110 diễn giả tham gia Hội thảo quốc tế về Vesak Liên hợp quốc (LHQ) 2019

Đã đọc: 956           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày 11/5, tại Điện Tam Thế, Trung tâm văn hóa Phật giáo Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Ban tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2019 đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Cách tiếp cận của phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.

Hội thảo thu hút sự tham dự của nhiều học giả, các giáo sư, tiến sỹ, nhà nghiên cứu Phật giáo và hàng nghìn Phật tử. 110 diễn giả đã trình bày tham luận ở 5 diễn đàn  hội thảo: (1) Sự lãnh đạo có trách nhiệm vì xã hội bền vững; (2) Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp; (3) Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp; (3) Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu; (4) Cách tiếp cận của Phật giáo về cách mạng công nghiệp 4.0; (5) Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ và phát triển bền vững.

Hòa thượng, Tiến sỹ Thích Gia Quang phát biểu khai mạc Hội thảo tại diễn đàn Lãnh đạo chính niệm vì hòa bình bền vững

 

TT.TS. Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tổng thư ký LHQ Vesak 2019 

phát biểu tại diễn đàn "Phật giáo và cách mạng công nghiệp 4.0"

Các diễn đàn hội thảo đều xoay quanh chủ đề của Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 “Cách tiếp cận của phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”… Mỗi diễn đàn phản ánh một phương diện quan tâm toàn cầu của LHQ, qua đây nhằm chia sẻ quan điểm Phật giáo, phương pháp Phật giáo và vấn đề giải pháp Phật giáo nhằm chia sẻ mối quan tâm chung theo tinh thần tiếng nói, trí tuệ tập thể.

PGS-TS Nguyễn Thị Thương tham luận "Quan niệm của Phật giáo về gia đình và kiến tạo gia đình hòa hợp"

 

Đông đảo phật tử về dự Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Hòa thượng – Tiến sỹ Thích Gia Quang khẳng định: Đạo Phật đã có lịch sử hơn 2.500 năm, ngày nay trong xã hội phát triển, tiến bộ về mọi mặt đã nâng cao đời sống con người, thế giới ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển đã nảy sinh những mặt trái của xã hội. Đứng trước những thách thức đó, giáo lý Phật giáo cần phải tiếp cận vấn đề như thế nào, ở góc độ tôn giáo – giáo lý Phật giáo sẽ giúp được gì trong việc giải quyết những thách thức của nhân loại trong xã hội đương đại…

…Căn nguyên của bất kỳ cuộc xung đột và bạo động nào đều bắt nguồn từ tâm trí. Vì vậy, để phát triển bền vững xã hội và thế giới trong hòa bình, chúng ta trước hết phải giải quyết được những vấn đề tâm thức của con người.

Giang Nam

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập