TT. Thích Nhật Từ giảng pháp ở Học viện Phật giáo VN tại TP. HCM

Đã đọc: 1099           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng chủ nhật 01/04/ 2018, trong không gian thoáng mát, yên bình của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (cơ sở Lê Minh Xuân), TT. Thích Nhật Từ - Ủy viên HĐTS GHPGVN, phó Viện trưởng HVPGVN tại TP. HCM, trụ trì chùa Giác Ngộ - đã quang lâm về Học viện. Ngoài ra, 45 Phật tử từ các đạo tràng Đạo Phật Ngày Nay tại TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng theo Thượng tọa vân tập về Học viện.

Thượng tọa đã chia sẻ cho các Tăng, Ni, Phật tử chủ đề: “Để tu Phật có kết quả”. Kết quả cao nhất của tu học Phật là trở thành thánh nhân, chuyển hóa tham lam, sân hận, si mê và các dây mơ rễ má của chúng bằng việc thực tập Bát Chính Đạo, vượt lên 2 cực đoan khổ hạnh ép xác và hưởng thụ khoái lạc giác quan. Những điều sau đây đáng được tâm niệm thường xuyên để trải nghiệm chính niệm hiện tiền, hướng đến tỉnh thức.

Để tu học và phụng sự Phật giáo và nhân sinh có kết quả, theo Đức Phật, ta hãy lưu ý những điều như sau.

1. Quán niệm năm điều không thể xác định: Trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhi Magga), ngài Phật Âm đã nêu ra 5 điều tâm niệm:
- Tâm niệm rằng tôi và tất cả chúng sinh đều sẽ già.
- Tâm niệm rằng tôi và tất cả chúng sinh đều sẽ bệnh tật.
- Thời điểm chết.
- Tâm niệm về chỗ chúng ta qua đời.
- Không thể xác định được nơi ta sẽ sinh về: Học thuyết hơi ấm trên các bộ phận cơ thể, hiện tượng quang học, cơ thể mềm mại, xương ngả màu v.v… khi lâm chung là quan niệm mê tín.

Tâm niệm về năm điều này sẽ giúp chúng ta tận dụng quỹ thời gian ngắn ngủi của kiếp người để trải nghiệm vị pháp, học Phật và phụng sự nhân sinh.

2. Quán tưởng năm thiên sứ (Kinh Trung Bộ):
- Quán tưởng tôi như trẻ sơ sinh.
- Quán tưởng tôi như người già
- Quán tưởng tôi như bệnh nhân
- Quán tưởng tôi sắp bị hành hình 
- Quán tưởng tôi như người chết: “Tôi sẽ chết. Tôi sẽ trở về đất. Đất không phải là tôi, tôi không phải là đất. Việc gì tôi phải tranh chấp với đời.”

3. Năm thời điểm thích hợp cho việc tu tập: Trong Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, trang 65, Đức Phật đề cập đến năm thời điểm thuận lợi cho việc tu tập thân (S. kāya bhavana) và tu tập tâm (S=P. citta bhavana), bao gồm: 1. Thời Tuổi trẻ (25 - 40 tuổi); 2. Thời khoẻ mạnh, ít bệnh; 3. Thời đầy đủ vật chất; 4. Thời hòa bình; 5. Thời Tăng chúng hòa hợp.

4. Thực tập trọn vẹn năm điều cao quý:
- Tăng trưởng niềm tin chân chính (P. Samma sadha) về nhân quả, tái sinh và tam bảo.

- Tu tập giới hạnh chân chính (P. Samma sīla): Người xuất gia, ngày cũng như đêm, nỗ lực tu tập pháp lành, giữ giới hạnh thanh cao, không để thời gian trôi qua uổng phí. 
- Phát triển đa văn (P. suta): Các Tăng, Ni phải có trách nhiệm học Phật bài bản và xóa bỏ mê tín. Bên cạnh đó, phải biết tận dụng những tiện ích của thời đại kỹ thuật số để truyền thông Phật Pháp đến mọi người.
- Xả thí: Thực tập bố thí, cúng dường.
- Hoàn thiện trí tuệ: Đa văn là cánh cửa đi vào trí tuệ. Có chính kiến, đạo đức và thiền định sẽ theo đó mà tự phát sinh. “Thuộc kinh A-di-đà tới già không hết” là một quan niệm sai lầm làm phương hại Phật giáo.

Kính mời mọi người cùng xem lại thời pháp tại đây: https://goo.gl/jXNmye

(Bài: Ngộ Trí Viên : Ảnh: Ngộ Trí Tâm)
















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập