Đạo Cao Một Thước, Ma Cao Một Trượng

Đã đọc: 1565           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

"Đạo cao một thước, ma cao một trượng" là câu nói ẩn dụ về sự hành đạo của người tu hành khi gặp chướng ngại trên đường tu tập cũng như hành đạo. Khi mà hành giả khởi tâm tu tập ắt có khi sẽ bị gặp trở ngại kháng cự của cái gọi bản Ngã, chấp trước.

 
Thế gian này là cõi dục giới trong ba cõi là cõi dục giới, cõi sắc giới, cõi vô sắc giới. Và cõi dục thì lấy sự tham, sân, si làm nhân tố cấu thành thế giới trần lao này. Mà người tu hành là người tìm về sự giải thoát khổ đau phiền não bằng cách trừ tham, sân, si là gốc luân hồi sinh tử, nghiệp báo trầm luân. Đạo là con đường tìm về với sự giải thoát buộc ràng thân tâm, đưa tâm hành giả hòa đồng vào vũ trụ pháp giới. Nhưng sự hành đạo không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, xuôi chèo mát mái vì có khi gặp phong ba bão tố, sóng gió triền miên, buồn đau khổ lụy níu kéo con thuyền Đạo đang chênh vênh giữa đại dương vô thường, luân hồi sinh tử, phiền não đau thương của kiếp nhân sinh. 
 
Đạo ở đây là chân đạo, là đạo đưa con người tới bến bờ an vui, giải thoát thông qua giới, định, tuệ để đối trị lại tham, sân, si có trong bản Ngã mỗi con người. Mà ở đây hành giả như là chiến binh chiến đấu chống lại thế lực ma đạo, ma đạo chính là tham, sân, si. 
 
- Có người khi vừa khởi tâm làm thiện mà gặp chuyện cản trở thì lại tự nhủ là thôi để lần khác làm vậy, thì lời tự nhủ đó là ma tâm nói. 
- Có người bận rộn với cuộc sống mưu sinh, gia đình con cái, ham thích thú vui trần thế. Khi có người khuyên bảo tu hành thì nói là để từ từ sau này tôi tu, hay về già tôi tu, hay để khi nào tôi lo xong cho gia đình đã thì tôi tu...thì biết đó là "ma sai khiến, quỷ vô thường" chi phối thân tâm người đó. Ma và quỷ ở đây là sự vô minh được che đậy bởi tham, sân, si mà tạo tác bao nhiêu là ác nghiệp.
- Có người lại nói tự bào chữa cho những sai lầm của mình khi có người khác khuyên can, không chịu sửa đổi tính nết, thay đổi hành vi, cử chỉ nói năng, ý nghĩ tư lương cho tốt lên mà chỉ biết sống vì bản thân mình, tự mãn kiêu căng, tự ngã sâu dày thì đó là "ma cao một trượng" trong tâm rồi.
- Có người lại tu hành chưa thấu, đọc kinh chưa hiểu mà tự cho mình thông hiểu, tự cho mình giỏi giang hơn người, khuyên bảo giảng giải đạo lý với cái tâm bản Ngã, kiêu mạn, tà kiến tự coi chỉ có đường mình tu là đúng, là duy nhất mà không chịu buông xả cái bản Ngã là sự phân biệt chấp trước, thì đó là làm bạn với ma rồi. 
- Có người tuy tâm tốt, nhưng khi tu lại hay giải đãi, biếng nhát. Mới ngồi thiền đã mệt mỏi đã chán nản, mới niệm phật một lúc đã xao nhãng với những ý niệm những chuyện vẩn vơ...thì đó cũng là tâm đang rơi vào ma đạo trong hình dáng có vẻ đang hành trì, tu tập. 
- Có người niệm phật cứ đếm số lượng, hay có người ngồi thiền trong thời gian bao lâu đó, hay như có một số người ăn chay thời gian rồi đem sự tu tập của mình mà khoe mẽ với bạn bè, hàng xóm, đạo hữu là tôi như vậy, tôi như kia...thì đó là sự tu thông qua bản Ngã, chỉ làm lớn thêm bản Ngã trong cái hư vọng của tâm thức phân biệt mà thôi...
 
Khi ta tu mà còn bản Ngã, phân biệt ta người, năng sở, pháp tu, đường tu, cách thức tu thì coi chừng ta đang làm cho ma đạo trong tâm lớn dần, mà dân gian gọi là "đạo cao một thước, ma cao một trượng" 
 
Hãy sống hết mình với cái tâm trong sáng yêu thương, hành trì đạo pháp chuyên cần tinh tấn, buông xả đi mọi ưu tư phiền muộn, lấy chân tình đối nhân xử thế, lấy chân ý mà suy nghĩ những điều tốt lành giúp ích cho đời sống cho đạo pháp, lấy chân tâm làm cuội gốc của sự tu hành, được vậy thật quý lắm thay, lắm thay.
 

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập