Mâm ngũ quả trong ngày Tết

Khi xuân về, tết đến, dù thành thị hay nông thôn, miền ngược hay miền xuôi, dù đời sống kinh tế giàu có hay nghèo túng, mọi nhà đều luôn giữ tập quán chung chưng một mâm ngũ quả trong gia đình mình để cúng vái ông bà, tổ tiên và nguyện cầu bao điều may mắn thông qua các hình tượng và ý nghĩa tên gọi các loại trái cây. Đây là nét đẹp văn hóa vốn có lâu đời của dân tộc Việt.
Ngũ quả có ý nghĩa là 5 loại trái cây tiêu biểu được chưng trên mâm. Tuy theo tập tục từng vùng, miền, nếp nghĩ từng nhà nên 5 loại nầy sẽ khác nhau về tên gọi, màu sắc, mùi vị…. Cụ thể như về màu sắc thì trái chuối màu xanh có ý nghĩa che chở, bảo bọc, giúp đỡ, hy vọng may mắn; trái Phật thủ màu vàng có ý nghĩa cầu mong Phật trời ban nhiều phúc lộc, tiền tài…; cam,quýt chín; mận, mãng cầu…Tuy nhiên một số gia đình lại không chưng trái chuối, trái cam vì có quan niệm rằng : trái chuối tên có âm đọc giống từ “ trái chúi" thể hiện sự nguy khó, không may; Trái cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết vì câu thành ngữ “quýt làm cam chịu.” ám chỉ sự xui xẻo không làm mà phải chịu những rủi ro, bất trắc
Không biết thực hư ra sao nhưng đến nay nhiều người dân vẫn quan niệm tên gọi các loại trái cây rất quan trọng nên sẽ chọn đầy đủ chúng khi chưng trong ngày tết như : trái Lê có ý nghĩa cũng trơn tru, suôn sẻ; trái Lựu tượng trưng cho con đàn cháu đống. Trái Đào, trái Thanh Long thể hiện sự thăng tiến. Trái Táo có nghĩa là phú quý Trái Hồng tượng trưng cho sự thành đạt. Quả Bưởi, Dưa hấu tượng trưng sự ngọt ngào, may mắn. Trái Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc. Trái Đu đủ mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng Trái Xoài có âm đọc na ná như là “xài” để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn…
Ngày nay, do trái cây phong phú, nhiều chủng loại, suy nghĩ, tập quán từng hộ gia đình cũng dần thay đổi nên các loại trái cây được chưng trong ngày tết cũng thay đổi về chủng loại, số lượng, cách bày biện.. Nhiều hộ khá ,giàu có chọn các loại trái cây “ ngoại” như: Nho Mỹ; Táo, Cam Thái Lan, Hồng Trung Quốc…Số loại trái không còn là ngũ quả như trước mà có khi là 8 đến 10 loại trái cây khác nhau. Các hộ nghèo thì vẫn giữ nếp nghĩ cũ với các loại trái cây với quan niệm “ Cầu, vừa, Đủ, xài, sung” với các trái loại trái : Mãng cầu, dừa tươi, đu đủ, xoài, sung.
Dịp tết nhiều gia đình còn chuẩn bị mâm ngũ quả để đến xin lộc, thắp nhang, cúng dường tại các cơ sở thờ tự để cầu mong những điều tốt lành.
Chưng mâm ngũ quả ngày tết là nét đẹp văn hóa ngày xuân của người Việt Nam đã được lưu truyền và gìn giữ bao đời nay.
- Xuân nghìn năm-xuân đối diện Nguyễn Đức Sinh
- Xuân Viễn Xứ Bạch Vân Nhi
- Mừng Xuân Quý Mão - 2023 Minh Đạo
- Xuân về Chánh Bảo Trung
- Tiếng Xuân Khánh Hoàng
- Mừng Xuân Quê Hương Thích Viên Thành
- Vẳng Tiếng Chuông Chùa Tâm Minh Ngô Tằng Giao phỏng dịch
- Xuân Viễn Xứ Tường Vân
- Ngày Xuân thăm Tổ đình Thiên Bửu Quảng Ấn
- Tâm Xuân Tường Vân
- Xuân tặng đời Tường Vân
- Nụ Cười Nguyên Xuân Lê Đăng Mành
- Xuân Nhìn Lại Thích Nguyên An
- Tặng Nhau Câu Chúc Thích Nguyên An
- Bánh tét Đinh Hương Huế Trần Kiêm Đoàn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Bí ẩn 3000 viên xá lợi của Phật hoàng Trần Nhân Tông (Kỳ 2)
- Lộng lẫy chùa Vàm Ray, Trà Vinh
- 5 điều phải ghi nhớ khi đi lễ chùa Rằm tháng 7 để rước may mắn
- Cô Đơn Ngày Tết
- Tác dụng xã hội của Phật giáo Khmer nhìn từ góc độ tôn giáo học
- Rằm tháng Giêng: Náo nức lên chùa cầu an
- Về việc xây dựng chùa tháp và mô hình vua Phật thời Lí (Khảo sát qua hệ thống văn khắc thời Lí hiện còn)
- Lễ Hằng Thuận
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)