TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng tại khóa tu Thiền lần thứ 21

Đã đọc: 1173           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

‘’Khóa tu Thiền’’ kỳ 21 ngày 17-06-2018 (04-05 Mậu Tuất) đã được diễn ra tại chùa Giác Ngộ. Mở đầu cho ngày tu tập là thời tụng kinh Bốn pháp quán niệm được thực hiện bởiTăng đoàn cùng tất cả các thiền sinh. Buổi pháp thoại sáng nay do TT. Thích Nhật Từ, Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM thuyết giảng với chủ đề: ‘’Cái nhìn tỉnh thức và 5 bước thiền’’.

Bài pháp thoại được chia làm 2 phần:

Phần I- Cái nhìn tỉnh thức

Nhìn tỉnh thức là nhìn như thực, nhìn đang là. Nhìn đang là, là tiến trình tu, nhìn tỉnh thức là nhìn như đã có kết quả. Cốt lõi của nhìn như là và nhìn tỉnh thức là loại trừ sự can thiệp chủ quan nhận thức đối với con người, sự vật, sự việc, tình huống được nhận thức, được đánh giá. Ý thức chủ quan của con người có xu hướng sử dụng định kiến, thành kiến, ác cảm, thiện cảm, quá khứ nhìn và giả định rằng con người sự vật, hiện tại là bản sao thêm lần nữa, nhiều lần nữa ở hiện tại và tương lai. Đang khi sự kiện quá khứ liên hệ đến con người và sự vật nào đó đã khép lại. Quá khứ đó có thể khép lại trong tương lai.

Nhìn sự vật đang là thấy rõ được bản chất của sự vật như là, đang là diễn ra theo một tiến trình nguyên nhân, điều kiện để tạo ra sự phát khởi. Tiến trình của sự phát khởi đó đang tiếp tục và đến một lúc nào đó sẽ kết thúc. Sự sanh khởi, sự diễn tiến, sự diệt ly. Nhìn như là phải thấy rõ được tiến trình bằng nhận thức: ‘’Biết vọng không theo’’. Các cảm xúc tiêu cực có chức năng hủy diệt hạnh phúc mà người đang vướng kẹt vào nó và thấy được tiến trình sanh diệt của mọi sự vật và hiện tượng. Chúng ta phải thấy rằng vô thường cuốn phăng tất cả, do vậy không theo nó, không vướng kẹt vào nó.

Nội dung bài pháp thoại được phân tích bằng 4 loại động từ mà theo đức Phật trong kinh Trung Bộ. Người nhận thức qua mắt thấy, tai nghe, mũi người, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý hình dung rơi vào loại hình thức vướng dính tưởng tri đó là nhận thức của tưởng bao gồm 4 động từ sau: (i)Tưởng là; (ii) Phải là; (iii) Đã là; (iv) Sẽ là.

1-Tưởng là: Ngoài phương diện tích cực phục vụ cho sự sáng tạo trong các lãnh vực, mặt khác dễ tạo sự hàm oan. Người sống với tưởng tri phần lớn rơi vào hiểu biết sai mà gốc rễ của nó là vô minh. Để có cái nhìn như thật, nhìn tỉnh thức hạn chế tối đa các nhận thức tưởng tri.

2-Phải là : Người có khuynh hướng nhận thức phải là cho là có khuynh hướng ngang ngay, sổ thẳng họ có thái độ rất là nghiêm túc. Tuy nhiên cũng rất máy móc, cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt trong một số tình huống tạo nên sự cố chấp dẫn đến tà kiến.

3-Đã là: Đây là các loại nhận thức vướng dính vào quá khứ. Người vướng chấp vào cảm xúc nhiều thì quá khứ là một sự đè nặng và ám ảnh (tưởng nhớ, hãnh diện, vướng dính) sẽ làm cho con người đánh mất khả năng trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây. Chấp vào quá khứ là đánh mất hiện tại. Đó là một động từ rất tiêu cực.

4-Sẽ là: Đối lập với cái đã là. Người sẽ là sẽ có tinh thần chủ quan, lạc quan, mơ tưởng, giả tưởng chông chờ vào những điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra. Người như vậy tốn rất nhiều thời gian vào lo lắng, căng thẳng đang khi những lạc quan, giả tưởng và mơ tưởng chưa chắc đã sảy ra vì bản chất còn phụ thuộc vào nhân duyên. Đức Phật khuyên hãy sử lý đúng, dùng phương pháp đúng, trí tuệ đúng thì kết quả sẽ tạo ra đúng.

Bốn động từ: tưởng là; phải là, đã là, sẽ là làm cho con người với tư cách là chủ thể nhận thức đánh giá sự vật, con người, tình huống không phù hợp với những gì đang diễn ra. Thực tập thiền Tứ niệm xứ hay thiền Minh sát là cơ hội trải nghiệm nhận thức như là, nhận thức như thật vượt lên trên các giả định. Nhận thức đó được đức Phật gọi là tuệ tri. Cốt lõi đạt được của thiền là trí tuệ mà những người thực tập thiền cần đạt tới!

Phần 2: 5 bước thiền sẽ được Thượng tọa giảng vào bài sau.

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Sài Gòn 17  tháng 6 năm 2018

Giác Hạnh Hoa

 















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập