Chùa Giác Ngộ: Khoá tu Thiền Tứ Niệm Xứ - lần thứ 23 (15-07-2018)

Đã đọc: 2013           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

‘’Khóa tu Thiền’’ lần thứ 23 ngày 15-07-2018 (03-06 Mậu Tuất) đã được diễn ra tại chùa Giác Ngộ với gần 700 thiền sinh đã về tham dự tu tập.

Mở đầu cho ngày tu tập là thời thiền tọa do ĐĐ.Thích Ngộ Phương hướng dẫn.

Chương trình pháp thoại

Buổi pháp thoại sáng nay do ĐĐ.Thích Khế Định, Phó Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Bình Thuận, thành viên Hội thiền Bắc tông tỉnh Bình Thuận, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Chánh Thiện. Đại đức mang đến cho các thiền sinh bài thuyết giảng với chủ đề: ‘’Cư Trần Lạc Đạo qua con đường Tứ niệm xứ’’.

“Cư Trần Lạc Đạo” của Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông là một triết lý sống kết hợp đạo với đời, thổi thêm sức sống cho Phật giáo đương thời tăng  trưởng như tôn giáo nhập thế, luôn đồng hành cùng dân tộc Đại Việt.

Đã là con người ai cũng sẽ khổ nhưng chúng ta nhờ may mắn sanh ra có 6 căn đầy đủ, biết được Phật pháp, tu tập để chuyển hóa. Từ chư Phật đến chư Tổ đến các Bồ tát, các bậc thánh… họ có mặt trong cuộc đời này, họ đi bằng đại nguyện, biên nguyện, đại lực. Cho nên họ ra đời bằng một thân tướng khác, hơn nữa tinh thần đạo Phật gieo nhân thế nào thì quả tương ứng sẽ trổ. Như vậy khi con người sanh ra không phải là thượng đế, phạm thiên sanh ra mà đi bằng nguyện lực hay nghiệp lực chi phối.

Một ông hoàng đế mà ăn chay bằng người dân thường ăn một năm, một người nghèo khổ ăn chay trong một năm bằng người quý tộc ăn một ngày. Người giầu có đầy đủ sung túc mà người đó kiệm, đó là kiệm phước. Người phật tử nghèo mà từ phước thì phước sẽ tăng. Có lộc thì phải nhớ phước, quên phước thì lộc sẽ tự hết. Như vậy, những người ăn chay là những người đang kiệm phước để mai này chúng ta từ bỏ cuộc đời này cuộc sống sẽ thăng hoa lên một bước.‘’Muôn nghiệp nặng an nhàn thể tánh, nửa ngày rồi tự tại thong dong’’- Khi tâm an thì nghiệp sẽ dứt.

Ngày tu Tứ niệm xứ là ngày tu dành riêng cho chính mình nên: đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, làm, ngủ, nghỉ đều phải trong chánh niệm. Khi người Phật tử đã có niềm tin vào chánh pháp, niềm tin vào một pháp môn nào đó thì đó là hạt giống. Khi gieo hạt giống rồi thì phải tưới tẩm và chăm sóc nó thì sẽ có một ngày chúng ta sẽ gặt quả.

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói đến thì ăn mệt ngủ liền

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền’.

 

Người biết tu Tứ niệm xứ hít vào không dính mắc vào thân ngũ uẩn, thở ra không dính mắc sáu trần là người biết tu, lắm được pháp tức là đang trong quá trình tu tập. Người biết tu tuy rằng có vọng tưởng vì biết các pháp là hư vọng là giả không có thật, là biết chắc chắn rằng 5 dòng sông ngũ uẩn này biến chuyển liên tục là quý Phật tử đang trong quá trình tụng kinh.

Kết thúc buổi thuyết giảng là phần giải đáp các thắc mắc cho các thiền sinh.

Phần thuyết trình đặc biệt

Khách mời trong khóa tu thiền lần này là Phần thuyết giảng của GS.TS Triết học Nguyễn Hữu Liêm-Trưởng khoa Triết học tại trường Đại học San Jose City College, California, ông đã có 25 năm là nghề luật sư. Nhận lời mời của BTC khóa tu, sáng nay hơn 700 thiền sinh đã lắng nghe Giáo sư giới thiệu về hai tác phẩm – ‘’Why Buddhism istrue’’ (Tại sao đạo Phật là đúng) và :‘’Integral Buddhism and the Future of spiritually’’ (Đạo Phật dung hợp là tương lai của đời sống tinh thần).

Tác phẩm – ‘’Why Buddhism istrue (Tại sao đạo Phật là đúng)’’ đây là tác phẩm của nhà văn Robert Wright.

Ông Robert Wright là giáo sư của hai đại học danh tiếng của Mỹ, ông lớn lên trong một gia đình công giáo sùng đạo. Sau khi ông là giáo sư về Tâm lý học tiến hóa ông mới ngộ ra rằng:‘’Đạo Phật là con đường tương lai của nhân loại’’. Câu nói đó không phải là phương diện về lý thuyết, sau khi ông đọc được kinh Phật và những lý thuyết cơ bản của đạo Phật thì ông mới thử. Vì theo ông, lý thuyết thì hay đấy nhưng thực hành thử xem sao và ông đã đi theo các khóa ngồi thiền. Trong 3 ngày đầu ông cảm thấy rất khó chịu vì đau đớn, bức bách nhưng đến những ngày sau thì ông thấy có cái gì đó rất bình an.

Phật giáo là tỉnh thức có trí tuệ mà trí tuệ con người nằm ở tư duy, trí tuệ lý tính là bản chất của linh hồn cao nhất của con người. Cho đến giờ này người tây phương mới biết rằng con người không làm chủ được lý tính của mình. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (được sánh ví như 5 con ngựa). Người cầm cương điều chỉnh 5 con ngựa: sắc, thanh, hương, vị, xúc phải được kiềm chế bằng một định hương và đầu óc người cầm cương cũng phải được định hương để biết điều chỉnh cho 5 con ngưạ đó nó đi hướng nào. Người chủ nhân đằng sau nó phải biết tỉnh thức vì người cầm cương ngựa không phải là tất cả mà có một đời sống ai (ta) đằng sau (nhạc) đằng sau cần phải tỉnh thức để cầm cương được trí tuệ.

Vi tri thức được điều động như một hệ quả của tiến hóa, cho nên nhà Phật có một chìa khóa, chìa khóa đó là thiền định. Thiền định là đánh thức chủ nhân tánh biết thường hằng để nhìn thấy tư duy là tác phẩm của tiến hóa bị điều động bởi giác quan và khả năng mà từ những cõi muôn đời muôn kiếp chúng ta đã điều kiện hóa quá lớn. Nên giáo sư Robert Wright đã thử và thấy đạo Phật quá đúng. Ông cũng cho biết chỉ có thiền định mới làm nên một Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu như vậy.

Theo tác giả Robert Wright: Muốn đi theo một cơ năng làm chủ chính mình, mình là Thượng đế là Chúa của chính mình! Vì cuộc đời của mình phải thoát ra khỏi khổ đau, bởi mình chính là nguyên nhân của chính mình. Mình không muốn là nguyên nhân của các linh hồn động vật, thực vật, cái dục nhưng cuối cùng trở thành vô thức. Vô thức đó tạo ra một năng lực rất kỳ cục, một căn bệnh mà căn bệnh ta muốn sinh ra chính ta tức là ta lấy mẹ ruột ta để sanh ra chính ta. Tức là, ta là nguyên nhân của chính ta, ta là của Thiên chúa hay là một nguyên nhân nào trong quá khứ đó là một tham vọng, nó nằm trong vô thức của con người trở thành bi kịch của nhân loại. Cho nên, con người sinh ra các biến thái đi tìm cảm giác ta là nguyên nhân của chính ta để tìm cảm giác tha hóa và chính cái đó là nạn nhân của vô thức giống như con người là một giọt nước trong biển cả luôn luôn muốn tìm về biển cả nhưng cứ biến thành mây, thành tuyết, thành mưa rồi lạc vào trong hồ trong suối, trong sông trong toilet, trong bụng…cả một luân hồi triền miên bao nhiêu kiếp. Nhưng từ trong năng thức của con người ai cũng muốn trở về biển.Tất cả những lịch sử nhân loại chẳng qua đi tìm lại chính mình.

Do đó, thời kế tiếp của nhân loại phải là tiến hóa, phải là đi qua Phật giáo thiền định. Ông đã nói rõ: ông chỉ muốn nhìn Phật giáo qua quan điểm của một nhà khoa học, một người đã thực hành nó. Khoa học ở đây là khoa học tiến hóa là nấc thang tiến hóa của nhân loại. Phật giáo có con đường như tất cả mọi tôn giáo khác, nó chỉ kết hợp một căn cơ nào đó mà thôi, nó rất cần thiết mà ta không thể phủ nhận được nhưng đến một lúc nào đó phải vượt qua nó. Tinh hoa cao nhất của thế giới bây giờ là đi theo Phật giáo mà thiền định là chính.

Tác phẩm : ‘’Integral Buddhism and the Future of spiritually’’ (Đạo Phật dung hợp và tương lai của đời sống tinh thần) của tác giả Ken Wilber, đây là cuốn tóm tắt của cuốn sách 700 trang:“Tôn giáo của ngày mai” của ông. Ông là một triết gia nổi tiếng nhất và ảnh hưởng nhất tại Tây phương. Ông là người Mỹ gốc Do Thái.

Hai ông Robert Wright và Ken Wilber hoàn toàn khác biệt nhau, không liên lạc gì với nhau nhưng đồng lúc cùng nói về một vấn đề đó là Phật giáo là một tôn giáo trong tương lai của thế giới.

Sự khao khát về tâm linh nó rất là thực, đó là những căn nguyên của sở hữu của bản thể của lòng người giống như giọt nước nó phải tìm về lại mặc dù gian truân bao nhiêu kiếp nhưng biển lớn mênh mông vô thủy, vô chung đó là căn nhà tội lỗi của mình. Nên các bạn có đi ra biển, khi nghe tiếng sóng vỗ chúng ta có cảm tưởng như ai gọi mình về với đại dương để không còn cái ta vì tất cả mọi tính riêng biệt cá nhân đều là gốc rễ của khổ đau. Nói như vậy để cho thấy rằng con đường đạo Phật của các bạn và tôi đang đi là đúng và chìa khóa đó là thiền định.

Cuối bài thuyết trình, ông nói rằng Phật giáo Việt Nam còn quá nhiều vấn đề cần phải cải tổ và ông cũng mong rằng Phật giáo Việt Nam cần phải nhìn lại chính mình nếu không sẽ bị rơi vào như Phật giáo Hàn Quốc.

Chương trình pháp thoại buổi chiều

 

Chiều ngày 15-07-2018 TT.Thích Nhật Từ quang lâm đạo tràng Khoá tu Thiền Tứ Niệm Xứ - lần thứ 23 tại Chùa Giác Ngộ hướng dẫn quý hành giả thực tập thiền, thuyết giảng năm yếu tố thiền định nhằm tiếp thêm sự nhìn nhận đúng về pháp môn này, tháo gỡ những chướng ngại trên tiến trình tu tập.

 

Trong kinh tạng Pali, Đức Phật mô tả  năm yếu tố thiền định bao gồm: Tầm - Tứ - Hỷ - Lạc và Nhất Tâm khi đạt được năm trạng thái trên hành giả thành công ở mức độ Sơ thiền. Tại các cấp độ thiền nâng cao, năm yếu tố sẽ lần lược có mặt và vắng mặt.

 

Thứ nhất, Tầm mang ý nghĩa tư duy; trạng thái đặt tâm lên đối tượng thiền và ngược lại. Phân loại: Thiện tầm và Bất thiện tầm.

 

(1) Thiện tầm: Tư duy lành, tích cực, chân chính; gồm ba nhóm chính: Xuất ly tầm, vô sân tầm, vô hại tầm.

(2) Bất thiện tầm: Đặt tâm vào đối tượng tư duy bất thiện, tà ác, trái đạo đức, ngược lương tâm; gồm ba nhóm chính: Dục tầm, sân tầm, hại tầm.

 

Thứ hai, Tứ là khái niệm giai đoạn kéo dài hoặc phát triển của Tầm được hiểu là an trú tâm, neo đậu tâm lên đối tượng thiền. Tứ có chức năng giúp cho hành giả vượt qua sự nghi ngờ, mông lung, vô nhận thức.

 

Thứ ba, Hỷ đồng nghĩa với khái niệm tương đương là hoan hỷ - niềm vui có trí tuệ, vượt khỏi sự hỷ dục giác quan nhằm tạo ra trạng thái khinh an. Hỷ là kết quả của sự an trú vào thiền một cách nhẹ nhàng làm cho hành giả được tươi tỉnh, trong sáng trên nền tảng niềm vui lành, hỷ tạo ra cho người thực tập sự phấn chấn lạc quan, ưa thích tập thiền. Hỷ có quan hệ mật thiết với Lạc được Thanh Tịnh Đạo Luận phân loại như sau:

 

(1) Tiểu hỷ, niềm vui nhỏ chỉ kéo dài vài giây, phần lớn ở trên não bộ và phản ứng tích cực tác động lên thân; (2) Đản hỷ, niềm vui thoáng chốc, thỉnh thoảng, loé lên rồi vụt mất; (3) Ba hỷ, niềm vui mạnh nhưng tính thời gian tồn tại không lâu; (4) Khinh hỷ, trạng thái niềm vui ảo giác; (5) Biến mãn hỷ, trạng thái niềm vui mà tất cả thân tâm đều tiếp xúc. Phật giáo khuyến khích giữ gìn phát triển biến mãn hỷ, đặc tính gần với định, sự hoan hỷ này khác với những niềm vui vô thường mà mặc trái của nó là khổ đau.

 

Thứ tư, Lạc là trạng thái hạnh phúc trong thiền trước sự giao động thân và tâm. Định nghĩa căn bản nhất là sự dễ chịu của tâm. Trong quá trình tu học chúng ta giữ trạng thái thản nhiên, xả ly những cảm xúc hạnh phúc sở hữu để nâng cao trình độ tu tập. Đặc biệt, đối với người tu thiền, chúng ta duy trì loại hạnh phúc tinh thần, thiền và định; buông bỏ đắm nhiễm tính dục và tiến lên sự Nhất Tâm một cách nghiêm túc.

 

Thứ năm, Nhất Tâm được hiểu là an trú vào một đối tượng duy nhất không bị phân tán bởi ngoại cảnh xung quanh, nói cách khác là trạng thái duy trì chánh niệm trên đối tượng thiền, chiều sâu nhất tâm đạt được bất loạn và tạo ra sự an toàn. Cốt lỗi quan trọng nhất của nhất tâm là vượt qua sự tham dục mà khi tập trung vào một đối vật nào đó hành giả sẽ không quan tâm đến những thứ khác, nhất tâm là yếu tố không thể thiếu để đạt được tịnh chỉ, tinh tấn hoàn thiện trí tuệ và giác ngộ.

 

Nói tóm lại, khi đạt được Tầm, hành giả không còn rơi vào trạng thái hôn trầm và thuỵ miên; khi duy trì trạng thái Tứ hành giả kết thúc sự nghi ngờ; khi trải nghiệm trạng thái Hỷ kết thúc các hoạt dụng của tâm sân hận; khi vào trong trạng thái Lạc hành giả khép lại trạo cử và cuối cùng là Nhất Tâm kết thúc hoàn toàn tham dục, tính dục khao khát. Năm yếu tố này chặt đứt bảy sợi dây trói buộc tâm, hành giả phải nương vào mà tu tập, nền tảng chứng đắc cấp thiền thứ nhất rất gian nan nhưng nếu vượt qua thì dễ dàng thăng tiến lên ba cấp thiền tiếp theo.

 

Lời cuối cùng kết thúc khoá tu, Thượng toạ nhắc lại nội dung của năm yếu tố thiền định là hết sức quan trọng, đặt tầm, neo tâm, hoan hỷ, hạnh phúc, nhất tâm là năm bước chuyển hoá khổ đau, chuyển hoá cảm xúc và giác ngộ. Lấy năm yếu tố này đánh giá chính mình trong quá trình tu tập thể hiện một lộ trình rất rõ. Kính hẹn quý hành giả trong Khoá tu Thiền Tứ Niệm Xứ - lần thứ 24 với nội dung tu học được giảng lược và bám sát chánh kinh nguyên thuỷ làm nền tảng cho sự tu tập đúng đắn dựa trên chân lý của Đức Phật.

 

Kính mời xem livestream tại đây:

Youtube: youtu.be/gbCJwxjqIHw

Facebook: facebook.com/ThichNhatTu/videos/2006829209341033/

Tài liệu tham khảo: budsas.org/uni/u-cdtctq/tcq-04.htm

 





















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập