Không hiểu chi cả

Đã đọc: 874           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trong Bát Nhã Tâm Kinh lược giảng, Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Hằng Đạt, Hòa thượng Tuyên Hóa (Hsuan Hua) không ngần ngại tuyên bố:

 
 
 
Những loại lý luận này tôi tin chắc rằng mọi người đều chẳng hiểu gì cả. Do đó tôi không giảng thẳng về chúng ..."
 
Trong Kinh Kim Cang, Phật dạy: Bồ-tát chỉ nên như lời dạy mà trụ.
 
Tuy nhiên, trụ này không phải là trụ nên gọi là trụ.
 
Trước tiên, phải buông xả đừng dính với sáu trần thì tâm trụ.  Rồi phải đưa vọng niệm vào chỗ vô sanh mới hàng phục tâm.
 
Nếu chấp chữ nghĩa hình tướng bên ngoài, kẹt trong văn nghĩa, thì không thể nào giải thích rốt ráo, và không thể nào thực hành được lời Phật giảng.  
 
Chủ ý Phật dạy chúng ta an trụ tâm, hàng phục tâm mình, chớ không phải dạy chúng ta an trụ tâm, hàng phục tâm người.
 
Ngài Tu-bồ-đề nói: Do Tu-bồ-đề thật không có sở hành nên gọi là Tu-bồ-đề ưa hạnh A-lan-na. Không có sở hành tức là không có chỗ dấy động, nên mới thật là người ưa hạnh tịch tĩnh.
 
Không trụ như vậy tâm mới an trụ, rồi vì ưng vô sở trụ mới nhi sinh kỳ duyên.
 
Khi không còn chấp ngã thì pháp thân mới hiện ra.
 
Vọng tưởng lặng rồi thì Phật tánh đó hiện tiền, tri kiến Như Lai.
 
Cho nên, chúng ta thường nghe những vọng tưởng, “Quyết tâm đi tu để trước mong thành Phật, sau độ chúng sinh,” hay “Ngày nào còn một chúng sinh trong biển khổ thì ta chưa thành Phật.”
 
Chúng Sanh Vô Biên Thề Nguyện Độ, Phập Pháp Vô Lượng Thề Nguyện Học, Phiền Não Vô Tận Thề Nguyện Đoạn, Phật Đạo Vô Thượng Thề Nguyện Thành.
 
Những câu tuyên bố trên chỉ là một chương trình để nhậm vận nhưng đa số vì vốn hay kiến, văn, giác, tri nên khởi vọng niệm bất tận.
 
Đa số nhân sinh, chấp nhận kiến, văn, giác, tri là Phật Tánh vốn là sai lầm, cho nên có tu hành cũng vô ích.
 
Có thể vì vậy mà chúng ta ít thấy được những bật chân tu mà chỉ gặp toàn thợ tụng.  Ma khoát áo Cà sa?
 
Tôi đề nghị là nên điều chỉnh lại cái mục đích trên cho gần đúng với tâm nguyện của bồ tát như sau.
 
Theo nguyên tắc, như thị ngã văn, thì phải cố tình, tìm thấy rồi nhắm vào mục tiêu trước khi bắn.  Khi bật dây cung thì mũi tên phải bay về hướng mục tiêu  Dù chưa chắc là phải nhất định tới trúng đích nhưng đó là mục đích của hành giả.
 
Tuy nhiên, cái mục đích này là phi tướng đích, nó không ở Đông, Tây, Nam, Bắc, thượng, hạ.  Mũi tên mong cầu của hành giả cũng là vô sắc tiễn tướng để mà bắn qua, hay bắn về, bắn lên, bắn xuống một cách đơn giản như vọng ngôn ngữ của phàm phu?
 
Vậy thì xuyên tâm tiễn tự nó đi tìm tâm điểm để điểm tâm hay điểm (hồng) tâm phải điều chỉnh vị trí để cho “tên tâm” cắm vào?
 
Nôm na, trâu đi tìm cọc hay cọc đi tìm trâu?
 
Chả ai có ai cố tâm tìm ai cả.
 
Cho nên, “Trước là phổ độ, an trụ, rồi hàng phục hết tâm niệm của tất cả chúng sinh trong bản tâm.  Khi mà không còn một mống niệm sanh chúng sinh khổ não trong tâm ta thì ngay trong lúc đó ta mới tự nhiên thành Phật.”
 
Theo tôi nó có lý hơn dù cũng không phải dễ thành công.
 
Tại sao, tôi biết được những điều này?
 
Đơn giản, tôi chỉ học một tuyệt kỹ cuối cùng của Phật môn, qua di chúc của Đức Thế Tôn, đó là tục diệm truyền đăng.  Chính mình, và tâm này đây là ông thầy tin cận duy nhất, chân chính nhất của mình chứ không còn ai xứng đáng hơn nữa mà chờ đợi ngóng trông, hay hoài công tìm kiếm.
 
Tôi đi ngược về thời gian, dùng cái kiến thức bây giờ để dạy cho tôi lúc dưới tuổi vị thành niên.  Dĩ nhiên, cái hiểu biết của tôi bây giờ dư sức làm thầy của “tôi quá khứ”?
 
Tôi dạy cái tâm tôi trong quá khứ phải tu tâm để sửa đổi, và vun trồng cho nghiệp quả trong tương lai.  Rồi thì tôi đi về trở lại vị lai (back to the future) để dạy cho “tôi tương lai” phải nên làm gì để chờ đợi cái nghiệp quả đã đơm mầm, nãy nhụy, sắp đặt từ trước, sẽ tới với mình, với chúng sinh. 
 
Rồi thì tôi trở lại hiện tại và chờ cho quá khứ thay đổi, làm thay đổi tương lai.  Nhậm vận thịnh suy vô bố úy!
 
Vì dù thế nào đi nữa thì những cái nghiệp tốt xấu trong tương lai, và quá khứ không ảnh hưởng gì đến “tôi hiện tại.”
 
Vấn đề bất khả lậu, lậu bất khả đắc, đó là “tôi hiện tại” đó bây giờ đang ở đâu, nơi tận cùng của vũ trụ hay trung tâm điểm của vũ trụ?
 
Nó chắc chắn phải vĩ đại hơn Chiết giang triều, cao lớn hơn yên tỏa Lô sơn của địa lý Trung Hoa trên trái đất nhỏ hơn hạt bụi trong vũ trụ.
 
Thiết tưởng, những trí tuệ này, sớm muộn gì rồi thì đa số cũng sẽ giác ngộ một cách tự nhiên, kiến tánh thật dễ dàng nên tôi không cần phải múa rìu qua mắt thợ.
 
(Trích trong bài trường pháp luận, Như Như Bất Động, tác giả Lê Huy Trứ sẽ xuất bản trong một ngày rất gần đây)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập