Những cuộc gọi đến, những giọt máu cho đi

Đã đọc: 867           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nhiều người thường hỏi tụi mình là cho máu như vậy, tổ chức chương trình như vậy thì được gì? Mình không biết trả lời sao vì có những niềm vui và sự hạnh phúc không thể nào diễn tả được. Đó là cảm giác bạn nhận được lời cảm ơn đến rơi nước mắt từ chính người bệnh và thân nhân của họ" - Huỳnh Văn Hiếu cho biết.

Có 6 em nhỏ bị tan máu bẩm sinh chưa thể truyền máu vì bệnh viện thiếu máu. Bác sĩ nói phải đợi 1-2 tuần nhưng cũng không biết có máu hay không...".

Những cuộc gọi đến,  những giọt máu cho đi - Ảnh 1.

Bạn trẻ vui vẻ cho máu trong một hoạt động được CLB Hành trình đỏ TP.HCM tổ chức - Ảnh: MAI PHƯƠNG

Đây là cuộc điện thoại cầu cứu của một thân nhân bệnh nhi gọi đến các bạn trẻ thuộc CLB Hành trình đỏ TP.HCM. Ngay lập tức, nhóm bạn tỏa ra thông báo cho bạn bè, người thân và trên các mạng xã hội để nhanh chóng huy động máu.

Họ là những sinh viên, có người đã đi làm, có người giờ đã lập gia đình nhưng có điểm chung là tinh thần vì cộng động. Những ngày cuối năm, lượng người hiến máu thường rất ít. Vì vậy, dù tất bật với công việc riêng nhưng các bạn trẻ vẫn rất quyết tâm để sẵn sàng cho đợt hoạt động cao điểm.

“Máu cũng giống như thuốc vậy, nhưng không phải có tiền là có thể mua được. Vì vậy rất cần mọi người, nhất là các bạn trẻ biết san sẻ yêu thương bằng những giọt máu cho đi

Huỳnh Văn Hiếu (chủ nhiệm CLB Hành trình đỏ TP.HCM)

Không thể chờ lâu

Huỳnh Văn Hiếu - chủ nhiệm CLB Hành trình đỏ TP.HCM - xúc động nhớ lại: "Mỗi khi nhận được một lời cầu cứu là nhóm mình biết rằng không thể chờ đợi lâu bởi sức khỏe và có khi là tính mạng của người bệnh đang bị đe dọa".

Hiếu cho biết ngoài các lần huy động máu cấp bách, nhóm bạn còn tổ chức nhiều hoạt động hiến máu tập trung như "PRU tình nguyện", "Giọt hồng từ thành phố mang tên Bác", "Nắng Sài Gòn"... Ngoài ra, CLB còn phối hợp với các đơn vị trường học tổ chức các buổi tọa đàm, gala nhằm tuyên truyền, chia sẻ, nâng cao nhận thức và tầm hiểu biết của sinh viên, người dân về hiến máu tình nguyện.

Theo BS Trần Thị Như Tố - giám đốc Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM, hoạt động của nhóm bạn rất sáng tạo và kịp thời, đóng góp tích cực cho trung tâm cũng như ngân hàng máu TP. Chẳng hạn hoạt động "Nắng Sài Gòn" tuy vẫn hiến máu nhưng các bạn đã chủ động bài trí không gian theo phong cách Sài Gòn xưa để người tham gia thích thú hơn, hay mới nhất là chương trình "Tôi nhóm O" được tổ chức theo tình hình thiếu máu nhóm O trầm trọng đầu năm 2018.

Đã 11 lần hiến máu, Võ Châu Việt Khuê (sinh năm 1992 - ngụ Q.9, TP.HCM) tâm sự: "Mình thấy trên Facebook các bạn chia sẻ liên tục về hoạt động và nhận thấy mình cũng đủ điều kiện để hiến máu nên mình đăng ký ngay mà không nghĩ ngợi lo lắng gì. Ngày trước mình không biết về bệnh tan máu bẩm sinh, bây giờ thì mình nghĩ với mình, việc cho máu không thành vấn đề gì nhưng với người nhận, nhất là các bé thì giọt máu là cả sinh mạng".

Hạnh phúc khó tả

Sau mỗi đợt tổ chức chương trình, nhóm bạn huy động được hàng trăm đơn vị máu. Có những lần người tham gia nhiều tới mức cơ sở vật chất không thể đáp ứng đủ, trời thì dần về trưa nên CLB phải xin lỗi và hẹn lại lần tổ chức sau. Không ai buồn lòng, mọi người đều mỉm cười và chờ lần cho máu kế tiếp.

"Nhiều người thường hỏi tụi mình là cho máu như vậy, tổ chức chương trình như vậy thì được gì? Mình không biết trả lời sao vì có những niềm vui và sự hạnh phúc không thể nào diễn tả được. Đó là cảm giác bạn nhận được lời cảm ơn đến rơi nước mắt từ chính người bệnh và thân nhân của họ" - Huỳnh Văn Hiếu cho biết.

Anh Thái Thành Chinh (quê Ninh Thuận, đang làm công nhân tại Bình Dương, có con mắc bệnh tan máu bẩm sinh ở Bệnh viện Nhi Đồng 2) chia sẻ: "Rất biết ơn mấy bạn trẻ. Bé nhà mình 9 tuổi, ngày càng lớn thì lượng máu truyền càng nhiều, mọi khi chỉ cần truyền 1 túi nhưng bây giờ phải truyền 2 túi máu mới đủ. Nếu không có máu thì không biết sẽ thế nào vì bé bình thường cũng không khỏe mạnh gì. Truyền máu sớm thì bé được về quê sớm, không ảnh hưởng chuyện học, vợ chồng mình cũng không phải nghỉ làm nhiều ngày".

BS Trần Thị Như Tố cho rằng các bạn trẻ có sức khỏe nên dễ dàng đủ điều kiện cho máu. Việc hiến máu cũng sẽ gián tiếp giúp bạn xây dựng cho mình lối sống lành mạnh vì chỉ khi bạn biết giữ sức khỏe, sống lành mạnh thì bạn mới có thể cho máu.

Cuối năm cần máu rất nhiều

BS Trần Thị Như Tố - giám đốc Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM - cho biết sẽ có khoảng 3 tuần lượng máu hiến rất ít do thời điểm cuối năm nhiều đơn vị tổ chức tổng kết, sau đó là thời gian nghỉ tết, đầu năm thì bận lên kế hoạch, họp hành nên không thể hiến máu ngay. Nếu như bình thường một tuần cần 3.500 - 4.000 túi máu thì thời điểm này chỉ lấy được 2.000 - 2.500 túi. Chưa kể là sau tết, lượng bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị sẽ tăng rất nhiều.

Nguồn từ: https://tto.tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20180128/nhung-cuoc-goi-den-nhung-giot-mau-cho-di/1422950.html

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập