Gia Lai: Phổ biến Pháp luật về Tôn giáo cho các chức việc PG năm 2018

Đã đọc: 916           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Được sự chấp thuận của UBND tỉnh Gia Lai, trong 2 ngày 30-31/08/2018, tại Hội trường Tre Xanh (18 Lê Lai, Tp.Pleiku), Sở Nội vụ và Ban Tôn giáo tỉnh đã tổ chức Hội nghị Phổ biến Pháp luật về Tôn giáo cho các chức việc PG năm 2018.

Đến tham dự có PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân, Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, nguyên Phó Trưởng BTG Chính phủ; ông Hồ Hải Tần, Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng BTG tỉnh Gia Lai và gần 400 vị đại diện các Ban TTTT, Ban Văn hóa, Ban Hộ tự của các ngôi tự viện, tịnh xá, đạo tràng, niệm Phật đường đang sinh hoạt tại địa bàn tỉnh Gia Lai.
 
Tại kỳ họp lần thứ 2, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Luật TNTG. Đây là văn bản có phạm vi luật pháp đặc biệt quan trọng đối với đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người dân.
 
(Ảnh minh họa)
 
Trong ngày đầu, ông Nguyễn Thanh Xuân trình bày bản báo cáo: Quan điểm của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng tôn giáo.
 
Theo Nghị quyết 25 BCH T.Ư Đảng khóa 9, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo được công khai nhằm nhìn lại để đổi mới, cái gì thiếu thì bổ sung, cái gì sai ta sửa đổi, và cần tôn trọng tính thực tiễn về sự ra đời, tồn tại của các tôn giáo với 6 quan điểm:
 
- Tồn tại lâu dài không giới hạn
- Xác định là nhu cầu tinh thần của nhân dân
- Nhìn nhận và phát huy những giá trị đạo đức của tôn giáo
- Đoàn kết khoan dung đối với các tôn giáo
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng
- Tránh lợi dụng tôn giáo xuyên tạc sai lệch
 
Tôn giáo là một tổ chức của Nhà nước, cần phải có Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo vì đó là sự tương quan giữa xã hội và tôn giáo.
Hiện nay có 41 tổ chức tôn giáo được công nhận có tư cách pháp nhân và được định hướng hoạt động của tôn giáo mình.
 
Phật giáo được bình dân hóa cho phù hợp với căn cơ, vừa khế lý lại khế cơ. Tín ngưỡng tôn giáo với nhiều gam màu góp phần lưu giữ nền văn hóa truyền thống và làm phong phú văn hóa tiếp biến. Tôn giáo trong thời kỳ đổi mới là một nguồn lực tích cực làm nên tính cách con người trong xã hội. Các tôn giáo tại Việt Nam tham gia vào hoạt động từ thiện và các hoạt động quốc tế giúp thế giới biết đến đất nước ta nhiều hơn. Trên hết là cuộc đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc, sai lệch về tôn giáo tại Việt Nam, đồng hành cùng Nhà nước định hướng cho hoạt động của tôn giáo mình đi đúng con đường (Đạo pháp - Dân tộc).
 
Ngày thứ 2. ông Nguyễn Khắc Huy mang đến hội nghị bản báo cáo: Pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo. Trong đó, những vấn đề cần lưu ý nhất là: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo: hoạt động tôn giáo và tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, v.v…
 
Trong 2 ngày diễn ra hội nghị, báo cáo viên đã dành thời gian trả lời những thắc mắc về hoạt động tín ngưỡng cũng như những vấn đề liên quan đến việc hiến tặng đất đai và xây dựng cơ sở tôn giáo từ các chức việc đưa lên một cách thỏa đáng, giúp cho các ban hộ tự có hiểu biết hơn về Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo.
 
_Nguồn: phatgiao.org.vn_
 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập