Nhận Thức Và Thực Tại

Đã đọc: 2292           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

(Bài thi-kệ & vài trích dẫn khoa học)

Nhận thức là tâm ngôn

Cũng gọi là tâm hành

Diêu động mờ tâm trí

Làm sao thấy toàn chân?

 

Thực tại ví con voi

Nhận thức như gã mù

Quờ quạng theo “nhị tướng” (*)

Tưởng voi giống… quạt mo…!

 

Khi ý thức dừng lại

Ý căn thôi nói năng

Thức chuyển thành diệu trí

Thực tại tức Chân Tâm.

 

(*): Nhãn quan nhị nguyên luôn luôn bị khuôn

định theo tinh thần quy ngã, theo sự hạn chế

tất yếu của kinh nghiệm-kiến thức, theo bộ não

bị ảnh hưởng bởi tâm lí bất bình thường.

 

(Đường Về Minh Triết)

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

********

 

Một số trích đoạn (tùy hứng) từ một tác phẩm có giá trị lớn, Sự Sống Sau Cái Chết: Gánh Nặng Chứng Minh, của ngài Deepak Chopra – một nhà khoa học đáng kính. Các trích đoạn này góp thêm cảm hứng đại thừa, giác ngộ.

 

 

* Nếu Trái đất là bình diện tinh thần đậm đặc, thì chắc chắn phải có những bình diện tinh thần cao hơn, chúng tôi gọi là Loka, mà giới thần bí học phương Tây biết đến như “bình diện siêu hình”. (…).

 

* Để tìm ra vật chất và năng lượng đến từ đâu, vật lí học thừa nhận một trường vũ trụ chứa đựng không chỉ những gì chúng ta quan sát thấy mà cả mọi thứ có khả năng tồn tại. Vật lí hiện đại thấy thật dễ dàng làm thế giới vật chất biến mất trong hư vô, nhưng điều này gây hoang mang, cũng hoang moang như sự biến mất của người chết. Đây là cách biến mất của hòn đá, cây cối, hành tinh hay hệ thiên hà hoạt động.

   Trước hết, hòn đá, cây cối hay hành tinh biến mất khỏi tầm nhìn khi các nhà khoa học nhận ra rằng các vật chất thể rắn được tạo nên từ các nguyên tử không thể phát hiện bằng mắt thường.

   Thứ hai, các nguyên tử biến mất khi người ta phát hiện ra rằng chúng được tạo nên từ năng lượng, đơn giản là các rung động trong trống rỗng.

   Cuối cùng, năng lượng biến mất khi người ta phát hiện ra rằng các rung động là sự kích thích tạm thời trong một trường và trường đó tự nó không rung động mà duy trì một “điểm không” phẳng và bất biến. (…).

 

   (…) Hỗn nguyên vì sao không hoàn toàn chiếm ưu thế thực sự vẫn là một bí ẩn lớn chỉ có thể được lí giải bởi Akasha (trường ý thức). (…). Các rishi tập trung vào ý thức như một nguyên lí vũ trụ. Nhưng để có một vũ trụ biết tư duy, họ cần phải giải thích trí tuệ vũ trụ hoạt động như thế nào, tự duy trì và tự tổ chức tư duy ra sao. Nếu “trường trí tuệ” hoàn toàn ổn định, nó sẽ là một vùng chết, hoặc nhiều nhất là chứa một tiếng ồn liên tục, vô nghĩa. (…).

   (…) Từng bước một, vật lí học bị lôi cuốn vào hư vô bởi vì không có gì trong thế giới hữu hình phù hợp để giải thích điều cần được giải thích. Điểm không trở thành “trường của trường” chứa đựng mọi hạt vô hình, hoặc ảo, trong vũ trụ. Theo tính toán, điểm không chứa năng lượng 10 lũy thừa 40 lần nhiều hơn vũ trụ hữu hình-tức là 40 số không sau số 1. Hư vô trở thành sự trao đổi năng lượng sôi sục, không chỉ giữa các photon và electron mà trong mọi sự kiện lượng tử có thể hình dung được. Đột nhiên cái vô hình trở nên mạnh mẽ hơn cái hữu hình một cách lạ thường. Nhưng với cách đó “trường của trường” có giống tâm trí, điều mà các rishi đang tìm kiếm hay không?

   (…) Cái thực tế rằng những khoảng không, hay khe hở, giữa các vật liệu gene thật là quan trọng đưa chúng ta trở lại hư vô, nơi có cái gì đó sắp xếp các sự kiện ngẫu nhiên sao cho chúng có ý nghĩa.

 

   (…) Có những việc khác mà trí óc có thể thực hiện tương tự như trong vũ trụ, Trí óc có thể theo dõi hai sự kiện riêng biệt trong thời gian-ví dụ chúng ta làm thế nào nhận ra một khuôn mặt đã nhìn thấy vài năm trước. Tương tự như vậy, vũ trụ theo dõi hai electron trong một đôi bất kì. Chúng sẽ luôn luôn là một đôi thậm chí chúng cách xa nhau hàng triệu năm ánh sáng. Thật lạ thường, nếu một electron trong đôi thay đổi vị trí hay trục quay thì cái khác trong đôi cũng thay đổi cùng một lúc mà không cần phải truyền một tín hiệu nào đó du hành qua không gian. Trường Điểm Không truyền tin không theo thời gian, khoảng cách hay vận tốc ánh sáng. (…).

   (…) Vì mục đích tìm kiếm bằng chứng cho cõi sau sự sống, việc chỉ ra ý thức tồn tại khắp nơi là vấn đề sống còn, bởi vì lúc đó không có nơi nào chúng ta đến sau khi chết mà không có ý thức.

 

   (…) Nếu tâm trí của chúng ta có thể thay đổi trường lượng tử thì sao? Khi đó chúng ta sẽ có mối liên kết giữa hai mô hình, tư duy và vật chất. Mối liên kết này đã được thực sự đưa ra bởi Helmut Schmidt, một nhà nghiên cứu làm việc cho phòng thí nghiệm không gian của hãng Boeing tại Seattle.   (…) Schmidt đã chứng tỏ rằng một người quan sát có thể thay đổi hoạt động trong trường lượng tử bằng việc chỉ sử dụng tâm trí, điều này ủng hộ khả năng tại một tầng sâu nào đó tư duy và vật chất là một. Khẳng định của các rishi rằng chúng ta nằm trong trường Akasha (trường ý thức) có vẻ đáng tin hơn, nó khiến cho khả năng chúng ta không rời bỏ trường này sau khi chết cũng trở nên đáng tin hơn; nếu không chúng ta sẽ là thứ duy nhất trong Tự nhiên không là thành phần của trường này. (…).

   (…) “Ở cấp độ sâu sắc nhất, các nghiên cứu (Princeton) cũng giả định rằng hiện thực do mỗi người trong chúng ta tạo ra duy chỉ bằng sự chú ý của mình. Ở cấp thấp nhất của tư duy và vật chất, mỗi người trong chúng ta đang sáng tạo thế giới”. (L.M.Taggart).  (…).

   (…) Akasha có thể được lí giải là một vùng nơi tâm trí hoạt động.

 

   (…) Thứ gì đó sắp xếp chính xác đến vậy điều cần một nguyên lí để giữ chúng cùng nhau và một môi trường để đưa thông tin từ một đầu của tạo hóa đến đầu kia. Khái niệm cũ về thinh không không đủ, nhưng Akasha (trường ý thức) thì đủ.

   (…) Mỗi rung động gửi những tín hiệu qua trường, và đến lượt mình trường gửi các tín hiệu ngược lại. Vũ trụ, hóa ra liên tục tự giám sát mình bằng cách phối hợp mọi rung động xảy ra bất cứ đâu trong vùng hữu hình hay vô hình.

 

   (…) Chỉ dưới sự quan sát, một electron nhảy từ hiện thực ảo vào vũ trụ hữu hình, và hễ khi người quan sát ngừng nhìn, nó lại rơi ngược vào trường.

 

   (…) Các rishi tuyên bố rằng chết cho phép chúng ta nhìn thấy hiện thực vĩnh hằng rõ ràng và tham gia vào nó đầy đủ hơn. Trong cơ cấu của Laszlo, trường Akasha (trường ý thức) hoạt động y hệt đối với mọi vật chất, năng lượng và thông tin. Các tương tác của chúng trong vũ trụ hữu hình là những phản ánh của các mối liên hệ vô hình có tầm quan trọng lớn hơn nhiều khi xảy ra ngoài sân khấu. (…).

 

   (…) Khi bạn xem ti vi, cái gì hiện thực hơn, hình ảnh bạn nhìn thấy hay là trạm phát tín hiệu? Tất nhiên là trạm phát hiện thực hơn, bức tranh chỉ là hình ảnh. Tương tự như vậy, Laszlo nói, Trường Điểm Không-Akasha-hiện thực hơn vũ trụ hữu hình. Akasha (trường ý thức) tổ chức và phối hợp mọi phóng chiếu chúng ta gọi là thời gian, không gian, vật chất và năng lượng. (…).

   (…) Đặt vào các điều kiện của loài người, chúng ta không cần phải sợ cái chết là một hành vi biến mất bởi vì sự sống luôn là một. Điều chúng ta quý nhất trong chính mình, khả năng của chúng ta suy nghĩ và cảm nhận, không phải có từ lúc đi vào thế giới vật chất. Nó được chiếu vào thế giới vật chất từ một nguồn, Trường Điểm Không, là gốc rễ của ý thức, mở rộng hàng tỉ năm về trước và hàng tỉ năm về sau có thể dự đoán được. Hoàn toàn không phải là nhãn quan tôn giáo, mô hình này giải thích vũ trụ tốt hơn bất kì mô hình nào khác, và cho chúng ta thứ mà các rishi và các nhà vật lí học hiện đại đòi hỏi: cây cầu bắc giữa tư duy và vật chất.

 

--------

 

* Ngưỡng cửa của nguồn là im lặng. Nhưng bạn phải bước qua ngưỡng cửa vào phòng nơi hiện thực sinh ra. Ở đó bạn phát hiện ra rằng sáng tạo bắt nguồn từ tồn tại, ý thức và tiềm năng cho các rung động nảy sinh. Ba điều này hiện thực nhất trong vũ trụ bởi vì tất cả cái khác chúng ta gọi là hiện thực đều từ đó mà ra. (…).

 

   (…) Hiện nay quần chúng được biết rõ là các nghiên cứu về cầu nguyện chứng nhận là nó có tác dụng. Trong một thí nghiệm đặc trưng, những người tình nguyện, thường chọn trong các nhóm nhà thờ, được đề nghị cầu nguyện cho người ốm trong bệnh viện. (…) . Kết quả của các thí nghiệm này lạc quan đến kinh ngạc. Trong một trường hợp biết rõ nhất, tiến hành tại Đại học Tổng hợp Duke ở Bắc Carolina, các bệnh nhân được cầu nguyện nhanh chóng phục hồi hơn và có ít di chứng hơn các bệnh nhân không được cầu nguyện. Ở đây chúng ta có thêm một chứng minh là tất cả chúng ta được kết nối với nhau trong cùng một trường ý thức. Các đặc tính của trường này vận hành lúc này và ở đây:

   Trường hoạt động như một tổng thể.

   Nó liên kết các sự kiện cách xa ngay tức thời.

   Nó nhớ mọi sự kiện.

   Nó tồn tại ngoài thời gian và không gian.

   Nó sáng tạo toàn vẹn bên trong mình.

   Sáng tạo của nó lớn lên và mở rộng theo hướng tiến hóa.

   Nó là ý thức.

 

   (…)Trường ý thức là cơ sở của mọi hiện tượng trong tự nhiên bởi vì khe hở tồn tại giữa mọi electron, mọi ý nghĩ, mọi khoảnh khắc thời gian. Khe hở là điểm khống chế, sự tĩnh lặng ở tâm của sáng tạo, nơi vũ trụ liên kết mọi sự kiện.

   (…) Chúng ta cần nhớ nguồn gốc chung của mình. Tinh thần con người suy thoái khi chúng ta hạn chế mình trong một kiếp người và giam trong một thể xác. Trước hết chúng ta là tâm trí và tinh thần, và điều đó đặt ngôi nhà của chúng ta ra sau các vì sao.

   Biết rằng rồi một ngày mình sẽ quay về vùng để tìm nguồn gốc khiến tôi tự tin vô hạn vào mục tiêu cuộc sống. Cũng nhiệt thành như một tín đồ sùng đạo, tôi tin vào quan niệm này. Lòng tin của tôi luôn đổi mới mỗi lúc tôi có một khoảnh khắc chứng nghiệm đưa tôi chạm đến sự tĩnh lặng tồn tại của chính mình. Khi đó tôi không còn mảy may sợ hãi cái chết – mà thực ra, tôi đang chạm vào cái chết ngay lúc này, một cách vui vẻ. Nhà thơ Tagore nói về nó hết sức xúc động:

   “(…) Và bởi vì tôi yêu cuộc sống này / Tôi cũng sẽ yêu luôn cái chết”.

 

--------

 

* Khoa học ủng hộ tuyên bố rằng trường có khả năng nhảy vọt sáng tạo và chuyển hóa vô tận. (…).

   (…) Hóa ra nếu anh chỉ cần nghĩ về cỗ máy SQUID, không hề tìm cách thay đổi nó, thiết bị ghi cho thấy sự thay đổi trong từ trường xung quanh. (…).

 

* (…) Những người nghi ngờ khả năng tâm linh đặc dị làm ngơ trước vô số những nghiên cứu cho thấy ý nghĩ thông thường có thể thực sự tác động đến thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng nếu tâm trí là trường.

 

* (…) Các bậc thánh nhân và hiền nhân có đặc quyền hiện diện đi đó đây tự do trong các cõi siêu hình mà không bị hạn chế bởi các ham muốn. Những linh hồn bấn loạn mắc kẹt giữa hai thế giới, và nếu những người thương yêu bị bỏ lại cứ cầu nguyện gọi hồn, cứ đau khổ, hoặc toan tính tiếp xúc với người đã mất, linh hồn sẽ tiếp tục xốn xang.

 

* (…) Khoa học trong thời đại vật lí lượng tử không phủ nhận sự tồn tại của các thế giới vô hình. Hoàn toàn ngược lại.

 

* (…) Tiếp theo, như người chết đuối nhìn thấy cả cuộc đời mình trôi qua trước mắt, nghiệp của một người bung ra như chỉ gỡ khỏi suốt, và các sự kiện của cuộc đời này diễu ngược lại qua màn ảnh của tâm trí. Bạn thể nghiệm lại tất cả các thời điểm trọng đại từ khi sinh ra, chỉ có điều lúc này rất sinh động và rõ ràng khiến bạn nhìn thấy chính xác từng thời điểm có nghĩa gì. Cái đúng và sai cũng hiển hiện rõ ràng, không có sự tha thứ hay những giải thích duy lí. Bạn chịu trách nhiệm cho mọi điều đã làm. (…).

 

* Có thể là ý thức không nằm trong bộ não. Đó là một khả năng gây sửng sốt, nhưng phù hợp với truyền thống tâm linh cổ đại nhất thế giới.

 

   (…) Điều làm cho sự đảo ngược này quan trọng là nó phù hợp thực tế. Các nhà thần kinh học chứng thực rằng đơn giản một ý định, một hành vi có mục đích của ý chí có thể thay đổi bộ não. Ví dụ những nạn nhân đột quỵ, có thể ép mình, với sự giúp đỡ của bác sĩ, chỉ sử dụng tay phải của họ nếu chứng liệt xảy ra về bên đó của cơ thể. (…).

 

--------

 

* (…) Ramana học cách nhập nội trong cái định để thể nghiệm im lặng, và sau nhiều năm, nó đến với anh, nơi giải thoát khỏi hoạt động thường xuyên của tâm trí. (…).

 

**********

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập