Chùa Giác Ngộ: Ngày Tu Tập Thứ Tư Khóa Tu ‘’xuất Gia Gieo Duyên’’ Lần Thứ 3

Đã đọc: 1124           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chỉ còn 3 ngày nữa, khóa tu xuất gia gieo duyên lần thứ 3 sẽ kết thúc (13/5/2018). Các Sa-di, Sa-di-ni và giới tử bát quan trai đang nỗ lực từng ngày để có thể trải nghiệm hết sự thiêng liêng của đời sống người xuất gia. Sau thời khóa công phu sáng tại chánh điện và thiền hành quanh công viên Hòa Bình rồi trở về chùa Giác Ngộ thọ thực trong chánh niệm mở đầu cho một ngày tu tập mới. Chương trình pháp thoại buổi sáng

Thời pháp thoại sáng nay các giới tử đã được cung đón TT. Thích Bửu Chánh, Phó viện trưởng HV PGVN tại TP.HCM, Viện chủ Thiền viện Phước Sơn, tỉnh Đồng Nai. Sư đã mang đến cho các giới tử bài pháp thoại với chủ đề: ‘’Ai xứng mặc cà sa’’.

Chiếc áo cà sa của nhà tu hành trong đạo Phật không chỉ thuần túy chỉ là chiếc y che thân mà đã trở thành một hình ảnh mang tính biểu trưng của Phật giáo, là biểu tượng của đạo pháp, tượng trưng cho những gì trân quý, cao cả và thiêng liêng nhất. Áo cà sa cũng là biểu tượng của phạm hạnh, đức độ, là ánh đạo vàng, biểu trưng cho sự giác ngộ nên được Phật tử kính ngưỡng gieo trồng phước điền. Đối với người xuất gia, được khoác trên mình chiếc áo cà sa để hoằng dương chánh pháp, mang lại lợi lạc cho chúng sanh là một hạnh duyên an lành và thành tựu.
Đây là lời dạy của đức Phật trong bài kệ 9 và 10 trong Kinh Pháp cú (Dhammapada).
‘’Ai mặc áo cà sa 
Tâm chưa rời uế trược
Không tự chế, không thực
Không xứng áo cà sa’’
‘’ Ai rời bỏ uế trược
Giới luật khéo nghiêm trì
Tự chế, sống chơn thật
Thật xứng áo cà sa’’ 
Bài học đã được Sư phân tích, giảng giải được chia làm 8 nội dung: (i) Giới thiệu Kinh pháp cú; (ii) Pali Phammapada 9, 10; (iii) Giải thích từ vựng Pali-Việt- Anh; (iv) Bản dịch Việt ngữ; (v)Bản dịch English; (vi) Hán Việc dịch; (vii) Câu chuyện liên quan; (viii) Bài học tu tập.
Dù cho các giới tử trong tương lai có trở thành người xuất gia trọn đời hay không nhưng chỉ với 7 ngày làm người con của Như Lai thì các giới tử cũng phải nỗ lực tinh tấn tu tập để xứng đáng khoác lên mình chiếc áo cà sa cao quý và thiêng liêng. 
Tiếp theo là thời pháp thoại của TT. Thích Nhật Từ - Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP. HCM, Trụ trì chùa Giác Ngộ tiếp tục mang đến cho các giới tử bài pháp thoại chuyên đề: ‘’Cách tổ chức khóa tu’’ 
Bài chuyên đề được chia làm 3 nội dung chính: (i)Khái niệm tu; (ii) Chương trình khóa tu ; (iii) Kinh nghiệm tổ chức khóa tu.
1-Về khái niệm tu, trong kinh điển Pali tu tập được gọi là Bhavana (sự phát triển và thăng hoa). Trong chữ Hán tu có nghĩa là sửa chữa từ trục trặc thành hoàn thiện, từ kém cỏi trở nên chuyên môn. 
Có 2 đối tượng đó là tu thân và tu tâm. Trong 10 điều đạo đức dành cho người tu tại gia đức Phật nói rõ về việc làm chủ tâm ý về các hành động lời nói và hành động thân thể. Dù các Phật tử tu theo pháp môn nào thì việc quan trọng nhất của việc tu là làm thế nào làm chủ được động cơ tâm (tâm ý) và hành động thân thể. Với 4 phương diện tu thân và 4 phương diện tu tâm.
2-. Có 3 nội dung của một chương trình tu cần phải có: Tu phát triển trí tuệ; Tu tập thiền định để vượt qua và làm chủ cảm xúc, tâm ý; Tu đạo đức để hoàn thiện phẩm chất cao quý trở lên thánh thiện. Bất cứ khóa tu nào nhấn mạnh được cả 3 phương diện nêu trên thì được xem là một khóa tu hoàn chỉnh. 
Về phát triển trí tuệ gồm có các bài kinh phong phú phù hợp với nhóm lứa tuổi mà chùa Giác Ngộ đã biên soạn thuần Việt các bản Kinh như: Kinh Phật cho người mới bắt đầu, Kinh Phật cho người tại gia, Nghi thức tụng niêm… (Chùa nào có nhu cầu xin liên hệ Quỹ Đạo Phật Ngày Nay); Về thiền định đều có các thời khắc thiền tọa, thiền hành và đọc các bản dịch về các bộ thiền luận về thiền; Về phát triển đạo đức trong thời gian tu các hành giả phải miên mật giữ giới luật cho dù ở bất cứ pháp môn nào. 
3- Trong bất cứ tổ chức các sự kiện nào cũng cần phải được quan tâm đầu tiên đó là thành lập Ban tổ chức gồm có 3 nhóm: nhóm lên kế hoạch, nhóm hậu cần và công quả, nhóm vận động tài chính. 
Cuối cùng,Thượng tọa rất mong bài giảng này khơi mở hứng thú, khích lệ tinh thần cho các vị Tăng Ni trẻ và các vị Trụ trì nên mạnh dạn tổ chức sớm chừng nào tốt chừng đó tổ chức khóa tu vào các ngày cuối tuần cho quần chúng nhân sinh. 
Kết thúc buổi sáng ngày tu tập thứ tư, các Sa-di, Sa-di-ni và giới tử bát quan trai đã được nghe hai chuyên đề pháp thoại, buổi chiều sẽ tiếp tục thực tập lạy sám hối, thời tụng kinh - thiền tập vào buổi tối và sinh hoạt Chúng.

Tiếp theo là thời pháp thoại của TT. Thích Nhật Từ - Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP. HCM, Trụ trì chùa Giác Ngộ tiếp tục mang đến cho các giới tử bài pháp thoại chuyên đề: ‘’Cách tổ chức khóa tu’’ 
Bài chuyên đề được chia làm 3 nội dung chính: (i)Khái niệm tu; (ii) Chương trình khóa tu ; (iii) Kinh nghiệm tổ chức khóa tu.
1-Về khái niệm tu, trong kinh điển Pali tu tập được gọi là Bhavana (sự phát triển và thăng hoa). Trong chữ Hán tu có nghĩa là sửa chữa từ trục trặc thành hoàn thiện, từ kém cỏi trở nên chuyên môn. 
Có 2 đối tượng đó là tu thân và tu tâm. Trong 10 điều đạo đức dành cho người tu tại gia đức Phật nói rõ về việc làm chủ tâm ý về các hành động lời nói và hành động thân thể. Dù các Phật tử tu theo pháp môn nào thì việc quan trọng nhất của việc tu là làm thế nào làm chủ được động cơ tâm (tâm ý) và hành động thân thể. Với 4 phương diện tu thân và 4 phương diện tu tâm.
2-. Có 3 nội dung của một chương trình tu cần phải có: Tu phát triển trí tuệ; Tu tập thiền định để vượt qua và làm chủ cảm xúc, tâm ý; Tu đạo đức để hoàn thiện phẩm chất cao quý trở lên thánh thiện. Bất cứ khóa tu nào nhấn mạnh được cả 3 phương diện nêu trên thì được xem là một khóa tu hoàn chỉnh. 
Về phát triển trí tuệ gồm có các bài kinh phong phú phù hợp với nhóm lứa tuổi mà chùa Giác Ngộ đã biên soạn thuần Việt các bản Kinh như: Kinh Phật cho người mới bắt đầu, Kinh Phật cho người tại gia, Nghi thức tụng niêm… (Chùa nào có nhu cầu xin liên hệ Quỹ Đạo Phật Ngày Nay); Về thiền định đều có các thời khắc thiền tọa, thiền hành và đọc các bản dịch về các bộ thiền luận về thiền; Về phát triển đạo đức trong thời gian tu các hành giả phải miên mật giữ giới luật cho dù ở bất cứ pháp môn nào. 
3- Trong bất cứ tổ chức các sự kiện nào cũng cần phải được quan tâm đầu tiên đó là thành lập Ban tổ chức gồm có 3 nhóm: nhóm lên kế hoạch, nhóm hậu cần và công quả, nhóm vận động tài chính. 
Cuối cùng,Thượng tọa rất mong bài giảng này khơi mở hứng thú, khích lệ tinh thần cho các vị Tăng Ni trẻ và các vị Trụ trì nên mạnh dạn tổ chức sớm chừng nào tốt chừng đó tổ chức khóa tu vào các ngày cuối tuần cho quần chúng nhân sinh. 
Kết thúc buổi sáng ngày tu tập thứ tư, các Sa-di, Sa-di-ni và giới tử bát quan trai đã được nghe hai chuyên đề pháp thoại, buổi chiều sẽ tiếp tục thực tập lạy sám hối, thời tụng kinh - thiền tập vào buổi tối và sinh hoạt Chúng.

Tin: Giác Hạnh Hoa, Ảnh: Trí Thắng


































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập