Chùa Giác Ngộ: Ngày tu tập thứ 01 khóa tu “Xuất gia gieo duyên’’ lần 03

Trong ngày đầu tiên, Tăng đoàn chùa Giác Ngộ cùng quý hành giả đã công phu khuya, sau đó thiền hành quanh công viên Hòa Bình - một nét mới đầy sáng tạo - và trở về chùa Giác Ngộ thọ thực trong chính niệm mở đầu cho một ngày tu tập mới.
Chương trình pháp thoại buổi sáng - TT. Thích Đồng Trí
Ngày tu tập thứ nhất, các hành giả được trải nghiệm 3 thời pháp, nhiều hơn so với các ngày khác. Trong thời pháp thoại đầu tiên của khóa tu, TT. Thích Đồng Trí - Giám đốc Trung tâm phiên dịch Phật học Anh - Việt, giảng viên HVPGVN tại TP. HCM - đã mở đầu với chủ đề: “Tâm nguyện và hành trạng của người xuất gia’’ - lấy nội dung chính từ Quy Sơn Cảnh Sách - bài khuyến tu hay nhất trong văn học Phật giáo Đại thừa.
Tâm nguyện của người xuất gia, ngoài việc tu học đúng chính pháp, còn đem Phật Pháp đến khắp mọi nhà, gieo hạt giống tốt về muôn lối.
“Xuân trong tôi, phát sinh tâm nguyện thiết tha
Làm sao, làm sao thế gian cùng nhau xóa tan hận thù.
Xuân dâng lên, thiết tha trong nguồn suối thơ,
Thuyền đi, chèo theo nắng lên hòa chung khúc ca vượt bờ.”
Hành trạng của người xuất gia, theo thiền sư Linh Hựu: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu”, dịch nghĩa như sau:
Người tu học hướng phương trời rộng
Thân và tâm khác bọn phàm phu
Nối truyền giống Phật, dẹp ma
Bốn ân quyết trả, cứu ba đường phàm.
Thích Nhật Từ (2016). “Nghi thức khuyến tu”. Hà Nội: NXB Hồng Đức, tr. 94
Chương trình pháp thoại buổi sáng - ĐĐ. Thích Ngộ Phương
Với chủ đề: “Tác phong của người tu”, thầy đã nói rõ từng lý do tại sao người tu không nên ở trong hội chúng. Muốn đạt đạo tịch tịnh, vô vi, an lạc, phải xa lìa chốn huyên náo, sống một mình ở nơi an nhàn, thanh vắng. Vì thế, người xuất gia nên xa lìa hội chúng, sống đơn độc thư thái và cắt đứt gốc rễ đau khổ bằng tư duy trí tuệ. Người thích hội chúng thì bị hội chúng nhiễu loạn, như cây cổ thụ mà có nhiều chim tụ tập có thể bị hư cành. Thế gian trói buộc con người trong đau khổ cũng giống như con voi già bị sa lầy, khó mong thoát khỏi. Đó là hạnh siêu thoát.
Tác phong của người tu gồm: (i). Không nói thị phi (vì người nói nhiều luôn sợ lúc ở một mình, không có gì nên suy nghĩ, từ suy nghĩ sinh ra lời nói); (ii). Ở một mình; (iii). Hướng tâm vào bên trong bằng thiền tập; (iv). Tâm từ bi; (v). Vô sự, không tạo tác.
Nếu một người không tu họ thích ở với nhiều người (ít nhất là ở với một người). Nếu không tập ở một mình, khi ra đi sẽ rất sợ hãi. Nếu là người tu lúc nào cũng ở một mình và không suy nghĩ! Người tu ở một mình nghĩa là ở giữa đại chúng cũng phải là một mình. Người tu sống một mình nhưng không cô đơn, không lệ thuộc vào người khác, rất vững vàng giữa vui - buồn, được - mất, khen - chê…
Những tác phong (oai nghi) như thế này không phải để gò bó, bức bách, trói buộc thân tâm mà là để cho người tu có cách hành xử mang chất thiền, biểu đạt niềm vui nội tại. Thong thả, nhẹ nhàng, tự tại từng trong mỗi phút giây, sống trọn vẹn trong từng phút giây đó là phong cách của người tu.
Chương trình pháp thoại buổi chiều - TT. Thích Nhật Từ
Nhằm giúp Tăng Ni trẻ nắm được kỹ năng hoằng pháp, cách sinh hoạt Phật pháp có hiệu quả nhằm giúp giới trẻ và các thành phần xã hội hiểu sâu và ứng dụng lời Phật dạy để trị liệu và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, TT. Thích Nhật Từ - Ủy viên HĐTS GHPGVN, phó Viện trưởng HVPGVN tại TP. HCM, trụ trì chùa Giác Ngộ - đã mở màn chuỗi pháp thoại bằng chủ đề: “Cách thức tổ chức sự kiện Phật giáo” - lấy ý chính từ những thành công trong công tác tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak) 2008 và 2014, cùng với đó là các khóa tu và ngày lễ lớn, sự kiện lớn tại chùa Giác Ngộ, song song là công trình đại trùng tu chùa Giác Ngộ và tiếp đó là chuyến hồi hương Việt Nam của thiền sư Thích Nhất Hạnh vào 2005. Một điều vô cùng đáng trân trọng, đó là TT. Thích Nhật Từ là người đầu tiên có thời pháp thoại về công tác tổ chức các phương diện Phật giáo và chùa Giác Ngộ hiện nay là ngôi chùa có bộ phận truyền thông mạnh nhất Việt Nam.
Bất kỳ một sự kiện nào của Phật giáo, khi tổ chức cũng đều có các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục đích và mục tiêu: Xác định bản chất sự kiện; Xác định số lượng và đối tượng tham dự. Làm cái gì và làm như thế nào để đạt được các mục tiêu trên.
Bước 2: Thời gian tổ chức: Không chọn ngày quá gần/ quá xa. Chọn thời điểm có khí hậu thuận lợi.
Bước 3: Địa điểm tổ chức: Không gian tổ chức thuận lợi. Thuận tiện cho giao thông. Chi tiết hóa và kiểm tra từng vị trí một trong sơ đồ tổng quan địa điểm.
Bước 4: Thành phần và số người tham dự: Lên kế hoạch, dự kiến số lượng tham dự và số lượng phát sinh.
Bước 5: Kinh phí tổ chức: Tiền thuê địa điểm, điện, nước; đưa rước; truyền thông; ăn uống; quà tặng; cúng dường; khánh tiết; đưa rước.
Bước 6: Ban tổ chức bao gồm: (i). Nhóm thực hiện và (ii). nhóm phụng sự viên. Phân công đúng sở trường từng người và mọi người phải trách nhiệm, cam kết, lên kế hoạch để được duyệt, bám sát công việc, đảm bảo kết quả tốt.
Bước 7: Dự thảo chương trình: Kiểm tra thời lượng của từng nội dung…
Bước 8: Thư mời: Chọn loại hình văn thư thích hợp với các tổ chức, nhân vật và bối cảnh. Lên thời điểm chuẩn bị thư mời, thời điểm gửi thư, đôn đốc phản hồi (nói rõ với người nhận rằng hạn chót là bao nhiêu), chốt số lượng người tham dự.
Bước 9: Chuẩn bị và tổng kết: Làm quen với địa điểm tổ chức; Khảo sát địa điểm, ngủ một đêm tại địa điểm để kiểm tra xem có những gì bất ổn; Sắp đặt các trang thiết bị tại địa điểm tổ chức; Kiểm tra kỹ và bổ sung các điều cần thiết tại địa điểm; Quan tâm và chăm sóc nhóm thực hiện; Linh hoạt đối phó nhưng tránh những thay đổi ở phút cuối cùng; Mọi người phải được cập nhật kế hoạch thực hiện; Họp tổng kết, rút kinh nghiệm, cảm ơn, tán dương người đóng góp.
Tất cả những kiến thức, thông tin vô cùng quý giá như thế này sẽ làm lợi lạc cho muôn vàn Tăng, Ni trẻ, các quý Phật tử lãnh đạo đạo tràng trong việc tổ chức sự kiện Phật giáo.
Kính mời bạn đọc cùng xem lại các thời pháp thoại trong ngày tu tập thứ nhất tại đây:
- Facebook: https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/1913504295340192/
https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/1913732538650701/
https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/1913866825303939/
https://www.facebook.com/ChuaGiacNgo/videos/912590535594452/
https://www.facebook.com/ChuaGiacNgo/videos/912559148930924/
- YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=egjHJkfUi_s
https://www.youtube.com/watch?v=NeSCq1VvER4
https://www.youtube.com/watch?v=H2oJ0CtYtes
Một số hình ảnh về ngày tu.
- Thành tâm kính nguyện Dương Kinh Thành
- Chùa Phổ Hoá tổ chức Trai đàn Dược Sư Thất Châu cầu an diên thọ Quảng Ấn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học huyện Củ Chi và quận 3 Quang Tròn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học TP. Thủ Đức, quận 8 và quận Tân Bình Quang Tròn
- Đẩy nhanh tiến độ biên soạn Từ điển Phật giáo Việt Nam Minh Đức - Quang Tròn
- Đại giới đàn Trí Tịnh: Lễ truyền giới Tỳ-kheo tại giới trường Việt Nam Quốc Tự Ngộ Dũng
- Khai Mạc Khóa Tu Xuất Gia Gieo Duyên lần 3 tại chùa Giác Ngộ Ngộ Trí Viên - Trí Thắng
- Chùa Long Thạnh tưởng niệm Tổ khai sơn Quảng Ấn
- Chùm ảnh: Nghi thức Quá đường – kinh hành tại giới trường Việt Nam Quốc Tự Ngộ Dũng
- TP. HCM: Chính thức khai mạc Đại giới đàn Trí Tịnh Ngộ Dũng
- Thái Bình: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh triển khai kế hoạch Phật đản Nhuận Nguyện
- Đồng Tháp: Khánh thành cầu kinh K. I & 05 căn nhà nhân ái Thích Huệ Nghiêm
- Đại Giới đàn Trí Tịnh: Gần 900 giới tử nhập giới trường Ngộ Dũng - Ngộ Hạnh
- Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 18 - 06-05-2018 Giác Hạnh Hoa - Văn Quý
- Khánh Hòa: Lễ lạc thành chùa Đức Hòa Quảng Ấn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Khóa tu ngày an lạc - Tuổi trẻ hướng Phật 52 Ngày 2-9-2018
- Chùa Giác Ngộ: Dấu Ấn Lễ Bế Mạc Khóa Tu Xuất Gia Gieo Duyên Lần 03 Và Khóa Tu Ngày An Lạc - Tuổi Trẻ Hướng Phật 44
- HT. Phiến Bạch Vân giao lưu Với Phật tử chùa Giác Ngộ và phát triển quan hệ Việt - Hàn
- Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc - Tuổi Trẻ Hướng Phật lần thứ 42
- CHÙA GIÁC NGỘ: KHOÁ TU THIỀN VIPASSANA LẦN 14
- TT. Thích Nhật Từ Giải Trừ Mê Tín Dị Đoan Trong Lễ Cầu An Đầu Năm
- Hơn 400 Phật Tử Tham Dự Lễ Quy Y Tam Bảo Mùng 9 Tháng Giêng Tại Chùa Giác Ngộ, Ngày 24-02-2018
- Góc Nhìn Phật Giáo Kỳ 16: Nói Không Với Đốt Giấy Vàng Mã, Những Con Số Và Chuyện Không Vui Ngày Tết, Ngày 25-02-2018.
- Chùa Giác Ngộ: Lần đầu tiên tổ chức lễ hằng thuận cùng lúc cho 2 cặp Phật tử trẻ
- TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng tại lễ vía Phật A Di Đà chùa Thiên Chánh - Tân Phú
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)