa văn dưới mái trường .
avatar
thien minh 09/10/2010 20:25:56
Bài nầy được đánh giá cao có lẽ do tựa đề lôi cuốn còn phần thơ quá sơ sài bố cục kết cấu không chặt chẻ .Dù rằng thơ tự do cũng phải vần điệu cho ra thơ, bạn nên rèn một thời gian rồi hãy đưa lên đừng để ảnh hưởng làng thơ.Nếu cần hãy xem đây là bài văn xuôi càng tốt hơn ,qua đây cũng mong ban biên tập cần sàng lọc cẩn thận để người đọc khỏi xáo trộn tâm hồn thơ.Là tâm một Phật tử mong tác giả vui vẻ và tiến bộ hơn.
avatar
Nguyễn thị thi thơ 09/10/2010 21:14:48
Gửi cô 4H
Cám ơn tác giả 4H. Hình như, cô rất ưa làm thơ, viết văn. Tuy nhiên, người làm thơ phải biết một chút luật thơ, tệ lắm cũng phải biết luật bằng trắc. Thơ phải có âm điệu, hình ảnh và nhạc, dù nó là tự do, chứ không phải thơ tự do là làm như thế nào cũng được. Trước thơ mới đã có thơ Đường luật. Thơ này luật còn rắc rối hơn nhiều. Trong một bài thơ Đường luật, chữ nào có luật chữ đó vì thế nó trở nên quá khô cứng. Thi sĩ Giả Đảo làm một thơ 4 câu mà phải mất ba năm mới xong thì mới thấy thi sĩ miệt mài, cẩn trọng đến chứng nào. Nếu làm thơ không đúng luật thì nó chỉ là bài văn xuôi. Ví dụ:
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không biết vì sao tôi buồn.

Hay là
Nước non trọn một lời thề
Nước đi đi mãi không về với non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Tản Đà
Đây là hai bài lục bát. Cái luật của lục bát là chữ thứ tư phải là vần "trắc" tức là dấu sắc, nặng, hỏi và ngã. Nếu chữ thứ tư mà rơi vào vần "bằng" thì bài thơ trái luật. Luật thứ hai là vận cước, tức là chữ cuối của câu sáu phải cùng vầng với chữ thứ sáu trong câu tám. Và chữ cuối của câu tám phải cùng vần với chữ cuối của câu sáu.
Thơ thất ngôn tứ tuyệt cũng có luật của nó.
Ví dụ: Bài thơ Nắng hồng của thi sĩ Tuyết Sơn
Ta nhặt vào tim giọt nắng hồng
Cho lòng thanh thoát giữa trời không
Giang tay ta hái vầng mây trắng
Cất giấu trăng sao tận đáy lòng.
Đây là thơ thất ngôn tứ tuyệt nghĩa thơ bảy chữ bốn câu gồm có 28 chữ mà Vũ Hoàng Chương gọi 28 ngôi sao.
1-Cái luật là cầu đầu chữ thứ hai vần trắc thì chữ thứ tư phải vần bằng,
2-Câu hai, và cầu ba thì ngược lại chữ thứ hai phải vần bằng và chữ thứ tư phải vần trắc. Đặc biệt là chữ cuối của câu ba phải là vần trắc để nhạc thơ không trầm trầm quá mà nó lên xuống du dương.
3-Câu bốn giống hệt câu đầu, tức là chữ thứ hai phải vần trắc và chữ thứ tư phải vần bằng như câu số một.
*Tại sao phải có luật bằng trắc là để tiếng nhạc trong thơ nó lên xuống trầm bỗng, chứ không được đều đều.
4- Luật cuối là chữ cuối của câu một, câu hai và câu bốn phải cùng vần thì nghe mới êm tai, thông suốt.

Cô đọc thêm một bài thơ của tuyết sơn để thấy được cái luật của nó.

Giựt mình

Mắt ngắm trời xanh gió động cành
Tai nghe tiếng suối lá lung linh
Hồ thu in dáng trời, mây, nước
Nghe tiếng yêu thương bỗng giựt mình.

Dù sao cũng cám ơn cô 4H. Cô hãy cố gắng lên nhé. Cô có tương lai lắm.
avatar
minh 11/10/2010 15:39:09
thơ gì mà thơ. Bài này không nên đăng vì nó làm mất giá trị hồn thơ Việt Nam. Thơ việt Nam có hồn lắm, có nhạc, có chất thơ chứ bài trên đây thật là thơ không ra thơ mà văn cũng chả ra văn. Văn chương kiểu này mà bbt lại đi đăng thì tôi không thể hiểu.
avatar
Chân Khánh/ Thiềng Đức 02/12/2011 21:13:07
-Quý bạn góp ý tốt... chứng tỏ có hiểu biết về thơ... Mô Phật...
Cám ơn...
tổng số: 4 | đang hiển thị: 1 - 4

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

2.94

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập