Vô minh

Đã đọc: 976           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trong bài kinh Rahogata Sutta (Samyutta Nikaya, SN 36.11) có thuật lại có một vị tỳ kheo chất vấn Đức Phật rằng nếu đã gọi năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) là khổ đau, tại sao giác cảm (vedana) lại được phân loại là thích thú, khó chịu và trung hòa, có phải đấy là một sự nghịch lý hay không?

 
 
Đức Phật giải thích rằng vô thường (anicca), và sự trói buộc của mọi hiện tượng (pratityasamutpada) đều là khổ đau.   Do đó, "tất cả những gì thuộc vào thể loại giác cảm cũng đều thuộc vào các thể loại ấy."
 
Có nghĩa là cảm giác, tâm lý hay vật lý, cũng chỉ đơn thuần là một hiện tượng trói buộc dù trong vô thường.   Cho dù là mang tính cách thích thú, đau đớn, hay trung hòa cũng là bị kềm chế, không được tự do, không thể giải thoát được dù chỉ là trong khoảng khắc nhưng hậu quả đau khổ của thâm tâm thì triền miên vì chấp thường.
 
Khoái lạc đi đôi cùng đau khổ.  Câu hỏi của vị tỳ kheo đó là câu hỏi “kém minh” vì bản lai của ngũ uẩn là giai không chứ không có diện mục khổ đau.  Ngũ uẩn từ duyên khởi mà hợp tan trong vô thường không liên quan gì đến khổ đau. 
 
Như ý Đức Phật dạy ở trên, chấp thường hằng, chấp cảm thọ, chấp sắc tướng, chấp bản ngã, và vì bám sở trụ với những vô thường đó mới sinh ra khổ đau.
 
Thêm nữa, trong Đại Bát Niết Bàn Kinh (Digha Nikaya/Trường Bộ Kinh - phẩm 16.2.1/bài kinh giảng ờ làng Koti trong Đại Bát Niết-bàn Kinh) Đức Phật cho biết rằng sở dĩ chúng sinh bị vướng mắc trong cõi luân hồi và không sao đạt được giác ngộ ấy là vì họ không quán triệt được sâu xa ý nghĩa của dukkha/khổ đau là gì.
 
Vì nhân sinh không thấy được diện mục của khổ đau, không biết được bản lai của đau khổ để mà đối phó nên càng lo lắng, thêm phiền não trở thành đau khổ trong đớn đau, đau buồn trong khổ sở như bị trúng hai mũi tên cùng một lúc mà vẫn loay hoay tìm lý do tại sao thay vì cấp thời tìm cách cứu chữa.
 
Bản chất của phiền não đưa đến đau khổ tâm sinh lý chẳng qua chỉ là những tập tục do tâm thức chủ quan, chấp ngã, từ vô lượng kiếp.  Nó chỉ là tương đối, hoàn toàn không có sở tánh.
 
Nếu trong lòng ta cảm thấy đau khổ, tại vì trong tâm ta còn tồn tại một nghiệp ác tương ứng. Nếu trong nội tâm ta không còn có ác ý nào thì ta sẽ không có cảm giác thống khổ.
 
Nếu trong lòng ta cảm thấy hạnh phúc, điều đó nói lên rằng trong tâm ta có tồn tại một nghiệp thiện tương xứng.  Nếu trong nội tâm ta không có được một thiện ý nào thì ta sẽ không thể có được cảm thọ sung sướng.
 
Nếu trong lòng ta cảm thấy khoái lạc, điều đó nói lên rằng trong tâm ta đang có ngầm một nghiệp đau khổ tương ứng vì chấp thường.  
 
Nếu trong lòng ta cảm thấy đau khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm ta đang có ngầm một nghiệp khoái lạc tương xứng trong vô thường.
 
Những luận điệu trên cũng chưa phá hết vô minh.
 
Kẻ đại thiện, đại đức khi đang thực hiện những điều cực thiện, cực từ bi mà tâm không ổn định thì họ vẫn bị trói buộc trong khổ đau.
 
Kẻ cực gian, cực ác khi đang hành động những điều đại gian đại ác mà không động tâm họ vẫn kiến được tánh, khổ đau không trói buộc được họ.
 
Kẻ an tâm dù có đang múa kiếm giữa trận tiền, chém đầu trăm họ, họ vẫn kiến tánh.
 
Tóm lại, nếu không nghĩ thiện, nghĩ ác thì không còn bị trói buộc vào khoái lạc, và đau khồ.
 
Tự trói buộc khoái lạc, và đau khồ với thiện ác cũng là hành động của vô minh từ tham sân si, chấp ngã mà ra.
 
Nhân chi sơ tính bổn không thiện không ác.  Con người sát sanh để sinh tồn như những động vật khác trên thế gian đó là bản chất tự nhiên của muôn loài nhưng sát sanh, tra tấn, hành hạ để thỏa mãn ác tánh thì chỉ con người là con thú vật duy nhất có cái tâm dã man này.
 
Nói theo tục đế nhân chi sơ tính bổn thiện lẫn ác nếu họ cố tình làm những điều đó.  Đây là những điều mà đa số chúng ta tạo nghiệp hàng ngày trong lòng lẫn hành động để thỏa mãn bản ngã độc tôn, tham sân si.
 
Đa số chúng ta hồi còn nhỏ dại cũng đã vô tình tạo ra những nghiệp ác nhỏ này như hành hạ, phạm tội sát những sinh vật bé nhỏ hơn ta nhưng vì hồi đó, chúng ta đã ham chơi, thiếu suy nghĩ chính chắn như những kẻ trưởng thành chứ không cố tâm làm ác.   Nếu không được chỉ dạy điều thiện ác để mà hành xử chính đáng thì lúc lớn lên chúng ta sẽ phạm những tội ác lớn hơn một cách rất “tự nhiên” mà không có một chút mặc cảm tội lỗi.  Đây là những dữ kiện hiển nhiên mà chúng ta thấy nhan nhãn hàng ngày chung quanh, và ngay chính trong tâm trí của ta dù nó chưa trở thành hành động tức thời.
 
Âu đây là những ác nghiệp vô tình lẫn cố ý mà chúng ta đang phải trã trong hiện tại mà khổ đau là hình phạt để chúng ta sám hối.  Đó cũng có thể là lý do mà lúc chúng ta bị hoạn nạn, bệnh hoạn nguyện cầu, van xin mà không được cứu khổ?
 
Đạo Phật theo tôi “thấy” là đạo dạy cho ta giải thoát, giác ngộ.  Tâm lý học, Đạo đức học, Luân lý học, Luận lý học, Triết lý học, Xã hội học, quy luật, pháp luật, ngay cả khoa học nhân văn cũng chỉ là những luật lệ nhân định với mục đích để kỷ luật con người tránh làm những điều phạm pháp, và để duy trì an ninh xã hội.  “Chúng sinh luật nhân tạo” này chỉ có nghĩa lý thiện ác, xấu tốt đối với con người, xã hội, và môi trường của tập đoàn đó chứ không ảnh hưởng gì đến “thiên” nhiên, và tự nhiên của vũ trụ.
 
Tất cả những suy luận trên cùng đều là vô minh, vì không biết lối thoát, không dám đối diện với sự thật nên loay hoay với những lý do, giải thích đích đáng để bào chửa cho tâm bệnh của mình.   Thay vì cấp thời tìm kế thoát khỏi khổ nạn rồi tâm tư tự nó thông suốt, hóa giải trước khi thắc mắc. Có thể vì vô minh như vậy mà con người tự mình trói buộc thêm, tự làm rối răm, rắc rối thêm cho chính mình nên khổ vẫn hoàn khổ?
 
Ngay cả Đức Phật lúc hiện tiền cũng bị cảm thấy sự đau đớn của bản thân nhưng Ngài không cảm thọ khổ sở vì Bật Giác Ngộ vô bố úy.  Ngài đã giải thoát nên tâm trí không bị phiền não trói buộc.
 
Ngoài vô minh này còn có những lớp vô minh khác liên miên bất khả tận.
 
Vô minh là bản chất của chúng sinh, nhất là con người.  Đó là căn bệnh nan y, di truyền của những tập tục tích lũy từ vô lượng kiếp.  Từ khi chưa có nhân loại cho tới lúc nhân sinh hiện hữu tới ngay cả bây giờ, không có một tôn giáo nào, một thánh nhân nào tìm ra được giải pháp ổn thỏa cho vấn nạn này trừ Dược Vương Đức Phật.
 
Đức Dalai Lama giảng:
 
Vô minh là nền tảng của mọi phiền não, và phiền não nhất định sẽ dẫn đến khổ đau. Vô minh và phiền não là nguyên nhân của khổ [Tập đế], những gì vô minh và phiền não mang đến, đó chính là khổ [Khổ đế]. Tuệ giác tánh không, là đường tu thoát khổ [Ðạo đế], và sau hết, giải thoát nhờ Tuệ giác ấy, đó là sự diệt khổ chân chính [Diệt đế].
 
Vì vậy, tôi nghe như vầy, giác ngộ Tuệ Giác Tánh Không (Không Tuệ) vẫn là phương pháp trực tiếp để buông xả phiền não.   Không Tuệ là phật dược hữu hiệu nhất để xoa dịu khổ đau trong lúc đang ở trong cái túi da người.
 
Ý kinh Bát Nhã về tánh không luôn sáng tỏ: 
 
Không có thiện ác, khoái lạc, khổ đau hay không đau khổ.
 
Không có vô minh, không có không vô minh. 
 
(Trích trong bài trường pháp luận, Như Như Bất Động, tác giả Lê Huy Trứ sẽ xuất bản trong một ngày rất gần đây)

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập