Tin có chư Hộ pháp thường ủng hộ

Chùa tọa lạc ở vị trí cách biên giới Campuchia khoảng 1,5km, nên khá vắng vẻ, lại là vùng mà bà con có đạo gốc Cao Đài nên càng vắng. Ngày đầu tới đây Sư cô bảo cũng hơi lo vì nghe nhiều người dân kể, chùa này lâu ngày không ai ở nên mọi người đi ngang qua trong những buổi chiều còn sợ huống nữa vào đốt nhang, quét dọn. Nhưng cái lo nhỏ hơn cái thương: “Hông lẽ mình là đệ tử Phật lại không đủ dũng cảm về chăm lo cho ngôi Tam bảo tại vùng đất heo hút này?”.
Tam quan chùa Long Thọ đơn sơ - Ảnh: Chân Như
Chùa tọa lạc ở vị trí cách biên giới Campuchia khoảng 1,5km, nên khá vắng vẻ, lại là vùng mà bà con có đạo gốc Cao Đài nên càng vắng. Ngày đầu tới đây Sư cô bảo cũng hơi lo vì nghe nhiều người dân kể, chùa này lâu ngày không ai ở nên mọi người đi ngang qua trong những buổi chiều còn sợ huống nữa vào đốt nhang, quét dọn. Nhưng cái lo nhỏ hơn cái thương: “Hông lẽ mình là đệ tử Phật lại không đủ dũng cảm về chăm lo cho ngôi Tam bảo tại vùng đất heo hút này?”.
Tự vấn và Sư cô quyết định nhận chùa sau khi đã hoàn thành các khóa học Phật pháp tại Ni viện Thiện Hòa (BR-VT) cũng như những chương trình bồi dưỡng khác, nhất là khi có sự khuyến khích của chư tôn đức Phật giáo tỉnh nhà (Tây Ninh). Nhớ lại ngày đầu về chùa, cây cối um tùm, toàn là cây cổ thụ, chùa có chánh điện nhỏ nằm giữa không gian đất rộng hàng ngàn mét vuông nên càng bé nhỏ, hiu quạnh. Từng chút một, Sư cô khêu lại ngọn đèn trong chánh điện, dọn lại mái chùa, góc sân...
Biết một mình không lo xuể Phật sự nơi này, trong mỗi thời kinh, Sư cô đều thưa với Phật, với Hộ pháp rằng: “Nếu Phật và chư vị Hộ pháp đã cho con về đây làm đạo thì cho con có thêm người để chung lo, chứ mình con không quán xuyến hết”. Cô kể, và nở nụ cười hoan hỷ cho biết - một thời gian ngắn sau, có vài Phật tử phát tâm xuất gia tìm tới thông qua lời giới thiệu, gửi gắm của huynh đệ ở các tỉnh khác. Từ đó, ngoài Sư cô còn có vài chú điệu lo phụ việc chùa. Theo thời gian, những chú lớn cũng đã được cô cho đi thọ giới, gửi đi học ở Ni viện Thiện Hòa - nơi cô đã từng trau dồi cùng Ni chúng trong thời gian dài.
Kham nhẫn dạy đệ tử, gần gũi với bà con xung quanh, dần dà cũng có những Phật tử ở xa biết đến, người dân ở gần mến thương tới chùa phụ việc, mỗi đêm cùng thầy trò sư cô tụng kinh, niệm Phật, làm cho ngôi Tam bảo dần ấm cúng.
Chính vì sự hồi sinh của ngôi chùa hơn 100 năm tuổi này, Sư cô trăn trở mỗi khi chùa mưa dột, Phật tử thiếu nơi sinh hoạt nên tiếp tục phát tâm làm chùa. Cô chia sẻ, ngày dọn mặt bằng để thực hiện lễ khởi công mà ngay chính giữa lại có một cây xoài rất xum xuê, to tốt, mỗi năm đều ra rất nhiều trái đúng mùa và số tuổi của cây cũng bằng như ngôi chùa này, còn cô chỉ mới có mấy chục tuổi - làm sao dám đốn “ông ấy” đi được. Nghĩ thế, nên mỗi tối Sư cô đều ra thắp hương dưới chân cây xoài đó và thưa về việc làm chùa… Kỳ diệu là, ba tháng sau cây xoài ấy tự nhiên rụng dần hết lá, các cành cây khô dần nên sau đó Sư cô mới dám nhờ người vào để đốn thân cây.
“Những hiện tượng diễn ra trước mắt đầy mầu nhiệm đó cho tôi niềm tin rằng - mình cứ phát nguyện, cứ làm và làm cho hết mình vì chắc chắn có chư Hộ pháp sẽ gia hộ”, Sư cô Đồng Lạc bộc bạch.
Sư cô Đồng Lạc (trái) bên học trò - Ảnh: Chân Như
Có lẽ với niềm tin đó, cùng với việc “thấy Phật tử ở thôn xã đây rất hiền, họ dễ thương lắm, tuy ban ngày họ ra đồng rau, vườn ớt chứ cứ chiều tối đến họ lại rất thích kéo nhau để đi chùa, để lạy Phật, tụng kinh hay phụ giúp chùa những hôm nào có lễ. Tuy nhiên, ở đây thì thời tiết cũng hơi thất thường nên có nhiều hôm các Phật tử cũng phải tạm hoãn thời khóa tụng kinh giữa chừng bởi vì nước mưa thấm ướt - dột qua những khe ngói nứt nẻ hay khuôn viên trước chánh điện cũng hơi chật chội không đủ chỗ ngồi cho những Phật tử ra đồng về muộn, đến sau… Cứ nhìn thấy như vậy mà càng thấy thương” - nên ngôi chùa được vẽ với kinh phí dự tính 10 tỷ đã được khởi công.
Chân Như
Nguồn từ: http://giacngo.vn/tuvien/chuavntrongnuoc/2017/08/15/5FD281/
- Thành tâm kính nguyện Dương Kinh Thành
- Chùa Phổ Hoá tổ chức Trai đàn Dược Sư Thất Châu cầu an diên thọ Quảng Ấn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học huyện Củ Chi và quận 3 Quang Tròn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học TP. Thủ Đức, quận 8 và quận Tân Bình Quang Tròn
- Đẩy nhanh tiến độ biên soạn Từ điển Phật giáo Việt Nam Minh Đức - Quang Tròn
- CỜ PHẬT GIÁO có 5 hay 6 màu? FB Binh Anson
- Tôi nên sống tỉnh thức Thiên La Địa Võng - Toại Khanh
- Làm Gì Nếu Cuốn Kinh Phật Bị Vứt Vào Bồn Cầu Rồi Giật Nước Trôi Đi ? Nguồn face Sư Phước Quy
- Chương trình khóa tu " Gieo hạt Từ Tâm" Quan Âm Tu Viện
- LỚP HỌC TIẾNG HOA CĂN BẢN (Trình độ A cho người mới bắt đầu) tại Chùa Giác Ngộ Admin
- Công đức lễ Phật Thiền Tôn Phật Quang
- Trái tim thiền tập Làng mai
- Vận dụng thế nào để vừa uyển chuyển, vừa trì được giới luật? Pháp Đăng
- Thái Bình: Gần 400 bạn trẻ về chùa Từ Xuyên tu một ngày Nhuận Nguyện
- Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 7 Giác Hạnh Hoa
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)