Đại lễ Vesak 2019: Tôn vinh giá trị nhân văn và hòa bình

Đã đọc: 797           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

TT. Thích Nhật Từ - Phó Ban Phật giáo quốc tế, Phó Tổng Thư ký Vesak 2019 khẳng định Đại lễ Vesak 2019 diễn ra tại Trung tâm Phật giáo Tam Chúc từ 12-14/5 sẽ là cơ hội gặp gỡ và giao lưu, trao đổi giữa các nhà lãnh đạo Phật giáo, truyền bá thông điệp của Đức Phật về hòa bình, hòa hợp, tiến bộ và phát triển.

Thưa TT. Thích Nhật Từ, đâu là những khác biệt lớn nhất của mùa Đại lễ năm nay?

Khác biệt lớn nhất là Vesak 2019 có quy mô lớn nhất và được tổ chức hoành tráng nhất từ trước đến nay. Chúng ta sẽ đón khoảng 1.650 đại biểu quốc tế, trong đó có các vị tăng vương, tăng thống, chủ tịch và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái, nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức, học giả Phật giáo... đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vesak 2019 cũng là lần tổ chức mời được nhiều quốc gia tham dự nhất so với 15 lần trước.

Đặc biệt, Đại lễ ở Việt Nam thể hiện sự nhập cuộc của cộng đồng Phật giáo khắp thế giới với nhiều hoạt động văn hóa, hội thảo đặc sắc. Nếu như ở các nước khác, Vesak thường gồm các hội thảo, diễn đàn; thì tại Vesak 2019, chúng ta có nhiều hoạt động văn hóa tâm linh phong phú như Đàn lễ cầu siêu dương thái, quốc thái dân an, đất nước hội nhập phát triển; Đêm hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới, giao hưởng “Hào quang giác ngộ”, bắn pháo hoa...

Ngoài ra, tại Vesak năm nay, Ban Tổ chức tài trợ 3 chương trình du lịch miễn phí cho các đại biểu quốc tế tại Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình), Yên Tử (Quảng Ninh) , Fansipan – Sa Pa (Lào Cai). Đây là cố gắng rất lớn của Ban Tổ chức để chào đón và phục vụ các đại biểu tham dự.

Chủ đề chính của Vesak 2019 là “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. TT có thể chia sẻ thêm về chủ đề của Vesak 2019?

Năm nay số lượng phái đoàn quốc tế cũng có sự gia tăng vượt trội là hơn 570 phái đoàn và nội dung xuyên suốt cho các nhóm hội thảo là sự lãnh đạo có trách nhiệm vì xã hội bền vững; Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp; Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục; Phật giáo và Cách mạng công nghiệp 4.0; Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm.

Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã nhận được 398 bài tham luận tiếng Anh của các học giả quốc tế và 110 bài tham luận bằng tiếng Việt của các học giả trong nước. Đây cũng là số lượng các bài học thuật cao nhất từ trước đến giờ. Ngoài ra, sẽ có hơn 30 quyển tiếng Anh và Anh – Việt sẽ được phát hành tại Đại lễ.

Việt Nam đã 2 lần tổ chức Vesak. Chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho lần thứ 3 này, thưa Thượng Tọa

Việt Nam hiện đứng thứ hai về số lần tổ chức Vesak trong các nước tham gia với tư cách chủ nhà. Bài học rút ra là khi có sự chân thành, cam kết và tôn trọng các điểm khác biệt giữa các hệ thống Phật giáo trên thế giới thì chúng ta sẽ đón nhận được sự hân hoan và tham dự của cộng đồng Phật giáo trên toàn cầu.

Nếu như năm 2018, Thái Lan mời được 84 quốc gia tham dự thì năm nay, chúng ta mời được 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, chứng tỏ uy tín của Việt Nam ngày càng được đánh giá cao. Thật vui mừng khi Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó Tổng thống - Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, quan chức Bộ trưởng các nước… sẽ tham dự Đại lễ. Đặc biệt, Phó Tổng thống Ấn Độ Venkaiah Naidu sẽ là diễn giả chính của Đại lễ và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự buổi khai mạc cũng như có bài phát biểu tại đây.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập