Trang nghiêm lễ Tắm Phật tại Tổ đình Sắc tứ Thiên Bửu và chùa Phước Lễ

Đã đọc: 1000           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hòa trong không khí hân hoan kính mừng Đức Phật đản sinh PL.2562 của người con Phật khắp nơi, tối ngày 14-4-Mậu Tuất (28-5-2018), tại Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh khánh Hòa), đã trang nghiêm diễn ra lễ tắm Phật.

HT.Thích Ngộ Tánh, UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, trụ trì chùa đã chứng minh, niêm hương bạch Phật, cử hành nghi thức tắm Phật.

Theo quan niệm truyền thống, lễ Tắm Phật là nghi thức tưới nước thơm từ hoa tươi tinh khiết lên tôn tượng Đức Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Đức Phật đản sanh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý của người con Phật. 

Trước đây, ngày kỷ niệm Đức Phật đản sinh là mùng 8 tháng Tư (ÂL) nên lễ Tắm Phật cũng được tổ chức vào ngày này. Đến năm 1950, Phật giáo thế giới đã thống nhất kỷ niệm Đức Phật đản sinh từ ngày 8 đến 15 tháng Tư (ÂL) nên ngày lễ Tắm Phật cũng được thay đổi theo thời gian này.

Theo truyền thống Phật giáo Việt Nam, hàng năm, các tự viện thường tổ chức lễ Tắm Phật từ ngày mùng 8 đến 15 tháng Tư (ÂL) và các hoạt động văn hóa như: lễ rước kiệu hoa Đức Phật đản sinh, diễu hành xe hoa, triển lãm, văn nghệ... trong Tuần Phật đản nhằm Kính mừng Đức Phật đản sinh.

Lễ Tắm Phật là nghi thức tâm linh truyền thống được duy trì nhiều năm qua cùng các hoạt động văn hóa Phật giáo trong Tuần Phật đản tại Tổ đình Sắc tứ Thiên Bửu.

 

Tại chùa Phước Lễ, thôn Chấp Lễ xã Ninh Thân, cũng trong tối 14-4 Mậu Tuất, Đại đức Thích Nhuận Trực, Trưởng ban Hoằng pháp PG thị xã ninh Hòa cùng chư tôn đức Tăng đã trang nghiêm tổ chức lễ tắm Phật.

Sau khóa lễ tụng kinh Khánh đản, ĐĐ.Thích Pháp Đăng, trụ trì chùa Minh Đức đã chia sẻ pháp thoại về ý nghĩa lễ tắm Phật.

Trải dài theo dòng lịch sử dân tộc, ngày lễ Phật đản cùng nghi thức tắm Phật đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong xã hội Việt Nam. Đối với người Phật tử, sự tôn kính, lòng nhiệt thành đối với các đức Phật trên nền tảng của chánh kiến mới thực sự  mang lại niềm tin trong sáng và sự an lạc đích thực, lâu dài. Mỗi khi dâng một nén hương, một đóa hoa, một phẩm vật, hay khi rưới những dòng nước tinh khiết lên tôn tượng của Ngài, đó chính là nhân duyên thù thắng để mỗi người quay về với chính mình, hầu tự sách tấn, tự trang nghiêm cho bản thân bằng hương đức hạnh, bằng hoa trí tuệ, và bằng nước nhẫn nhục, từ ái, tùy thuận thích ứng với mọi nhân duyên để hướng đến một nếp sống hướng thượng, tỉnh giác.

Tin, ảnh: Quảng Ấn

 


































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập