Đất Phật Phù Nam

Phù Nam là vùng đất rất dễ thương và hiền hòa bên dòng sông Cửu Long, mặc dù tên không còn nữa, nhưng hình ảnh của Phù Nam không dễ xoá mờ trong trí của người Việt Nam khi nghĩ về hoặc nhắc đến. Lịch sử đã chứng minh nó thuộc về vùng đất Việt Nam, nhưng những nước chung quanh vẫn muốn dành trong lịch sử của họ. Như vậy nó thuộc về ai, thực sự nó tên gì?
ĐẤT PHẬT PHÙ NAM
Bài viết này khơi lại lịch sử một vùng đất Phật đầu tiên của Việt Nam, mặc dù thời đó nó thuộc về đế quốc Phù Nam. Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand). Phù Nam hiện hữu khoảng 6 thế kỷ, từ thế kỷ thứ nhất đến khoảng giữa thế kỷ thứ 6. Sau đó mất hẳn tên trên bản đồ vì sự suy sụp của nền kinh tế phồn thịnh một thời. Ngày qua ngày, Phù Nam đã chia ra thành nhiều khu vực. Phù Nam mang nhiều nét văn hoá của Ấn độ và Căm Bốt. Theo lịch sử Phật Giáo, Vua A-Dục (Asoka) của Ấn Độ thời 269–237 trước công nguyên đã phái 9 phái đoàn đi ra nhiều nước để phổ biến rộng rãi về Phật Giáo. Một trong 9 phái đoàn do 2 vị tăng Sona and Uttara đi về Đông Nam Á, đã đến Suvarna Bhumi (Có nghĩa là vùng đất vàng) từ đây Phật giáo bắt đầu truyền rộng đến Thái Lan (Thailand), Lâm Ấp (Champa), Lào (Laos) Miến Điện (Myanmar), và Phù Nam (Funan). Đoạn sử này được viết lại từ vua Tích Lan (Sri Lanka). Theo truyền thuyết thì hai vị này theo tàu thương buôn đã đến Óc Eo, Phù Nam. Suvarna Bhumi thật sự là vùng nào, đến giờ vẫn là những cuộc tranh luận. Ở Thái Lan thì có tháp Phra Pathom Chedi (Tháp Đầu Tiên) ở Nakkorn Pathom, họ cho là hai vị này đã đến đây đầu tiên; vùng Thaton ở Burma (Miến Điện) thì cho rằng đất của họ chính là thủ đô của Suvarna Bhumi, và 2 vị tu sĩ Sona và Uttara đã đến đó. Ở Óc Eo, Việt Nam thì cho rằng hai vị đã sống trên núi Ba Thê để truyền giáo, sau khi 2 vị rời núi thì núi này đặt là Phnom Pathe (Tu sĩ đã rời khỏi núi). Như vậy lịch sử cho thấy Phật Giáo đã đến Đông Nam Á rất sớm, từ thời vua A Dục tức là vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Chiều dài Phật giáo trãi rộng trên những đất Phật được những học giả, khảo cổ nghiên cứu liên tục không ngừng nghỉ....
Kính mời Quý Phật Tử xem file PDF đính kèm !
TS. Nguyễn Thúy Loan
- Thành tâm kính nguyện Dương Kinh Thành
- Chùa Phổ Hoá tổ chức Trai đàn Dược Sư Thất Châu cầu an diên thọ Quảng Ấn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học huyện Củ Chi và quận 3 Quang Tròn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học TP. Thủ Đức, quận 8 và quận Tân Bình Quang Tròn
- Đẩy nhanh tiến độ biên soạn Từ điển Phật giáo Việt Nam Minh Đức - Quang Tròn
- Đọc Bát Nhã Tâm Kinh Lê Bá Bôn
- Đi tìm một mẫu số chung Nam Phương ( Nghiêm Thủy)
- Khánh Hòa: Lễ Trai đàn chẩn tế, tạ đàn Dược Sư tại Tổ đình Thiên Bửu Quảng Ấn
- Gia Lai: Ngày Đầu Tiên Hội Trại Lục Hòa Lần 2 Tin - Ảnh: Su Su – Nghĩa Hồ
- Khánh Hòa: Khóa tu mùa hè lần II năm 2019 tại chùa Lộc Thọ Quảng Ấn
- Chương Trình Khóa Tu “Gieo Hạt Từ Tâm” Dành Cho Các Bé Từ 5 Đến 12 Tuổi Quan Âm Tu Viện
- Khánh Hòa: Chùa Phổ Hóa tổ chức lễ hiệp kỵ lịch đại Tổ sư Quảng Ấn
- Tâm Chánh Bảo Trung
- Khánh Hòa: Tưởng niệm 56 năm NS.Diệu Quang vị pháp thiêu thân Quảng Ấn
- Tìm kiếm năng lượng nhiệm mầu, giảm phiền não nghiệp chướng Lê Bá Bôn ( Tuệ Thiền)
Đánh giá bài viết này
Các đính kèm
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)