Phật Giáo Và Văn Học Bình Định

Đã đọc: 1041           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image


*
Về thăm Bình Định thăm Nguyên Thiều [1]
Đạo tình nơi đây thật đáng yêu
Chăm Pa [*] xưa còn tháp Bánh ít [2]
Dáng đứng thời gian vẫn chưa xiêu
*
Thăm lại mộ Hàn ở Ghềnh Ráng [3]
Nhà thơ bạc mệnh nhóm Bàn thành [4]
"Gởi hương cho gió" cùng năm tháng [5]
Xuân Diệu thơ tình mãi mãi xanh
*
Nhớ đến Yến Lan buồn man mác [6]
An Nhơn "chùa ông" đã không còn [7]
Bến My Lăng nằm trong ký ức [8]
Gởi chút tình quê chưa héo hon
*
Mơ màng Chiêm quốc [*] thuở xa xăm
Chế Lan Viên thi sĩ "Điêu Tàn" [9]
Trăn trở một đời trong sáng tác
Di cảo thơ còn mãi âm vang
*
Hội thảo nhà văn yêu Bình Định
Học giả nơi xa về dự nhiều
Tiếp đón ân tình lòng an tịnh
Quê hương "xứ nẫu" thật đáng yêu [10]
*
Mỗi lần hội thảo bao công sức
Nhớ đến tiền nhân để đáp đền
Phật tử Bình Định gieo công đức
Bằng hữu mười phương mãi không quên
*
Nước non Bình Định cụ Quách Tấn [11]
Thổi hồn sống dậy cả núi non
Phật ngự núi cao vạn người khấn [12]
Du lịch tâm linh mãi mãi còn.
*
Gia Lai, ngày 6.5.2018
Thích Giác Tâm
-------------------
Chú thích:

Phật giáo tỉnh Bình Định tổ chức Hội Thảo Khoa Học "Phật giáo và Văn học Bình Định - thành tựu và giá trị" kết hợp Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã diễn ra ngày 03,04,05 tháng 8 năm 2018 tại trường Trung cấp Phật học Bình Định, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước.

Ba ngày Hội thảo đã diễn ra một cách khoa học, nghiêm túc, và nhất là khâu tổ chức tiếp đón, ẩm thực, cư trú.....mà TT. Thích Thanh Quyết, trưởng ban Giáo dụcTăng Ny trung ương đã phát biểu tán thán là quy mô cấp quốc gia.

Tối ngày 05.8.2018 ban tổ chức sắp xếp ngủ tại Quy Nhơn, nằm nghe sóng vỗ dập dềnh ở đầm Thị Nại, nhớ đến cái chân chất tiếp đón của ban tổ chức của vùng đất võ trời văn này, tôi thức dậy làm bài thơ, để kỷ niệm hội thảo và cảm tạ ân tình của ban tổ chức đã quá chu đáo, từ việc nhỏ nhất.

[1] Tu Viện Nguyên Thiều có trường Trung Cấp Phật học, thuộc huyện Tuy Phước, Bình Định.
[2]Tháp Bánh Ít: Bên cạnh Tu viện Nguyên Thiều
[3] Mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử ở khu du lịch Ghềnh Ráng, Tp. Quy Nhơn.
[4] Bàn thành: Là nhóm Bàn thành tứ hữu gồm có bốn thi sĩ sinh sống, học tập và trưởng thành ở Bình Định đó là: Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn.
[5] Gởi hương cho gió: Là tập thơ nổi tiếng của thi sĩ Xuân Diệu, Xuân Diệu ở Bình Định nhiều năm và học ở Quy Nhơn.
[6] Yến Lan: là nhà thơ Yến Lan, người Bình Định, tác giả bài thơ nổi tiếng Bến My Lăng
[7] Chùa ông: Thuộc huyện An Nhơn, ngôi chùa này nhà thơ Yến Lan cư trú gần 10 năm, nay không còn nữa.
[8] Bến My Lăng: Bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Yến Lan.
[9] Điêu Tàn: Tập thơ nổi tiếng của thi sĩ Chế Lan Viên, sáng tác và in năm ông 17 tuổi.
[10] Xứ Nẫu: Chỉ cho người Bình Định, người dân Bình Định thay vì nói (người ta, họ) thì dùng đại từ nhân xưng Nẫu.
[11] Quách Tấn: Tác giả Nước non Bình Định và Xứ Trầm Hương, hai tác phẩm địa phương chí viết về tỉnh Bình Định và Khánh Hòa, ông còn là nhà thơ nổi tiếng cùng thời với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan, Xuân Diệu....
[12] Chỉ cho pho tượng Phật ở quần thể chùa ông núi, huyện Phù Cát tỉnh Bình Định, tượng bằng xi măng cốt thép cao 69 m, tôn trí ở lưng chừng núi.
* Chăm Pa, Chiêm quốc: Chỉ cho vương quốc Chiêm Thành. Thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định hiện nay, ngày xưa là thủ phủ của vương quốc Chiêm Thành.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập