Ăn Chay, Sát Sanh và Quả Báo

Đã đọc: 34998           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ăn chay đối với nhân loại mà nói, không kể là giữ được thân thể khỏe mạnh, hay tránh được nhân quả nghiệp báo, những lợi ích khác không thể nói cùng. Lại từ một người khuếch đại đến quốc gia xã hội, khiến cho xã hội an lành, thế giới hòa bình, có thể thấy lợi ích của ăn chay thật không thể tính đếm. Trong vô lượng lợi ích, tôi cho rằng lợi ích lớn nhất của ăn chay, phải là tăng trưởng lòng từ bi.

1. ăn chay được mạnh khoẻ, sống lâu

Thứ nhất: thức ăn chay không độc, thịt có độc

Thức ăn chay phần nhiều đều là rau quả, sinh trưởng lớn lên từ đất, hoặc rong biển… đã nhiều dinh dưỡng lại không có độc tố. Những thực vật này giúp máu giữ được chất kiềm – đây muốn chỉ máu ấy trong sạch. Y học gọi là kiềm tính thực vật. Thực phẩm có thịt ăn vào có thể khiến cho máu mang tính chua – đây muốn chỉ máu ấy dơ, do đó thịt được gọi là thực phẩm mang tính chua. Người ăn chay máu sạch, nên tuần hoàn nhanh, khiến cơ thể nhẹ nhõm thoải mái, hoạt bát, chịu đựng giỏi, suy nghĩ nhanh lẹ và sống lâu. Như Hòa thượng Triệu Châu, một cao tăng Phật giáo đời Đường sống đến 150 tuổi. Hòa thượng Hư Vân thời cận đại sống được 120 tuổi. Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, Đài Loan, nhờ nhiều năm trường trai, 95 tuổi mà vẫn sáng suốt. Những điều này đều là hiện thực chứng minh ăn chay mạnh khỏe, sống lâu. Lại như quán quân bơi lội Mậu-lâm-la-tư của thế vận hội Olimpic, lần đầu tiên, tốc độ của anh ta thật kinh người. Là vận động viên nổi tiếng nhất, anh ta là một người ăn chay. Theo báo cáo của Kiện Đức, một nhà hóa học trứ danh Pháp quốc, ông ta phát hiện thực phẩm thịt là một loại thực phẩm trúng độc mang tính chậm. Bởi vì xuất xứ của thịt là từ heo, dê, gà, vịt… mà động vật lúc vội vàng, giận dữ hoặc sợ hãi thì trong cơ thể sản sinh một vật tiết ra độc tố, độc tố ấy nhanh chóng truyền khắp các mạch máu vi tế và thịt trong toàn thân. Vật tiết độc chất này thông thường đều đầy trong cơ thể, tác dụng “cái mới thay đổi cái cũ” bài xuất ra ngoài, hoặc ra bằng đường đại tiểu tiện. Nếu con vật bị giết trong lúc đang giận dữ hoặc sợ hãi, bộ máy cơ thể bị đình chỉ hoạt động, vật tiết xuất độc tố này không được bài xuất ra, vẫn tồn đọng trong máu thịt. Nếu ăn vào loại thịt này, tất bị trúng độc tố ấy. Cho nên, ăn thịt bằng với trúng độc mang tính chậm. Đã từng có người thí nghiệm qua. Động vật trong lúc giận dữ hoặc sợ hãi, chất tiết độc tố mà cơ thể sản sinh ra, nếu hút ra bằng ống thủy tinh, chỉ cần độc tố bằng một cây nhang đã có thể giết chết một mạng người. May mà độc tố này khi gặp rau quả, bị hóa giải bớt một phần nào.

Thứ hai: Nhân loại nên ăn chay, chớ nên ăn thịt

Theo tiến sĩ Hàn Đinh Đốn của trường đại học Ca-luân-tỷ-á Mỹ quốc, đã từng giải phẫu phân tích đường ruột, chứng minh con người thích hợp ăn chay mà không thích hợp ăn thịt. Ông ta giải thích ruột non của động vật ăn thịt thì ngắn, ruột già thẳng và trơn nhẵn; ruột non của động vật ăn chay thì dài, ruột già cũng dài; ruột của động vật ăn thịt lẫn ăn chay dài hơn động vật ăn thịt, ngắn hơn động vật ăn chay. Ruột già của con người dài khoảng 5 – 6 mét và quằn tới quằn lui, vách ruột không láng đồng thời chồng lên một đống. Đường ruột như thế chỉ thích hợp với ăn chay, không thích hợp với ăn thịt. Bởi vì thịt ít chất xơ, sau khi tiêu hóa để lại cặn bã. Ruột của con người tương đối dài, thức ăn ở trong ruột quá lâu sẽ sinh ra độc tố, tăng thêm gánh nặng cho gan. Gan quá sức chịu đựng sẽ trở nên xơ cứng, thậm chí ung thư. Lại nữa, trong thịt có rất nhiều a xít uric, Urê, ăn vào tăng thêm gánh nặng cho tạng thận, dẫn đến bệnh thận. Vả lại, thịt ở trong ruột già, ruột non phải qua sự hấp thu quá độ không cần thiết. Và thịt vốn lại thiếu chất xơ, dễ tạo nên táo bón, dẫn đến bệnh trĩ và ung thư trực tràng. Sự phân tích đường ruột con người trên đây, đủ để chứng minh con người ăn thịt là “tự rước họa vào thân”.

Thứ ba: Thức ăn thịt dễ dẫn đến bệnh tật

Sự nguy hại lớn nhất đến sức khỏe của người già, trung niên là colesterin, mà hàm lượng colesterin tương đối có nhiều trong não, thần kinh, máu, nước mật, lòng vàng trứng và mỡ… của động vật. Colesterin là chủ thể cấu thành hocmon của tuyến thượng thận và vitamin D. Tố chất dinh dưỡng này, thanh niên, trung niên hấp thu một lượng vừa phải rất là hữu ích. Nếu trong máu của một người chứa colesterin quá nhiều, sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch, bệnh tim, bệnh cao huyết áp… Tuổi trung niên trở lên thì cơ thể, sinh lý có chiều hướng suy dần. Tất nhiên, cần phải tránh ăn nhiều thực phẩm thịt hàm chứa phong phú chất colesterin để giữ sức khỏe cơ thể.

Lại một chứng minh nữa: nhà dinh dưỡng học Kha-lâm-tư, Mỹ quốc nói: “Nhân loại nếu có thể bỏ ăn thịt, thì sẽ thu được lợi ích vô cùng”. Ăn chay có thể giữ lâu tuổi trẻ, tinh lực dồi dào, đầu óc mẫn tiệp, da thịt mềm mại, đây là hiện tượng của tuổi trẻ. Ngược lại, thân thể mệt nhọc, thần trí hôn ám, da thịt xù xì, lộ ra dáng vẻ lão hóa. Nay lấy ba cái này làm chuẩn, so sánh giữa ăn chay và ăn mặn, nhà dinh dưỡng học Chu Tu Tuệ nói: “Ăn nhiều thực phẩm có thịt, trong y học gọi là thực vật mang tính chua, có thể làm cho máu mang tính chua, máu dơ. Lúc muốn trung hòa tính chua này, chất canxi trong máu phải tiêu hao lượng lớn. Lượng canxi mất, tế bào sẽ bị lão hóa, cơ thể mỏi mệt không sức chịu đựng, dễ đưa đến thần trí hôn ám và suy yếu. Còn ăn nhiều rau xanh, trái cây, những thực vật mang tính kiềm này, có thể làm cho máu giữ được chất kiềm, máu trong sạch, khiến cho cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái, chịu đựng giỏi, đầu óc nhanh nhạy đồng thời có thể sống lâu”.

Trên đây, đã đối chiếu sức khỏe và tinh thần của người ăn chay và người ăn mặn, rõ ràng đã thấy: một giữ được vẻ thanh xuân, một suy yếu lão hóa. Sự láng mịn và xù xì của da, chỉ nhìn qua ta có cảm giác ngay là già hay trẻ. Cho nên, da thịt mịn màng là điều kiện chính của sự trẻ mãi. Ăn chay làm sao giữ được nước da mịn màng? Điều này cần phải nói từ thực phẩm dầu mỡ nào mà người ăn chay đã ăn. Giá trị dinh dưỡng của mỡ là: thứ nhất, cung cấp nhiệt năng. Thứ hai, duy trì nhiệt độ cơ thể, bảo vệ nội tạng và làm tươi nhuận da. Thứ ba, giúp đỡ hấp thu vitamin. Chất mỡ quá nhiều làm cho người ta mập, dễ mắc bệnh cao huyết áp, mạch máu não cho đến các bệnh tim, gan, phổi, thận… Nếu mỡ quá ít khiến cho người ta gầy gò, dễ mắc các chứng suy nhược cho đến các bệnh về da. Có hai nguồn mỡ: một là mỡ từ động vật, như mỡ của heo, dê và thịt mỡ, gọi là mỡ động vật. Hai là mỡ từ nhân thực vật, như dầu phụng, dầu đậu nành, gọi là dầu thực vật. Sự hơn thiệt của hai loại dầu mỡ này khác nhau rất lớn. Mỡ động vật là mỡ bão hòa, nhiều colesterin, dễ dẫn đến xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh tim, cũng có lợi cho việc sinh sản ung thư tế bào. Dầu thực vật không phải là dầu bão hòa, có thể thúc đẩy tăng gia bài tiết tính chua của nước mật, làm cho colesterin xuống thấp, tránh được bệnh tim và các chứng huyết quản khác. Từ đó có thể thấy, người ăn chay sử dụng dầu thực vật, quả thật là một yếu tố lớn để khỏe mạnh tươi da. Hàm lượng dầu trong thực vật, nhiều nhất là ở hồ đào, chứa 66.90%. Thứ hai là đậu phụng, chứa 48.70%. Thứ ba là mè trắng, chứa 48.23%. Thứ tư là đậu nành, chứa 20.20%. Những dầu này đều không phải là dầu bão hòa, ăn vào có ích không hại. Hàm lượng mỡ trong động vật, nhiều nhất là ở thịt heo, chứa 57.80%. Thứ hai là thịt dê, chứa 25.00%. Thịt bò chứa 13.50%. Nhưng những loại mỡ này đều thuộc mỡ bão hòa, chứa rất nhiều colesterin, dễ dẫn đến bệnh tim, bệnh huyết quản.

4. Người ăn chay tăng trưởng lòng từ bi

    Ăn chay đối với nhân loại mà nói, không kể là giữ được thân thể khỏe mạnh, hay tránh được nhân quả nghiệp báo, những lợi ích khác không thể nói cùng. Lại từ một người khuếch đại đến quốc gia xã hội, khiến cho xã hội an lành, thế giới hòa bình, có thể thấy lợi ích của ăn chay thật không thể tính đếm. Trong vô lượng lợi ích, tôi cho rằng lợi ích lớn nhất của ăn chay, phải là tăng trưởng lòng từ bi.

Sát sinh ăn thịt thật là ác nghiệp, tất phải thọ báo không còn nghi ngờ gì nữa. Có điều là thọ báo tùy theo tâm giết và cách giết tàn nhẫn hay không mà có nhanh chậm, nặng nhẹ, không thể nói một cách khái quát. Nếu sau khi sát sinh, sám hối tu thiện cũng có thể chuyển hậu báo thành hiện báo, trọng báo thành khinh báo. Tôi vì muốn để cho mọi người hiểu một cách thiết thực việc ác báo sát sinh ăn thịt, không ngại hiện thân thuyết pháp.

Làm sao tránh kiếp đao binh

          1. Cội gốc đưa đến chiến tranh

Chúng ta phải hiểu rõ rằng, hết thảy nỗi thống khổ của chiến tranh từ đâu mà có? Không có điều gì là không có nhân quả. Quá khứ tạo nhân bát khổ, thì hiện tại phải chịu quả bát khổ. Hiểu được quan hệ của nhân quả thì biết ngay kiếp can qua cũng là một loại quả báo. Nhưng có một số người không tin vạn pháp đều có lý nhân quả. Bởi không học Phật, cho nên họ không tin lý nhân quả. Không tin nhân quả, vậy can qua nguyên nhân do đâu? Trí tuệ của phàm phu chỉ biết được hiện tại. Cách nhìn của phàm phu thế gian và cách nhìn của Thánh nhân căn bản không giống nhau. Cách nhìn của phàm phu chia làm hai loại: thứ nhất, họ cho rằng kiếp can qua là do bọn xâm lược chủ nghĩa đến quốc gây ra, muốn chinh phục thế giới mà gây nên chiến tranh. Cách nhìn thứ hai, họ cho rằng do bọn dã tâm trong nước không giữ bổn phận, nhiễu loạn trị an nội bộ, tạo phản dẫn đến đánh nhau, nên đã xảy ra kiếp nạn can qua. Phàm phu thường tình cho hai điều này chính là nguyên nhân gây nên chiến tranh. Thật ra, đây hoàn toàn không phải là nguyên nhân chính, chẳng qua chỉ là một trợ duyên mà thôi. Kiếp can qua là duyên, vậy thì nhân của nó ở đâu? Điều này không phải là cái mà kẻ thường tình có thể hiểu được, phải là bậc Thánh trí tuệ siêu xuất mới có thể thông tỏ.

2. Trí tuệ bậc thánh có thể thấy được quá khứ

Phật Pháp vô biên. Chỉ có Phật giáo mới có thể nói rõ được nguyên nhân vì sao xảy ra chiến tranh. Chúng ta đưa ra một ví dụ: Gieo hạt giống dưa xuống đất, đó gọi là nhân. Sau hạt giống nảy mầm, lớn lên ra trái, gọi đó là quả. Trợ duyên chính là điều kiện sinh trưởng. Giống như sau khi gieo hạt giống xuống, phải tưới nước, bón phân, có ánh sáng mặt trời mới sinh ra quả. Cho nên, chắc chắn có nhân, có duyên mới có quả. Như vậy, xem ra rõ ràng hơn rất nhiều. Thấy quả thì biết ngay nhân, giống như thấy dưa thì biết ngay dưa là từ hạt giống dưa mà có. Hiện tại, sở dĩ bị quả báo chiến tranh, là do đời trước tạo nhân chiến tranh. Quý vị phải biết, quả báo của chiến tranh là chết chóc, thì nhân của nó chắc chắn phải là nhân giết chóc. Lại thêm trợ duyên của bọn dã tâm và chủ nghĩa đế quốc, nên đã xảy ra quả báo chiến tranh. Nhưng rất tiếc, phàm phu không biết được nhân này, chỉ có Phật, Bồ tát mới hiểu rõ được. Điều này không phải nói dóc hay suy đoán. Phật, Bồ tát có thiên nhãn thông, cho nên thấy rất rõ nhân quả của chiến tranh, thấy được chúng sinh từ xưa đến nay luôn tạo nghiệp sát, không ai là không sát sinh. Và sát sinh được phân làm hai: một là trực tiếp giết, hai là gián tiếp giết. Tạo hai nghiệp sát này, lâu này gặp duyên tất kết thành quả chiến tranh. Vậy thì, thế nào là trực tiếp giết và gián tiếp giết? Đồ tể trực tiếp giết heo, dê, bò gọi là trực tiếp giết. Vì ngày nào chúng ta cũng ăn thịt nên đồ tể mới giết. Vì chúng ta họ mới giết, nên gọi là gián tiếp giết. Hai loại này đều là nhân sát.

3. Thủ phạm giết chính

Mọi người đều cho rằng, tội của người giết nặng còn tội của người ăn nhẹ, điều này không đúng. Luật pháp chính phủ, phạm tội cũng chia làm hai loại, đó là chủ phạm và tòng phạm.

Chủ phạm chính là tự tay mình làm, tòng phạm là hùa theo. Vậy thì người trực tiếp giết là chủ phạm hay là người ăn là chủ phạm? Điều này không nhất định. Thí như lúc đồ tể giết heo đi bán, lúc này đồ tể chính là chủ phạm, người mua thịt là tòng phạm. Nhưng thịt không đủ bán, người mua thịt nhiều quá, đồ tể bèn giết thêm, lúc này người mua thịt trở thành chủ phạm, và đồ tể là tòng phạm. Cho nên, có nhân như thế nào thì mỗi người tự chịu quả báo như thế ấy. Người thời nay không tin lý nhân quả báo ứng bằng người xưa. Trước đây, không những dân lành sợ nhân quả, mà ngay cả kẻ đồ tể cũng sợ nhân quả báo ứng, nên lúc sắp giết heo, miệng họ luôn nói thế này: “Heo này! Heo này! Mày đừng hận tao, mày là món ăn của thế gian, họ không ăn tao không giết, mày hãy đòi nợ người ăn thịt ấy!”. Bạn xem, chẳng phải người giết heo cũng sợ heo đến đòi mạng sao? Và rốt cuộc heo đòi nợ người ăn hay là đòi nợ người giết? Tục ngữ có câu nói rất hay: “Oan có gia trái có chủ”. Cho nên ăn có quả báo của ăn, giết có quả báo của giết.

Trong kinh cũng có một bài kệ rằng: “Cho dù trăm ngàn kiếp, nghiệp tạo ra hãy còn. Lúc gặp phải nhân duyên, quả báo phải nhận chịu”. Nghĩa là: Giả sử có trải qua trăm ngàn kiếp đi nữa, một thời gian lâu dài như thế, thì những nghiệp tốt xấu mà mỗi người ra tạo cũng không mất. Nên biết, giữa nhân và quả còn có cái duyên, khi nhân gặp duyên thì mình vẫn phải chịu quả báo.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (11 đã gửi)

avatar
19/03/2010 04:25:17
hữu đại phước đức mới được đọc và thấu hiểu bài này.nam mô a di đà phật.1
avatar
Quang Đạt 17/06/2010 16:01:31
CHAY - MẶN TRONG ẨM THỰC PHẬT GIÁO

Suy cho cùng, con người chỉ vì miếng ăn mà đã gây ra biết bao tội lỗi, nhưng đó là phạm vi chung của nhân loại. Riêng trong đạo Phật, cũng việc ăn uống, có một vấn đề thường gây thắc mắc, tranh luận đúng sai, nên hay không nên, cho khá nhiều người. Ðó là: Ăn mặn và Ăn chay.
Khi đức Như Lai còn tại thế, người anh họ của Ngài tên là Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) có ý định chiếm quyền lãnh đạo Tăng đoàn. Ðể có được hậu thuẫn chắc chắn và niềm tin nơi các vị khác, Devadatta cố gắng tỏ ra nghiêm khắc hơn cả bậc Đạo Sư và muốn chứng minh rằng đức Phật có phần dễ duôi.
Lần nọ, Devadatta đề nghị với đức Phật năm điều buộc Tăng chúng tuân thủ, một trong năm điều đó là buộc chư Tăng ăn chay trường. Như Lai chối từ lời đề nghị này. Lại một lần nữa, Ngài nhắc lại giới luật mà Ngài đã thiết lập nhiều năm về trước, qui định tất cả các Tăng Ni có thể ăn thịt hay cá, khi không nghe, không thấy và không nghi con vật đó bị giết vì bữa ăn của mình. Loại thịt này thường được gọi là Tam tịnh nhục.

Chúng ta nên biết, Phật giáo không đơn thuần là một tôn giáo mà còn là một nền khoa học của mọi nền khoa học. Tuy nhiên, đứng trên bình diện là một tôn giáo thì Phật giáo là một tôn giáo tự do, theo con đuờng Trung đạo. Giáo lý Đức Phật đã dạy mang lại lợi ích thiết thực cho cả giới tại gia lẫn xuất gia.
Một số quốc gia theo truyền thống Bắc truyền, tu sĩ Phật giáo hầu hết ăn chay trường, và Phật tử tại gia thường ăn chay theo định kỳ mỗi tháng. Sự tuân hành này dưới danh nghĩa tôn giáo đáng tán dương, ca ngợi. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên lên án, đả kích những người không ăn chay.
Phải hiểu ngọn nguồn rằng giới luật trong giáo Lý nguyên thủy của Đức Phật không buộc tất cả người Phật tử phải ăn chay, Ngài khuyên là để cá nhân các đệ tử tự mình quyết định việc ăn chay. Rõ ràng Đức Phật không coi việc ăn chay hay ăn mặn là một luật lệ đạo lý quan trọng. Đức Phật cũng không đả động gì về vấn đề ăn chay của các cư sĩ Phật giáo trong giáo lý của Ngài.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau giữa các Phật tử về vấn đề này. Cho nên ở đây chỉ xin trình bày những luận chứng của những người tin rằng “ăn chay” là cần thiết cho các Phật tử và của những người không tin điều đó.

Ngược dòng hơn 25 thế kỷ trước, ngay từ lúc đạo Phật được thành lập, chư Tăng, những đệ tử Phật sống theo hạnh trì bình khất thực, không được phép trồng tỉa lấy lương thực, không được tích lũy thực phẩm, cũng như không được tự nấu nướng thức ăn. Thay vào đó, mỗi buổi sáng họ dùng bữa của mình bằng cách sử dụng bất kỳ thứ gì các Phật tử đã tự nguyện dâng cúng cho họ.
Cho dù thức ăn có giàu năng lượng hay kém phẩm chất, khoái khẩu hay khó ăn, tất cả đều được họ chấp nhận với lòng tri ân và được xem như là thực phẩm để duy trì sự sống. Ðức Phật đã đặt ra nhiều giới luật ngăn cấm chư Tăng không được đòi hỏi thức ăn mà họ ưa thích, như thế chư Tăng chỉ nhận các loại thực phẩm giống hệt như thức ăn người dân thường hay sử dụng, và thông thường thì các thực phẩm đó có chứa thịt cá, và chính Đức Phật cũng không phải là người ăn chay.
Ðức Phật sử dụng thực phẩm hàng ngày do Ngài đi khất thực hay do những người ủng hộ mời Ngài đến nhà dùng bữa, và trong cả hai trường hợp, Ngài đã ăn những gì được dâng cúng cho Ngài. Trước khi giác ngộ, Đức Phật đã thử dùng nhiều loại thức ăn khác nhau, kể cả loại thức ăn không có thịt. Nhưng cuối cùng Ngài đã bỏ không dùng các loại thức ăn đó vì Ngài tin rằng chúng chẳng giúp gì cho việc phát triển tâm linh.

Ngày nay, người ta thường cho rằng những người theo Bắc tông thì “ăn chay trường” còn những người theo Nam tông thì không. Tuy nhiên, trên thực tế lại có phần phức tạp hơn. Thường thì các Phật tử Nam tông không có bất kỳ giới hạn nào trong chế độ ăn uống, họ không phân biệt ăn chay hay ăn mặn gì cả.
Những nguời ăn chay chỉ dựa trên lý luận đơn giản, đầy thuyết phục là để hỗ trợ cho lý tưởng tu hành của họ. Vì theo họ, ăn thịt khuyến khích một nền công nghiệp tạo ra những hành động tàn ác, gây ra cái chết cho hàng triệu súc vật. Một người có lòng từ bi nhân hậu muốn làm dịu đi tất cả những đau khổ đó, họ nghĩ rằng ăn chay có thể tăng trưởng được lòng từ. Bằng cách từ chối ăn thịt, họ sẽ làm được điều đó.

Những người tin rằng việc ăn chay là không cần thiết đối với Phật tử cũng có các lý luận không kém phần thuyết phục, mặc dù phức tạp hơn, để hỗ trợ cho quan điểm của họ, họ lý luận rằng:

(1) Nếu như Đức Phật cảm thấy các thức ăn không thịt là hợp với các giới luật thì ắt hẳn Ngài đã tuyên bố và ít ra cũng đã được ghi chép trong Tam tạng Pāli, nhưng đàng này lại không thấy Ngài đề cập đến.

(2) Trừ phi chính chúng ta thực sự giết con vật để lấy thịt sử dụng, nếu không thì chúng ta không có trách nhiệm trực tiếp về cái chết của con vật đó; và hiểu như vậy thì người ăn chay và không ăn chay cũng không khác biệt gì cả. Những người ăn chay chỉ có thể ăn rau quả vì có người nông dân cày cấy ruộng, như vậy họ cũng đã sát hại biết bao nhiêu sinh vật và phun thuốc trừ sâu họ cũng giết hại nhiều sinh vật vậy.

(3) Cho dù những người ăn chay không ăn thịt, họ cũng phải dùng rất nhiều sản phẩm khác dẫn đến việc sát hại thú vật như xà-phòng, đồ da thuộc, huyết thanh, tơ tằm, v.v… Tại sao chúng ta kiêng không dùng một thứ sản phẩm này, song lại sử dụng các thứ khác?

(4) Các đức tính tốt như cảm thông, nhẫn nại, quảng đại, trung thực, và các tính xấu như ngu dốt, kiêu hãnh, đạo đức giả, ganh tị và lãnh đạm, thờ ơ không tùy thuộc vào những gì chúng ta ăn vào miệng, và như vậy thì thức ăn không phải là nhân tố quan trọng để phát triển tâm linh.

Một số người sẽ chấp nhận quan điểm này, nhưng số người khác thì lại chấp nhận quan điểm kia. Như vậy, gây ra nhiều tranh luận trong vấn đề ẩm thực Phật giáo. Chúng ta hãy quay lại với giáo lý của Đức Phật để hiểu rõ thêm vấn đề này.

Ðức Phật rất thực tế, giáo lý của Ngài cũng rất thực tiễn. Khi Ngài đề ra những học giới, Ngài chỉ đề ra những giới luật nào mọi người có thể tuân theo, có thể gìn giữ được. Thí dụ như, Ngài đã không đưa ra một giới luật tu tập cấm bạn không được ăn uống quá độ. Các nhà Sư phải sống nhờ khất thực và Ngài đã đề ra rất nhiều giới luật có liên quan đến ăn uống cho các vị chư Tăng - họ chỉ được phép ăn vào giờ ngọ, khi ăn họ không được gây tiếng động với thức ăn nhai trong miệng hay húp xì xụp, họ không được làm rơi vãi cơm, họ không được vét bát, không được nhìn ngó xung quanh, v.v… cũng như Ngài không đưa ra giới luật cấm không được ăn thịt, không chủ trương chư Tăng phải ăn chay, nhưng Ngài vẫn khuyên các thầy không nên ăn mười loại thịt vì sự tôn trọng và bảo vệ cho chính các thầy. Đó là: thịt người, vì những lý do đã quá rõ ràng; thịt voi và thịt ngựa vì trong thời kỳ đó, hai con vật này được coi là thú vật của nhà vua; thịt chó - vì dân chúng thường coi chó là con vật ghê tởm; thịt rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu - vì người ta tin rằng ai ăn thịt những loài thú rừng nguy hiểm này sẽ toát ra một mùi đặc biệt có thể khiến cho các con vật đồng loại tấn công người đó để trả thù.

Để xác định rõ thái độ về việc ăn thịt cho chư Tăng, Đức Phật dạy:
“Này chư Tỳ-kheo, Ta cho phép các vị dùng thịt cá trong ba truờng hợp sau đây: thịt này phải chưa được các vị nhìn thấy, các vị chưa được nghe biết, hoặc giả chư vị không có gì phải nghi ngờ là con vật đó đã được sát sanh chỉ nhằm mục đích thiết đãi cho chư vị. Nhưng các vị không được cố tình sử dụng thứ thịt đã được giết chỉ dành cho các vị sử dụng mà thôi.”

Chúng ta có thể nhận ra lý do tại sao Đức Phật lại không chủ trương bó buộc các Phật tử phải ăn chay, vì đó không phải là mục đích cứu cánh của sự giải thoát. Mối bận tâm chính của Ngài tìm ra chân lý tối hậu giải thoát những khổ đau cho nhân loại, nhưng ngay cả mục đích chính đó cũng là tự nguyện, tùy ở mỗi cá nhân có nên tuân thủ theo hay không, qua lời dạy của Ngài, mà trở nên từ bi hơn, khôn ngoan hơn, nhận lấy trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình. Ngài chỉ vạch ra con đường còn đi hay không là quyền của mỗi cá nhân. Ðường hướng của Đức Phật, mục đính chính của giáo lý của Ngài, là khuyến khích để mọi người hiểu biết hơn, từ bi hơn, giúp mỗi cá nhân có thể thực hiện được những sự lựa chọn thích hợp không chỉ trong việc ăn chay, nhưng còn trong nhiều việc khác nữa.

Như vậy, ăn chay hay ăn mặn tự nó không làm cho một người trở thành bất tịnh, sự thanh lọc được nội tâm của mình không phải dựa trên sự ăn chay hay mặn mà người tự làm mình không trong sạch bởi niềm tin mù quáng, gian dối, thèm muốn, tự đề cao, ô danh và những dụng ý tội lỗi. Do những tư tưởng và hành động xấu xa của mình tự làm mình bất tịnh. Không có một giới luật khắt khe nào trong Phật giáo nói là tín đồ của Đức Phật không nên ăn cá thịt. Đức Phật chỉ khuyên là không nên liên quan vào việc sát hại có dụng ý hoặc không nên yêu cầu người khác giết bất cứ chúng sanh nào cho mình.

Tuy nhiên những ai ăn chay và không ăn thịt của thú vật đáng được ca ngợi. Ăn chay là một sự lựa chọn rất cao thượng, nhưng sự lựa chọn đó phải phát xuất từ một vị thế đúng, phát xuất từ lòng bi mẫn và sự hiểu biết. Sau khi có một sự lựa chọn như vậy, xin đừng làm ô uế nó qua lòng ác cảm đối với những người không ăn chay. Bởi vì nếu như thế, sự tốt lành phát sinh từ việc lựa chọn đó sẽ trở nên băng hoại, sẽ bị ô nhiễm và cách này hay cách khác bạn sẽ trở nên tệ hơn những người không ăn chay. Chúng ta thực hiện sự lựa chọn này xuất phát từ lòng từ bi, không nên chỉ trích người vì họ không ăn chay.

Hơn thế nữa, chúng ta kính trọng những người ăn chay. Họ có hành động rất cao thượng; đó là một cử chỉ xuất ly. Ăn chay chỉ là chuyện nhỏ nhưng cao thượng, và rất hòa hợp với những lời dạy của Đức Phật về lòng bi mẫn và sự hiểu biết. Nhưng chúng ta không được dừng lại ở đó. Ngay cả khi người không ăn chay, cũng xin đừng nghĩ là không còn gì để thực hiện được nữa. Có rất nhiều điều để thực hiện trong cuộc sống này, chúng ta hãy thực hiện bằng cách nói năng, trong hành động, trong mọi sự việc. Xin hãy là người hành động thận trọng, đối xử với nhau bằng tình thương, xin hãy là người không tạo thêm đau khổ cho nhân loại và cho mọi sinh linh trên hành tinh này. Một khi chúng ta có ý định nỗ lực đi theo chiều hướng đúng đắn đó, chúng ta là những đệ tử tốt của Đức Phật. Mỗi người chúng ta phải bước đi với nhịp chân của chính mình.

Tóm lại, vấn đề ăn uống trong Phật giáo không phải là chuyện quan trọng hàng đầu, dù ăn mặn hay ăn chay. Mục đích tối hậu phải làm thăng hoa trong đời sống tâm linh của mỗi hành giả. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã có một khái niệm khá rõ ràng về vấn đề này, có thể áp dụng vào trong đời sống thực tế hằng ngày. Cổ nhân có dạy: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”. Nghĩa là: con người sanh ra trên trái đất này ngoài chuyện ăn uống để giữ mạng sống, bồi dưỡng sức khỏe, chúng ta còn nhiều chuyện khác để làm, đem lại ích lợi cho người, cho đời, và chính bản thân. Chuyện ăn uống thuộc về phạm vi thể chất, bồi bổ cho tấm thân tứ đại giả tạm này, để làm phương tiện cho việc tinh tấn tu tâm dưỡng tánh, cho đến ngày giác ngộ và giải thoát.

Con người muốn sống một cuộc sống an nhàn tự tại, không nên chú tâm, không nên lệ thuộc quá nhiều về sự ăn uống. Một người chỉ biết ăn chay, tụng niệm suốt đời, không tìm biết mục đích cứu cánh của đạo Phật, chưa thật xứng đáng là người thực hành giáo lý giải thoát của Đức Phật. Việc học hiểu, tu tập để phát triển tuệ giác, và thực hành Chánh pháp, ngay trên cuộc đời, tại thế gian này, cho đến khi được viên mãn, chính chuyện tu tâm dưỡng tánh , nâng cao tâm hồn hướng thượng , cuộc sống thánh thiện mới đáng làm chúng ta bận tâm hằng ngày; mới thực sự là việc quan trọng của người Phật tử tại gia và xuất gia; mới là mục đích cứu cánh của đạo Phật. Ăn uống chỉ là một phương tiện, trong bao nhiêu phương tiện khác, mà thôi.

Chúng ta cần nên hiểu biết một thực tế khác về vấn đề ăn mặn và ăn chay. Ðó là các thứ nông phẩm dùng để ăn hằng ngày của chúng ta như cơm gạo, rau cải, hoa quả, trái cây… tất cả đều không phải tự nhiên có được. Tất cả đều thu hoạch được từ mồ hôi, nước mắt của người nông phu, phải trải qua quá trình trồng trọt, tưới tẩm, bón phân và trừ khử các loại sâu rầy phá hoại mùa màng. Khi dùng các nông phẩm đó, chúng ta đã không tránh được sát giới, một cách hoàn toàn, dù không trực tiếp, cũng là gián tiếp, cũng chịu cộng nghiệp với các những người nông phu. Cho nên, người Phật tử tại gia hay xuất gia, mỗi khi thọ thực, cần phát tâm từ bi, thương xót những người đã tạo ra những thức ăn cho chính mình, và cũng nên hướng về những người đang trong cảnh cơ hàn không có miếng cơm manh áo, những người chưa thể ăn chay được, với bất cứ lý do gì, hoặc là các nông gia phải phạm sát giới, để làm nên các nông phẩm chúng ta đang dùng. Bằng mọi cách trước khi ăn, chúng ta hãy hướng tâm đến những người nông phu để hồi hướng phước báu cho họ, hay công đức trì giới của mình, đến tất cả chúng sinh, trong khắp pháp giới. Hoặc chúng ta chắp tay cầu nguyện cho tất cả chúng sinh, ít ra cũng đều có những bữa cơm đạm bạc, có cuộc sống thanh bình, cầu chúc cho mọi sinh linh trên hành tinh luôn được thái bình hạnh phúc.
( Theo: Tập san Pháp luân )
Reply Tán thành Không tán thành
10
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Quang Đạt 17/06/2010 16:10:18
TÙY TIỆN ĂN CHAY BỔ THÀNH BỆNH

Ăn chay có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng phải ăn đúng cách . Trong thực tế điều trị , các Bác sĩ đã ghi nhận nhiều tín đồ Phật giáo của thực phẩm chay trở thành nạn nhân vì đã ăn chay một cách vô tội vạ .
Có rất nhiều lý do để ăn chay. Người thì ăn chay vì theo Đạo, còn có người ăn chay vì bản thân không thích hoặc không thể ăn thịt động vật. Ngày nay, xu hướng ăn chay càng phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới với mục đích phòng và hỗ trợ trong việc chữa trị một số bệnh lý mãn tính liên quan đến ăn uống. Ngoài giới tu hành với nhiều kiểu ăn chay của mỗi đạo giáo, kiểu ăn chay sẽ thay đổi tuỳ mỗi người. Nguyên tắc chung của ăn chay thường là ăn thức ăn bao gồm : ngũ cốc, rau, khoai, củ, đậu, trái cây, các loại hạt và dầu, có hoặc không có sữa và trứng.

Ẩn họa từ bữa ăn chay
Thực phẩm ăn chay thường có năng lượng thấp, vì vậy mà người ăn chay rất mau đói. Nếu không ăn đa dạng thực phẩm thì rất dễ bị thiếu dinh dưỡng gây ra gầy ốm và suy giảm sức đề kháng, dễ bị bệnh nhiễm trùng. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu chất sắt tạo máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin B12... với biểu hiện là thiếu máu có thể xảy ra do các chất này có nhiều trong các thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, gan, huyết, hải sản... và dễ hấp thụ vào cơ thể.

Thức ăn có nguồn gốc thực vật cũng có chất sắt nhưng tỷ lệ thấp và cũng khó hấp thụ hơn. Nếu bữa ăn chay quá đơn điệu như chỉ ăn cơm với rau cải luộc chấm tương, chao hoặc cơm muối tiêu, bún nước tương thì nguy cơ thiếu chất rất cao. Việc ăn thiếu chất đạm cũng có thể gây ra chứng biếng ăn, nhão cơ, dễ nhiễm trùng, đặc biệt ở trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai và cho con bú và bệnh nhân trong giai đoạn cần dinh dưỡng phục hồi bệnh là những đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng cao. Ngược lại nếu bữa ăn chay quá nhiều bột đường và dầu béo thì năng lượng cao có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.

Ăn chay thế nào mới đúng cách?
Thành phần thức ăn chay thường nhiều chất xơ, ít cholesterol, giàu trái cây và vitamin các loại nên rất tốt cho sức khoẻ, giúp phòng ngừa và hỗ trợ rất nhiều cho người mắc các bệnh lý mãn tính liên quan đến ăn uống như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, sỏi mật, táo bón, sa sút trí tuệ, tai biến mạch máu não, loãng xương. Tuy nhiên để ăn chay cho đúng cách, khoa học không phải dễ. Muốn tránh những hậu quả ngoài mong muốn, người ăn chay nên lưu ý mấy điều sau:
- Ăn đủ ba bữa chính và hai đến ba bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khoảng 20 phút/ngày, lúc nắng sớm. Cơ thể sẽ tận dụng một nguồn vitamin D của thiên nhiên, giúp tăng hấp thu canxi, xương sẽ chắc khoẻ hơn.
- Các món ăn trong bữa chính phải đủ bốn nhóm chất bột đường, đạm (đậu hũ, tàu hũ, sữa đậu nành, đậu phộng, muối mè, nấm, đậu que, đậu đũa, đậu xanh...), dầu và rau, trái cây. Các bữa ăn cần đa dạng và thay đổi món thường xuyên. Sắt có nhiều trong các loại đậu khô và các loại rau có lá xanh thẫm. Tuy nhiên sắt trong thực vật không được cơ thể hấp thu nhiều như sắt trong động vật, vì vậy bữa ăn nên có rau trái để có nguồn vitamin C giúp hấp thụ chất sắt trong thức ăn. Để cung cấp canxi, có thể uống thêm sữa bò, nếu không dùng sữa có thể chọn các loại rau xanh thẫm, đậu nành, đậu hũ chế biến có canxi sulfat…
- Uống thuốc bổ sung sắt, vitamin: người ăn chay trường hoặc người có nhu cầu dinh dưỡng cao có thể uống thêm những loại thuốc bổ theo chỉ định của bác sĩ.

ThS.BS Đào Thị Yến Thuỷ - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM/SGTT
avatar
Quang Đạt 17/06/2010 16:16:08
Vấn đề không phải là ăn chay hay ăn mặn , tùy vào cơ địa sức khỏe và điều kiện sống mà dinh dưỡng thực phẩm . Điều quan trọng chính là cách sống của ta có tốt đẹp thánh thiện cao thượng , cư xử tốt với mọi người , sẳn lòng san sẻ giúp đời giúp người , mang lại lợi ích đến với mọi người mới quan trọng .

Hiểu thấu đáo như vậy mới là sáng suốt , là đại Phước duyên với Phật Pháp.

Namo Sakya Muni Buddha
avatar
Kim Nguyen 25/10/2010 06:18:16
bai rat hay
avatar
Rửa mặt 08/12/2010 23:17:49
Theo tôi, giới luật trong đạo Phật có cao, có thấp khác nhau. Ta tạm gọi giới luật cao là giới luật nghiêm trang thanh tịnh, và giới luật thấp là giới luật tương đối của đạo Phật. Trong giới luật nghiêm trang thanh tịnh, Đức Phật đề ra không phải căn cứ theo sự đối đãi của thế gian, mà là từ sự chứng ngộ của Phật. Vì vậy, với giới cấm sát sinh theo giới luật nghiêm trang thanh tịnh thì người tu sĩ chân chính theo đạo Phật phải từ bỏ hẳn việc sát sinh. Có nghĩa là người tu sĩ chân chính phải giữ chay trường. Việc giữ giới nghiêm cẩn như vậy, đối với người tu sĩ chân chính vừa phát triển lòng từ bi vừa chấm dứt hẳn sự vay trả theo nhân quả nghiệp báo. Và đó cũng là hành trang tối cần thiết trên con đường tìm sự giải thoát toàn triệt.
Nhưng việc áp dụng ngay giới cấm sát sinh theo giới luật nghiêm trang thanh tịnh đó vào thế gian, vào đời sống cho xã hội, cho con người đến với đạo Phật với mục đích hướng tới sự giải thoát, có lẽ chưa phải là việc thích hợp với đại chúng, với xã hội. Vì Đức Phật thấy nghiệp chướng của con người còn nặng, những tập khí tích lũy từ vô thỉ, việc sát sinh như là một thói quen tự nhiên từ quá khứ đến hiện tại. Cho nên, Đức Phật mới đề ra một giới luật tương đối theo thực tế của thế gian, xã hội, con người. Nên vậy, trong giới luật tương đối có sự linh hoạt, uyển chuyển theo thực tế đặt ra. Chẳng hạn như: việc sát sinh trong giới luật tương đối thì người giữ giới hạn chế dần việc sát sinh vừa để phát triển lòng từ bi cũng để giảm bớt sự vay trả theo nhân quả nghiệp báo. Từ việc giữ giới luật tương đối đó, người theo đạo Phật tinh tấn, tiến lên giữ giới nghiêm trang thanh tịnh theo đúng nghĩa một tu sĩ chân chính hướng đến con đường giải thoát mà Đức Phật chỉ ra.
Từ những điều trên, ta thấy vì sao Đức Phật đưa ra giới luật nghiêm trang thanh tịnh, nhưng lại thấy việc làm của Phật trong việc hóa độ thế gian lại thấy Đức Phật và các đệ tử đương thời như chỉ giữ giới luật tương đối. Theo tôi, là vì Phật và các đệ tử lấy việc hóa độ chúng sinh là việc cần làm ngay. Và do vậy, việc hóa độ chúng sinh cần tùy duyên, tùy cảnh, nên giới luật tương đối ở đây là phù hợp hơn. Chẳng hạn như, việc Đức Phật và các đệ tử khi đến với con người trong xã hội thời đó và mang giáo pháp để hóa độ họ, thì trong việc thọ thực cũng phải tùy theo sự cúng thí của gia chủ hơn là đề nghị, yêu cầu vật cúng thí.
Thế nên, xem xét việc cấm sát sinh, giữ chay trường hay chay kỳ theo giới luật nhà Phật còn tùy theo xét ở giới luật nghiêm trang thanh tịnh hay là giới luật tương đối. Ví dụ như việc tu sĩ Phật giáo dùng thịt của con vật đã chết theo tự nhiên (tam tịnh nhục), thì nên hay không nên. Tôi nghĩ, ở đây cũng tùy trường hợp: nếu tu sĩ có sẵn đồ chay mà còn dùng, thì quả là không nên. Vì chứng tỏ người tu sĩ đó vẫn còn lưu luyến mùi vị tanh hôi đó (mặc dù con vật này không có sự đau bị giết chóc). Còn như việc các tín đồ Phật Giao Tây Tạng vẫn sử dụng thịt động vật, cũng có thể là do điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở vùng núi không thuận lợi cho việc trồng rau quả nên họ phải lấy đồ ăn từ thịt các loài động vật. Do vậy, theo tôi nghĩ, giới luật mà Đức Phật đề ra cần phải phân tích và hiểu một cách thấu đáo, không thể dựa vào sự tùy duyên mà tùy tiện bao che cho việc làm bất tịnh được. Và từ giới luật tương đối lên giới luật nghiêm trang thanh tịnh, là người tu sĩ chân chính chuyển từ giữ giới theo luật lên giữ giới theo tâm. Đó là những hành trang tối cần thiết trên lộ trình giải thoát mà Đức Phật chỉ ra.
avatar
NguyenSon 31/03/2011 07:11:08
Cám ơn bài thảo luận của các Huynh.
avatar
Phật tử 15/07/2011 21:19:50
Ai cũng chỉ có một giới hạn sống kể cả người ăn chay lẫn ăn mặn chỉ có độ tuổi giới hạn sống trong cõi Ta Bà này . Thiết nghĩ con người sinh ra ai mà chẳng mang nghiệp chúng ta tu là sửa đổi tâm tính tiến đến con đường giải thoát mà Đức Phật chỉ dạy . Có nhiều người ăn chay trường nhưng lòng cố chấp như vậy tâm đã tịnh chưa , như vậy có phải do ăn chay mới là tu ??? Đừng chấp vào miếng ăn mà ảnh hưởng tới sự tu hành dù chay mặn cũng mang tính sát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp . Hoa quả lúa mạch ... ngũ cốc có nguồn gốc từ đây ( trong đó cũng là sát hại hàng loạt côn trùng để mà có sản phảm đó đấy các bạn ạ ) . Ăn chay là tốt theo sức khỏe hiện đại ăn chay có thể giảm được nhiều bệnh tim mạch , ung thư ... vv . nhưng ăn chay cũng phải phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từng người . Người làm công nhân với đồng lương ít ỏi thì làm sao mà có thể có một bữa ăn chay đảm bảo sức khỏe để người công nhân đó có thể làm việc . Không làm việc thì làm sao đóng góp được gì cho xã hội .Sống trên đời này vì mọi người chứ không vì chỉ bản thân mình không .Các bạn học rất nhiều lý thuyết nhưng các bạn đã thực hành một cách thực sự chưa ?? Giúp đỡ cho gia đình và mọi người được bao nhiêu , làm việc tốt thế nào .Hãy suy nghĩ thật thấu tháo khi viết lên bài viết ( ăn chay - ăn mặn ) . Chúc các bạn tu tập tinh tấn
avatar
Chân Khánh/ Thiềng Đức 01/12/2011 08:32:50
-Xin đóng góp bằng một bài thơ ...

Tiên học ăn...

“Bệnh tùng khẩu nhập” là chân lí
Ăn uống thế nào… tránh ốm đau
Thực phẩm đưa vào bằng cửa miệng
Sinh ra máu tốt hoặc đen màu

Máu xấu là môi trường nhiểm độc
Vi sinh nẩy nở… bệnh hình thành
Mới hay… thân cực do tham thực
Chân lí không thông… phải tội tình

Bệnh viện cứ tăng… luôn quá tải
Y khoa chẳng dạy… bệnh do ta
Môn cần giảng trước là… ăn đúng
Phòng bệnh… học ăn… dễ vậy mà!...
avatar
Thiền//Tịnh 28/01/2012 05:02:37
Nói tới nói lui chắc trong tương lai người con Phật hết giữ giới sát sanh trong 5 giới, cứ lấy câu chuyện trong Kinh ra giảng giải, riết rồi tới hết giữ giới nói láo, riết rồi lần lần đi tới là không cần giữ giới luôn qua vì học Phật riết rồi đi tới tánh Không, ăn mà cũng như không ăn ....v.v........ và cái gì cũng không, trống rỗng

Không nghiêm túc tu hành tối ngày lựa cái nào dể thì đi thì tới đời nào giải thoát, muốn thành Phật, Bồ Tát.......mà còn "thèm" ăn thịt lòai hửu tình là sao? Thật không hiểu? Làm riết rồi đạo Phật bỏ hết giới luật và không khác các đạo khác vì không còn là "ĐẠO TỪ BI VÀ TRÍ TUỆ" quá

Con đồng ý với Thầy Thích Tâm An ăn chay là Trong vô lượng lợi ích, tôi cho rằng lợi ích lớn nhất của ăn chay, phải là tăng trưởng lòng từ bi.

Tại sao Chư Phật, Chư Bồ Tát ..... sao không mặn nhỉ
Tại sao khi quy y Tam Bảo lại phải giữ giới

Tất cả gì Đức Phật để lại qua kinh điển đều là phương tiện chiếc bè đưa con nguời thoát mê khai ngộ, nhưng con nguời thì thấy cái phương tiện nào hạp với mình là khư khư coi đó là chân lý sống theo người đó

Khuyên nguời ăn chay qua bài sám không nhớ của Đại Sư nào

Súc sanh thiệt trước vốn người xưa
Người, vật xoay vần kiếp rước đưa!
Chẳng muốn mang lông cùng đội sừng
Sát sanh xin khá mới tay chừa

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
avatar
Nhân Quả 01/01/2013 15:42:29
Em tin rằng những khuyết điểm của việc ăn chay là có thật : không đủ chất dinh dưỡng , hay tâm tính còn hơn thua chưa thành tịnh.Biết sai thì sửa và phòng ngừa , đơn giản là thế. Nhưng không chỉ vì một chút khuyết điểm mà cho rằng : ăn chay là không quan trọng, ăn cũng được không ăn cũng được. Em tin rằng : ăn chay là giới luật do Đức Phật đặt ra, người Phật tử bắt buộc phải giữ bất kể theo truyền thống nào nếu còn muốn tu tập và còn tin vào Nhân Quả .

Em chỉ tin rằng những vị bậc sư thầy đã chứng đạo , tôn kính của chúng ta sẽ cho chúng ta lời khuyên đúng hơn là chỉ ngồi đây thảo luận với sự hiểu biết hạn hẹp và có phần lý thuyết của chúng ta .

Nam Mô A Di Đà Phật
tổng số: 10 | đang hiển thị: 1 - 10

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.92

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập