Bình Dương: Hoằng Pháp qua phương tiện truyền thông Phật giáo

Đã đọc: 1033           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng ngày 06-07-2018 (nhằm ngày 23-05-Mậu Tuất) tại Hội trường chùa Hội An, P.Hòa phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã có buổi chia sẻ của HT. Thích Minh Thiện, Uỷ viên HĐTS, Phó Ban Hoằng Pháp TW, Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Long An, với chủ đề Hoằng Pháp với Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội.

Tại buổi chia sẻ, Hòa thượng cho biết: Hoằng pháp là một trong những sứ mệnh quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ. Nghiên cứu các giai đoạn thăng trầm của hơn 2.000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, người ta sẽ nhận ra được tầm quan trọng của công tác hoằng pháp. 

Trong bối cảnh xã hội ngày nay, với sự tiện lợi của ngành công nghệ thông tin, làm thế nào để vận dụng khéo léo trong việc  Hoằng Pháp qua phương tiện Truyền Thông Phật Giáo, là một vấn đề mà Giáo hội quan tâm để chuyển tải lời Phật dạy rộng khắp, lợi lạc hữu tình và cũng là mục tiêu phát triển mà Chư Tôn Đức Giáo Phẩm lãnh đạo Giáo Hội và Ban Hoằng Pháp lưu tâm.

Truyền thông là truyền đạt thông tin về sự việc, sự kiện nào đó đến với một tổ chức hay đến mọi người qua nhiều phương diện và phương tiện từ truyền thống đến hiện đại… Truyền thông Phật giáo là dùng phương tiện truyền thông để chuyển tải lời Phật dạy đến với mọi người, phổ tế chúng sanh….

Hòa thượng còn nhấn mạnh nhiệm vụ của thông tin truyền thông: Hộ trì Chính Pháp, bảo vệ Giáo hội. Kiểm soát và loại bỏ các thông tin truyền thông không chính thống, thông tin bôi nhọ, làm xấu hình ảnh của GHPGVN, của chư Tăng Ni, Phật tử và làm sai lệch giáo lý, tôn chỉ của đạo Phật. Thực hiện truyền bá chánh pháp thông qua việc ca ngợi văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và đạo Phật nói riêng, hướng Phật tử và đạo hữu cũng như toàn thể đồng bào cùng đến với chân, thiện, mỹ, góp phần tăng cường sự đoàn kết, gắn bó trong toàn xã hội. thực hiện kết nối giữa Giáo hội với các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao vai trò của Phật giáo trong đời sống nhân dân, hộ trì chánh pháp.

Bên cạnh đó Hòa thượng còn chia sẻ những mặt lợi ích và hạn chế của việc sử dụng truyền thông trong công tác Phật giáo. Người hoằng pháp ngày nay dùng phương tiện truyền thông hiện đại để tăng hiệu quả truyền tải thì cần những điều kiện sau:

- Phải được đào tạo kỷ năng chuyên môn về nội điển

- Phải có nhiệt huyết với tâm nguyện phụng sự chúng sanh: “Hoằng Pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bản hoài”

- Phải biết sử dụng thành thạo hệ thống mạng hay phải biết quản trị mạng, kiểm soát các bài giảng, bài viết trước khi thông tin rộng rãi. Nếu được kiểm soát một cách chặt chẽ, logic và khoa học thì chắc chắn sẽ đem lại kết quả rất cao, và nếu ngược lại thì hậu quả rất là khó lường.

Cuối thời pháp thoại Hòa thượng nhắc nhở tất cả hội chúng, hoằng pháp là hạnh nguyện và nghĩa vụ thiêng liêng cao cả của tứ chúng đệ tử Phật trong sứ mạng báo đáp tứ ân “Tứ ân tổng báo – Tam hữu tề tư”, phương tiện và điều kiện phục vụ cho sứ mạng hoằng pháp ngày nay cũng rất phong phú, đa dạng,  là trợ thủ đắc lực để tứ chúng đệ tử Phật ứng dụng đem tinh thần Phật pháp phục vụ cho Đạo pháp -Dân tộc, góp phần xây dựng thế giới hòa bình chúng sanh an lạc. Nhưng nó cũng là thử thách rất lớn đối với giới Phật giáo chúng ta ngày nay. Đó cũng chính là lý do GHPGVN chúng ta đưa ra tinh thần “TRÍ TUỆ, KỶ CƯƠNG, HỘI NHẬP, PHÁT TRIỂN” làm nền tảng thành tựu Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (2017 – 2022) vừa qua…. 

























Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập