39 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Những tấm gương gắn kết Đạo và Đời

Đã đọc: 1059           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Nhị vị cố trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh và Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

39 năm thành lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, tỏ rõ hành động và phát huy những giá trị tích cực của nhằm xây dựng khối đại đoàn kết, thực hiện hoạt động nhập thế xây dựng đời sống đạo, đời sống xã hội tốt đẹp.

Những ký ức đầu tiên…

Tôi có duyên được gắn bó với Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên hai mươi năm khi đảm nhiệm công tác tại Vụ Phật giáo thuộc Ban tôn giáo của Chính phủ.

Đại hội thống nhất Phật giáo toàn quốc diễn ra từ 4-7/11/1981 tại Thủ đô Hà Nội, với 165 đại biểu của 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo sinh hoạt ở 26 tỉnh thành phố, cùng nhau thống nhất lập tổ chức Phật giáo chung với tên gọi Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN). Phiên họp Hội đồng Trị sự lần thứ nhất vào ngày 8/11/1981 tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội, nội dung số 1 trong Nghị quyết đã ghi: “Đệ trình Hội đồng bộ trưởng Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bản hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thành phần nhân sự ban lãnh đạo Trung ương Giáo hội, xin xét duyệt và công nhận để Giáo hội được phép hoạt động”.

Khi tôi về vụ Phật giáo, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã thành lập trên 15 năm, hoạt động qua 04 kỳ Đại hội. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã phát triển và lớn mạnh với nhiều hoạt động thiết thực qua các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, vận động Tăng Ni, Phật tử tích cực tham gia công cuộc xây dựng đất nước. Từ Đại hội Giáo Hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ IV về sau, công tác tôn giáo nói chung và công tác Phật giáo nói riêng có thêm nhiều những chuyển biến tích cực từ nhận thức xã hội và thực hiện các hoạt động nhập thế của tôn giáo. Nhiều tôn giáo lần lượt được Pháp luật công nhận hoạt động hợp pháp, có đường hướng hành đạo gắn hoạt động tôn giáo theo mục tiêu “lợi đạo, ích đời”.

Từ năm 1981, phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” đã trở thành tấm gương nhập thế về tôn giáo góp phần xây dựng xã hội. Công tác tôn giáo trong các cơ quan nhà nước có nhiều tiến bộ, thu được nhiều kết quả tốt và để lại những bài học kinh nghiệm trong vận động đồng bào có đạo phát huy giá trị tích cực của tôn giáo, đóng góp vào công cuộc bảo vệ, xây dựng phát triển đất nước.

Nhị vị cố trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh và Hòa thượng Thích Thanh Tứ.Nhị vị cố trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh và Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 39 năm một chặng đường

Năm 1981, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam ra đời đánh dấu một bước phát triển mới của Phật giáo Việt Nam, không chỉ thể hiện sự đoàn kết Phật giáo trong hiện tại mà đã hiện thực hóa tâm nguyện của các bậc cao tăng tiền bối từ xa xưa. Sau ngày thống nhất, đất nước ngổn ngang với nhiều vấn đề hệ lụy, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam ra đời đã góp một phần quan trọng trong “đoàn kết nhân tâm, cùng chung sức chung lòng xây dựng cuộc sống mới, vì hạnh phúc của mỗi người”.

Ngay sau khi thành lập, với phương châm nhập thế của Phật giáo “ Phật pháp bất ly thế gian pháp”, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã động viên Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước, thể hiện tinh thần Phật giáo yêu nước, phát huy những giá trị tích cực của Phật giáo góp phần xây dựng đất nước để “ tốt đời đẹp đạo”. Tôi còn lưu giữ nhiều kỷ niệm về những bậc tu hành hết lòng vì đạo pháp và dân tộc lúc bấy giờ. Trong khuôn khổ bài viết, tôi xin ghi lại cũng là lời bày tỏ sự tri ân đến các bậc tiền bối cao tăng, điển hình như:

– Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), cây thạch trụ giữ vững rường mối, đoàn kết trong Phật giao với vai trò Đệ nhị Chủ tich, Hội đồng Trị sự, đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam (từ năm 1984 đến 2014). Về thân thế, từ năm 1966, tại Đại hội kỳ II Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (GHPGVNTN), được suy cử cương vị Chánh Thư ký Viện Tăng Thống. Năm 1973 tại Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Trung ương kỳ 4, được tấn phong Hòa thượng và được suy cử đảm nhiệm cương vị Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Năm 1984, Hòa thượng được suy cử làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đối với đạo Phật, Hòa thượng là bậc chân tu khả kính, người đã dày công biên dịch nhiều bộ kinh sách có giá trị.

Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014)Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014)

Phật giáo Việt Nam sau năm 1998 có những lúc thăng trầm do các thế lực bên ngoài lợi dụng tôn giáo để chống phá ổn định chính trị và kéo lùi phát triển mọi mặt của Việt Nam nhằm làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Trước thực tế đó, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh khẳng định Phật giáo phải đoàn kết, mỗi Tăng Ni, Phật tử chân chính phải tỏ rõ tinh thần lục hòa của Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một khối thống nhất về tư tưởng và hành động vì mục đích chung “ Tốt đời đẹp đạo”.

Thái độ rõ ràng và kiên định của Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã củng cố niềm tin cho Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Quan điểm và thái độ của Hòa thượng là cơ sở cho căn cứ đấu tranh vớ i các luận điệu xuyên tạc về tự do đối với Phật giáo ở Việt Nam. Đóng góp của Hòa thượng Thích Trí Tịnh có ý nghĩa rất lớn vào đấu tranh thực hiện đại đoàn kết và chống lợi dụng tôn giáo lúc bấy giờ. Trong suốt thời gian tại vị, Hòa thượng là người có đức độ và trí tuệ mà tất cả Tăng Ni, Phật tử đều kính trọng. Mỗi công việc liên quan tới lợi ích dân tộc Hòa thượng đều quan tâm chỉ đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện, Hòa thượng vẫn nói: “Đạo sinh ra là vì đời, bổn phận của đạo là nhập thế để đời được thái bình, nhân dân được an lạc”.

Kiên định con đường hoằng dươngchánh pháp   Sự kiên định của Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã trở thành sự kiên định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên con đường hoằng dương chánh pháp lợi lạc quần sanh,Giáo hội Phật giáo Việt Nam dưới sự điều hành của các bậc Cao tăng thạch trụ, trong đó Hòa thượng Thích Trí Tịnh đóng vai trò quan trọng, từng bước vượt qua những thử thách để Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chỉ phát triển trong nước mà còn phát triển ra cả nước ngoài, góp phần vào cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước phát triển. Hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam 63/63 tỉnh thành phố có tổ chức Phật giáo, 22 quốc gia có 22 Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài. Thành tựu đó có công đức rất lớn của Hòa thượng Thích Trí Tịnh. Với công lao mà Đại lão Hòa thượng đã đóng góp cho “Đạo Pháp và Dân tộc”, Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã được Nhà nước Việt Nam và nhiều tổ chức tặng thưởng các danh hiệu cao quý.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927-2011)Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927-2011)

Bức tượng cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ tại chùa Quán Sứ

– Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927-2011) là nhà giáo dục, là cầu nối đoàn kết Phật giáo và là người kiến tạo nhiều công trình Phật sự quan trọng trong giai đoạn 1998 đến khi viên tịch. Trước khi xuất gia năm 1955, Ngài tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1974-1980, Ngài là Ủy viên Ban trị sự kiêm Chánh Văn phòng Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, trụ sở tại chùa Quán sứ Hà Nội. Năm 1979-1980 trong Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam. Năm 1981, Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ngài được suy cử làm Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 1997, Hòa thượng là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN. Năm 2001, Ngài là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam kiêm Viện Trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội.

Hòa Thượng Thích Thanh Tứ có rất nhiều đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đất nước theo phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam “Đạo pháp – dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Trong cương vị lãnh đạo Phật giáo ở phía Bắc, là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Hòa thượng luôn nhắc nhở các nhà sư và thiện tri thức phải thực hiện hạnh từ bi, đức lục hòa, tập trung viết những bài về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết Phật giáo để chung tay xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững mạnh, góp phần xây dựng đất nước. Trong quan hệ với đồng đạo Hòa thượng luôn kính trọng, học hỏi, gần gũi các bậc cao tăng, thiện tri thức,…

Để khẳng định tự do tôn giáo thông qua phát triển các cơ sở thờ tự, với vai trò là người đại diện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã ủng hộ xây dựng chùa Bái Đính ở Ninh Bình. Đây chính là tiền đề để Việt Nam có cơ sở Phật giáo lớn, tổ chức Đại lễ Vesak trong ba kỳ vào các năm 2008, 2014 và 2019 thành công rực rỡ.

Hòa thượng Thích Thanh Tứ là người rất quan tâm tới đào tạo Tăng tài trong Phật giáo.Hòa thượng Thích Thanh Tứ là người rất quan tâm tới đào tạo Tăng tài trong Phật giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Hòa thượng Thích Thanh Tứ là người rất quan tâm tới đào tạo Tăng tài trong Phật giáo. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội được xây dựng khang trang, có công đức rất lớn của Hòa thượng trong việc đi tìm đất, xây dựng. Từ năm 2006 đến nay, học viện đã có cơ sở mới với diện tích trên 10 ha tại Sóc Sơn, Hà Nội với đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ Tăng Ni sinh tu học nội trú. Đồng thời học viện cũng miễn phí chi phí ăn, ở và 90% chi phí đào tạo của Tăng Ni sinh trong suốt thời gian tu học. Các Phật học viện từ Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Cần Thơ cũng lần lượt được mở rộng, xây dựng ngày một khang trang.

Những việc làm và chỉ đạo của Hòa thượng Thích Thanh Tứ cùng với Tăng Ni, Phật tử đã góp phần tích cực vào nâng cao vị thế, vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thực hiện công cuộc “Dựng đạo vững để tạo đời đẹp”. Nhờ những việc làm thiết thực đó, đã góp phần tích cực vào tiến bộ trong thực hiện chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam. Những năm 2008, 2014, 2019, thế giới Phật giáo đã về Việt Nam dự Đại lễ Vesak mỗi kỳ một đông hơn. Công đức lớn với Phật giáo và đất nước, Hòa thượng đã được nhân dân bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất và nhiều tổ chức, cơ quan tặng các danh hiệu cao quý khác.

39 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam - một chặng đường khiêm tốn so với hàng nghìn năm lịch sử Phật giáo ở nước ta, tôi chỉ xin nêu lại một số thành tựu nổi bật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, tỏ rõ hành động, luôn phát huy những giá trị tích cực của Phật giáo nhằm xây dựng khối đại đoàn kết, cùng chung tay thực hiện hoạt động nhập thế giúp cho xây dựng đời sống đạo, đời sống xã hội tốt đẹp, xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, vững mạnh.

39 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Những tấm gương gắn kết Đạo và Đời

 

39 năm thành lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, tỏ rõ hành động và phát huy những giá trị tích cực của nhằm xây dựng khối đại đoàn kết, thực hiện hoạt động nhập thế xây dựng đời sống đạo, đời sống xã hội tốt đẹp.

Những ký ức đầu tiên…

Tôi có duyên được gắn bó với Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên hai mươi năm khi đảm nhiệm công tác tại Vụ Phật giáo thuộc Ban tôn giáo của Chính phủ.

Đại hội thống nhất Phật giáo toàn quốc diễn ra từ 4-7/11/1981 tại Thủ đô Hà Nội, với 165 đại biểu của 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo sinh hoạt ở 26 tỉnh thành phố, cùng nhau thống nhất lập tổ chức Phật giáo chung với tên gọi Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN). Phiên họp Hội đồng Trị sự lần thứ nhất vào ngày 8/11/1981 tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội, nội dung số 1 trong Nghị quyết đã ghi: “Đệ trình Hội đồng bộ trưởng Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bản hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thành phần nhân sự ban lãnh đạo Trung ương Giáo hội, xin xét duyệt và công nhận để Giáo hội được phép hoạt động”.

Khi tôi về vụ Phật giáo, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã thành lập trên 15 năm, hoạt động qua 04 kỳ Đại hội. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã phát triển và lớn mạnh với nhiều hoạt động thiết thực qua các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, vận động Tăng Ni, Phật tử tích cực tham gia công cuộc xây dựng đất nước. Từ Đại hội Giáo Hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ IV về sau, công tác tôn giáo nói chung và công tác Phật giáo nói riêng có thêm nhiều những chuyển biến tích cực từ nhận thức xã hội và thực hiện các hoạt động nhập thế của tôn giáo. Nhiều tôn giáo lần lượt được Pháp luật công nhận hoạt động hợp pháp, có đường hướng hành đạo gắn hoạt động tôn giáo theo mục tiêu “lợi đạo, ích đời”.

Từ năm 1981, phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” đã trở thành tấm gương nhập thế về tôn giáo góp phần xây dựng xã hội. Công tác tôn giáo trong các cơ quan nhà nước có nhiều tiến bộ, thu được nhiều kết quả tốt và để lại những bài học kinh nghiệm trong vận động đồng bào có đạo phát huy giá trị tích cực của tôn giáo, đóng góp vào công cuộc bảo vệ, xây dựng phát triển đất nước.

Nhị vị cố trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh và Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Nhị vị cố trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh và Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 39 năm một chặng đường

Năm 1981, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam ra đời đánh dấu một bước phát triển mới của Phật giáo Việt Nam, không chỉ thể hiện sự đoàn kết Phật giáo trong hiện tại mà đã hiện thực hóa tâm nguyện của các bậc cao tăng tiền bối từ xa xưa. Sau ngày thống nhất, đất nước ngổn ngang với nhiều vấn đề hệ lụy, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam ra đời đã góp một phần quan trọng trong “đoàn kết nhân tâm, cùng chung sức chung lòng xây dựng cuộc sống mới, vì hạnh phúc của mỗi người”.

Ngay sau khi thành lập, với phương châm nhập thế của Phật giáo “ Phật pháp bất ly thế gian pháp”, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã động viên Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước, thể hiện tinh thần Phật giáo yêu nước, phát huy những giá trị tích cực của Phật giáo góp phần xây dựng đất nước để “ tốt đời đẹp đạo”. Tôi còn lưu giữ nhiều kỷ niệm về những bậc tu hành hết lòng vì đạo pháp và dân tộc lúc bấy giờ. Trong khuôn khổ bài viết, tôi xin ghi lại cũng là lời bày tỏ sự tri ân đến các bậc tiền bối cao tăng, điển hình như:

– Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), cây thạch trụ giữ vững rường mối, đoàn kết trong Phật giao với vai trò Đệ nhị Chủ tich, Hội đồng Trị sự, đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam (từ năm 1984 đến 2014). Về thân thế, từ năm 1966, tại Đại hội kỳ II Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (GHPGVNTN), được suy cử cương vị Chánh Thư ký Viện Tăng Thống. Năm 1973 tại Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Trung ương kỳ 4, được tấn phong Hòa thượng và được suy cử đảm nhiệm cương vị Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Năm 1984, Hòa thượng được suy cử làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đối với đạo Phật, Hòa thượng là bậc chân tu khả kính, người đã dày công biên dịch nhiều bộ kinh sách có giá trị.

Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014)

Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014)

Phật giáo Việt Nam sau năm 1998 có những lúc thăng trầm do các thế lực bên ngoài lợi dụng tôn giáo để chống phá ổn định chính trị và kéo lùi phát triển mọi mặt của Việt Nam nhằm làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Trước thực tế đó, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh khẳng định Phật giáo phải đoàn kết, mỗi Tăng Ni, Phật tử chân chính phải tỏ rõ tinh thần lục hòa của Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một khối thống nhất về tư tưởng và hành động vì mục đích chung “ Tốt đời đẹp đạo”.

Thái độ rõ ràng và kiên định của Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã củng cố niềm tin cho Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Quan điểm và thái độ của Hòa thượng là cơ sở cho căn cứ đấu tranh vớ i các luận điệu xuyên tạc về tự do đối với Phật giáo ở Việt Nam. Đóng góp của Hòa thượng Thích Trí Tịnh có ý nghĩa rất lớn vào đấu tranh thực hiện đại đoàn kết và chống lợi dụng tôn giáo lúc bấy giờ. Trong suốt thời gian tại vị, Hòa thượng là người có đức độ và trí tuệ mà tất cả Tăng Ni, Phật tử đều kính trọng. Mỗi công việc liên quan tới lợi ích dân tộc Hòa thượng đều quan tâm chỉ đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện, Hòa thượng vẫn nói: “Đạo sinh ra là vì đời, bổn phận của đạo là nhập thế để đời được thái bình, nhân dân được an lạc”.

Kiên định con đường hoằng dương chánh pháp

Sự kiên định của Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã trở thành sự kiên định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên con đường hoằng dương chánh pháp lợi lạc quần sanh,Giáo hội Phật giáo Việt Nam dưới sự điều hành của các bậc Cao tăng thạch trụ, trong đó Hòa thượng Thích Trí Tịnh đóng vai trò quan trọng, từng bước vượt qua những thử thách để Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chỉ phát triển trong nước mà còn phát triển ra cả nước ngoài, góp phần vào cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước phát triển. Hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam 63/63 tỉnh thành phố có tổ chức Phật giáo, 22 quốc gia có 22 Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài. Thành tựu đó có công đức rất lớn của Hòa thượng Thích Trí Tịnh. Với công lao mà Đại lão Hòa thượng đã đóng góp cho “Đạo Pháp và Dân tộc”, Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã được Nhà nước Việt Nam và nhiều tổ chức tặng thưởng các danh hiệu cao quý.

Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927-2011)

Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927-2011)

Bức tượng cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ tại chùa Quán Sứ

– Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927-2011) là nhà giáo dục, là cầu nối đoàn kết Phật giáo và là người kiến tạo nhiều công trình Phật sự quan trọng trong giai đoạn 1998 đến khi viên tịch. Trước khi xuất gia năm 1955, Ngài tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1974-1980, Ngài là Ủy viên Ban trị sự kiêm Chánh Văn phòng Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, trụ sở tại chùa Quán sứ Hà Nội. Năm 1979-1980 trong Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam. Năm 1981, Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ngài được suy cử làm Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 1997, Hòa thượng là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN. Năm 2001, Ngài là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam kiêm Viện Trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội.

Hòa Thượng Thích Thanh Tứ có rất nhiều đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đất nước theo phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam “Đạo pháp – dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Trong cương vị lãnh đạo Phật giáo ở phía Bắc, là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Hòa thượng luôn nhắc nhở các nhà sư và thiện tri thức phải thực hiện hạnh từ bi, đức lục hòa, tập trung viết những bài về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết Phật giáo để chung tay xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững mạnh, góp phần xây dựng đất nước. Trong quan hệ với đồng đạo Hòa thượng luôn kính trọng, học hỏi, gần gũi các bậc cao tăng, thiện tri thức,…

Để khẳng định tự do tôn giáo thông qua phát triển các cơ sở thờ tự, với vai trò là người đại diện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã ủng hộ xây dựng chùa Bái Đính ở Ninh Bình. Đây chính là tiền đề để Việt Nam có cơ sở Phật giáo lớn, tổ chức Đại lễ Vesak trong ba kỳ vào các năm 2008, 2014 và 2019 thành công rực rỡ.

Hòa thượng Thích Thanh Tứ là người rất quan tâm tới đào tạo Tăng tài trong Phật giáo.

Hòa thượng Thích Thanh Tứ là người rất quan tâm tới đào tạo Tăng tài trong Phật giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Hòa thượng Thích Thanh Tứ là người rất quan tâm tới đào tạo Tăng tài trong Phật giáo. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội được xây dựng khang trang, có công đức rất lớn của Hòa thượng trong việc đi tìm đất, xây dựng. Từ năm 2006 đến nay, học viện đã có cơ sở mới với diện tích trên 10 ha tại Sóc Sơn, Hà Nội với đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ Tăng Ni sinh tu học nội trú. Đồng thời học viện cũng miễn phí chi phí ăn, ở và 90% chi phí đào tạo của Tăng Ni sinh trong suốt thời gian tu học. Các Phật học viện từ Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Cần Thơ cũng lần lượt được mở rộng, xây dựng ngày một khang trang.

Những việc làm và chỉ đạo của Hòa thượng Thích Thanh Tứ cùng với Tăng Ni, Phật tử đã góp phần tích cực vào nâng cao vị thế, vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thực hiện công cuộc “Dựng đạo vững để tạo đời đẹp”. Nhờ những việc làm thiết thực đó, đã góp phần tích cực vào tiến bộ trong thực hiện chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam. Những năm 2008, 2014, 2019, thế giới Phật giáo đã về Việt Nam dự Đại lễ Vesak mỗi kỳ một đông hơn. Công đức lớn với Phật giáo và đất nước, Hòa thượng đã được nhân dân bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất và nhiều tổ chức, cơ quan tặng các danh hiệu cao quý khác.

39 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam - một chặng đường khiêm tốn so với hàng nghìn năm lịch sử Phật giáo ở nước ta, tôi chỉ xin nêu lại một số thành tựu nổi bật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, tỏ rõ hành động, luôn phát huy những giá trị tích cực của Phật giáo nhằm xây dựng khối đại đoàn kết, cùng chung tay thực hiện hoạt động nhập thế giúp cho xây dựng đời sống đạo, đời sống xã hội tốt đẹp, xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, vững mạnh.

Phật Giáo
Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?

Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?

HomeAZ  04/01/2021, 12:16

Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy nhiên, việc an vị tượng Phật gỗ như thế nào cho đúng thi rất ít ai quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN

Giáo hội  10:13 18/01/2021

Sáng ngày 17/1/2021 tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm (Quận 3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh (HĐCM) đã triển khai phiên họp thông qua Quy chế hoạt động của HĐCM trong nhiệm kỳ VIII (2017-2022).

Thiện hữu thiện báo: Tu thân và giúp người để báo ân

Giáo hội  09:46 18/01/2021

Lâm Thừa Mỹ người Phúc Kiến, từ nhỏ đã sớm mồ côi cha, mẹ ông phải hết sức gian khổ mới nuôi dưỡng dạy dỗ ông được nên người. Ngờ đâu, đến lúc ông công thành danh toại thì mẹ hiền cũng sớm lìa trần, khiến ông không khỏi buồn đau thương tiếc.

Niệm Phật trong giấc mộng

Giáo hội  09:07 18/01/2021

Thương mẹ lắm, nhớ mẹ nhiều nhưng con nào có ngờ mẹ qua đời sớm như vậy! Đó là nỗi đau lớn nhất trong đời con. Lòng con cảm giác đau tê tái và chợt tỉnh chợt mơ giữa ban ngày. Con đã nhắm nghiền đôi mắt nén nỗi đau vào lòng. Con niệm Phật A Di Đà đưa mẹ ra đi vĩnh viễn.

Ban Thông tin truyền thông TƯ GHPGVN tổng kết công tác Phật sự năm 2020

Giáo hội  08:40 18/01/2021

Chiều ngày 17/01/2021 (nhằm ngày 05/12 năm Canh Tý), tại Văn phòng 2 TƯ (Thiền Viện Quảng Đức số 294, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM), đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác Phật sự của Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Từ điển Phật học

 
Travel Mag

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập