Báo cáo khoa học định tính về ‘Kỹ sư chân đất’ xây cầu tình nghĩa

Đã đọc: 2601           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Xuất phát từ vấn đề và nhu cầu thực tế này, kể từ năm 2008, anh Nguyễn Văn Cư (thường gọi là BA ĐẠT) tự sáng chế ra một cây cầu sắt lắp ghép kiên cố thay cho cầu khỉ, cầu tạm bợ với giá thành rẻ hơn, thời gian thi công nhanh gọn, đảm bảo kỹ thuật xây dựng an toàn, hạn sự dụng lâu dài (Báo An Giang, 2016).

 GIÁ TRỊ CÔNG NGHỆ XÂY CẦU BA ĐẠT

 Cầu khỉ, cầu treo có chiều dài trung bình 15 - 70 m tạm bơ đã biết bao năm qua trở thành phương tiện hữu ích đáp ứng nhu cầu đi lại của bà con Việt Nam ở những miền sông suối, ao hồ, núi non, thung lũng ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ; những huyện miền núi như Nam Giang, Tây Giang, Nam Trà My vv (Quảng Nam),  Sơn Hà, Ba Tơ vv (Quảng Ngãi) vv thuộc  Trung Bộ; và Giao Thủy, Lai Châu, Điện Biên vv ở Bắc bộ. Tuy nhiên, những cầu tạm bợ này đã biết bao lần trở thành ‘bẫy tử thần’ của những con người khốn khó, nhất là các em học sinh trong những ngày mưa lũ (VTV1, 2016 & Báo Người Lao Động, 2014). Thậm chí có những nơi không có cầu khỉ cũng không cầu treo tạm bợ khiến các em học sinh và người dân liều mạng tự lội qua sông đến trường, hoặc đi lại vì nhu cầu cuộc sống (Vnexpress, 2015).

Đã có nhiều mạnh thường quân, tổ chức từ thiện, hội đoàn, tổ chức tôn giáo kết hợp với người dân bản địa chung sức chung lòng xây một số cây cầu bán kiên cố bằng bê tông, cầu treo thay cho những cây cầu tạm bợ, qua đó giúp cho các em học sinh, thầy cô và bà con an tâm đi lại, đặc biệt vào những ngày mưa bão. Tuy nhiên, kinh phí xây cầu này là cả một vấn đề vì giá thành quá cao, gây khó khăn cho các nhà hảo tâm vì nhu cầu cao mà tiền của lại hạn hẹp (lực bất tùng tâm).

Về mặt quản lý nhà nước, với đề án 381 hoặc 481[1] cầu treo do Bộ Giao thông phê duyệt vào năm 2014 với nguồn vốn hơn 8.000 tỷ đồng ở 28 tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung - Tây Nguyên (Vnexpress, 2015 & Báo Quảng Nam, 2015), Việt Nam đang tìm cách hạn chế một phần số lượng cầu tạm bợ nhằm cải thiện đời sống cho bà con ở những vùng khó khăn. Tuy nhiên, đề án này phát sinh một số vấn đề nan giải lớn: 1) Kinh phí quá cao, tính trung bình mỗi cây cầu hơn 16 tỷ 632 triệu đồng hoặc gần 21 tỷ đồng; 2) phân bổ không hợp lý: nơi thừa nơi thiếu ( chẳng hạn: Quảng Nam có tổng 12 cây cầu treo mới trong đó huyện trung du Tiên Phước chiếm  9 cái trong khi huyện Nam Trà My rất cần - Học sinh và người dân trông chờ từng ngày nhưng không thấy cầu treo đâu (Vnexpress, 2015). Có thể thấy rõ vấn đề này trên trang Báo Quảng Nam Online: “Hơn 10 cầu treo dân sinh ở khu vực miền núi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong mùa mưa năm nay, song vẫn quá ít ỏi so với nhu cầu thực tế địa phương [119 cầu khỉ, cầu tạm bợ - Tuổi Trẻ Online, 2014]. Bất cập là nhiều nơi cấp bách đầu tư thì lại mỏi mòn chờ đợi, trong khi chỗ chưa thực sự cần thiết tranh thủ “hút” hết dự án...” (Quảng Nam online, 2015); 3) Chất lượng công trình quá kém [chẳng hạn “Cầu treo thôn 2, xã Tiên Lãnh (Tiên Phước, Quảng Nam) dài 50 m, rộng 1,5 m với tải trọng 0,5 tấn, được Tổng cục Đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư với kinh phí 3,2 tỷ đồng hoặc 6 tỷ đồng[2]. Khánh thành ngày 11/11, sau trận mưa lớn 6 ngày sau đó, cầu đã hư hỏng nặng, mố cầu nứt toác” (Vnexpress, 2015); Cầu treo ở huyện Quỳ Châu, Nghệ An 24 tỷ đồng chưa bàn giao đã hỏng nặng (Báo Điện Tử của Bộ Xây Dựng, 2015); Đăk Lăk: Cầu vừa đưa vào sử dụng đã hư hỏng (Thoibao.today, 2016)].

 

Xuất phát từ vấn đề và nhu cầu thực tế này, kể từ năm 2008, anh Nguyễn Văn Cư (thường gọi là BA ĐẠT) tự sáng chế ra một cây cầu sắt lắp ghép kiên cố thay cho cầu khỉ, cầu tạm bợ với giá thành rẻ hơn, thời gian thi công nhanh gọn, đảm bảo kỹ thuật xây dựng an toàn, hạn sự dụng lâu dài (Báo An Giang, 2016).

Theo link để tìm hiểu về kỹ sư tình nghĩa và những công trình anh đã tham gia thiết kế, giám sát và xây dựng mà không lấy một đồng xu nào.

https://www.youtube.com/watch?v=GmqRjGF6HWA

Download file PDF để đọc toàn bài báo cáo khoa học định tính

Kết quả phân tích định tính đa chiều và đánh giá kỹ thuật thiết kế xây cầu vòm treo lắp ghép qua phân tích sơ bộ và kiểm tra thực tế cho thấy giá trị của công nghệ Ba Đạt trong việc xóa cầu khỉ, cầu tạm bợ ở các vùng nông thôn nghèo, đáp ứng được nhu cầu của nhà tài trợ, những mạnh thường quân và nhu cầu sử dụng của bà con, nhất là ở các vùng nông thôn vùng sâu vùng xa mặc dầu vẫn còn một số hạn chế cần phải được hoàn thiện. Những phát hiện này cùng với những yêu cầu được tóm lược theo sơ đồ như sau:

 

Giá trị công nghệ xây cầu lắp ghép Ba Đạt ( qua những phát hiện) Hạn chế Lời đề nghị
1)      Giá rẻ hơn cầu bê tông, cầu treo, và rẻ hơn ít nhất 16 lần kinh phí xây cầu treo dài 50 - 70 mét do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.2)      Thi công nhanh bốn ngày đối với cầu dài 30 m rộng 2,2 m (lắp ráp rất nhanh từ 30-60 phút).3)      Tiện lợi, dễ tháo dỡ, hoặc nối dài tùy nhu cầu.4)      Độ thông thuyền cao vì cầu dạng vòm không chân đối với cầu khỉ có chiều dài 20-30m trong khi đó độ cao hơn 9 mét, chiều dài thông thuyền 30 mét giữa các trụ cầu đối với cầu dài 70 mét, rộng 2,5 mét.5)      Qua phân tích sơ bộ cho thấy Kỹ thuật xây cầu Ba Đạt  nhìn chung đáp ứng những tiêu chuẩn thiết kế xây dựng cầu vòm treo như sau:-          Hai mố cầu vững chắc có khả năng chịu lực lớn-          Cầu dạng vòm thoải giúp tiêu tán lực ra bên ngoài cùng với mặt cầu được bố trí dày đặc các thành sắt nhỏ được nâng đỡ bởi những thanh sắt nằm dọc và ngang được bố trí với khoảng cách hợp lý-          Khung giàn treo là điểm mạnh của kỹ thuật Ba Đạt vì các thành tố chịu lực nén và lực căng được bố trí hợp lý với khoảng cách không xa, và cũng không cao, cùng với hai thanh sắt ống tuýt lớn hai bên khung treo có tác dụng chịu lực nén/ép lớn, khiến cầu vững chắc. Hầu như thiết kế khung treo của Ba Đạt trùng hợp với phát hiện mới của năm nhà nghiên cứu của Đại Học Taylor trong một báo cáo vào năm 2013.
  1. Công nghệ Ba Đạt trên thực tế: được áp dụng với cây cầu dài 70 mét, rộng 2,5 mét, tải trọng cắm bảng 0,5 tấn, tải trọng thực tế 2,5 tấn hoặc hơn, độ dài thông thuyền 30 mét, cao hơn 9 mét với hạn sử dụng trên 10 năm như thực tế đã chứng minh.
Thứ nhất đường vòm thoải do tỷ lệ f/l khá nhỏ khiến lực đẩy ngang lớn, tạo áp lực đến hai mố cầu. Thứ hai các thành tố (thanh sắt chịu lực ép/lực nén- compression force) của khung sắt (treo) chịu lực được bố trí giống nhau theo dạng đường chéo, làm tăng trọng lượng của cầu.                      Nên tăng tỷ lê f/l bằng cách thiết kế hình vòm cong hơn một chút. Chỉ bố trí 3 khung ở đỉnh vòm khung treo dạng hình chéo còn lại là hình tam giác như hình 6 mà các nhà nghiên cứu của Đại Học Taylor đề nghị.     

 

Kết quả phân tích định tính đa chiều và đánh giá kỹ thuật thiết kế xây cầu vòm treo lắp ghép qua phân tích sơ bộ và kiểm tra thực tế cho thấy giá trị lớn của công nghệ Ba Đạt về chất lượng tốt, kinh phí thấp, thời gian thi công và lắp ráp rất nhanh, hạn sử dụng lâu bền, độ thông thuyền lớn, tiện lợi vì có thể tháo dỡ vì mục đích sử dụng thay đổi hay để cho xáng cạp đi qua vv, chế dộ bảo dưỡng đơn giản. Vì thế những giá trị này chỉ dấu cho thấy công nghệ xây cầu lắp ghép Ba Đạt là công nghệ có niềm năng lớn trong việc xóa cầu khỉ, cầu tạm bợ ở các vùng nông thôn nghèo, đáp ứng được nhu cầu của nhà tài trợ, những mạnh thường quân, yêu cầu của đề án 381 hoặc 481 cầu dân sinh của Bộ Xây Dựng phê duyệt năm 2014 (Vnexpress, 2015 & Báo Quảng Nam Online, 2015), và nhu cầu sử dụng của bà con, nhất là ở các vùng nông thôn vùng sâu vùng xa.

Tuy nhiên, việc đánh giá này còn một số hạn chế nên cần phải có một số nghiên cứu hơn nữa trong việc đánh giá toàn bộ công nghệ của Ba Đạt bao gồm việc đánh giá ngẫu nhiên vài công trình thực tế về khả năng chịu lực (hoạt tải và tĩnh tải), phân tích khả năng chịu lực của mối hàn, và phân tích tính toán các thành tố chịu lực nén và lực căng một cách khoa học hơn.

Trong khi chờ những cuộc nghiên cứu hơn nữa để hoàn thiện công nghệ Ba Đạt, những thành công thực tế của Ba Đạt trong việc xây cầu vòm treo lắp ghép cùng với những phát hiện từ việc đánh giá kỹ thuật thiết kế xây cầu Ba Đạt trên mô hình thực tế cho thấy giá trị của nó. Vì thế các nhà hữu trách và cơ quan chuyên ngành nên nhập cuộc đánh giá và công nhận công nghệ Ba Đạt. Trước tiên, Bộ Xây Dựng nên nhanh chóng xem xét giao cho Ba Đạt thực hiện những cây cầu có chiều dài từ 15m – 70m, rộng 1,5m – 2,5m, tải trọng 0,5 tấn – 1 tấn, chẳng hạn như công trình cầu treo thôn 2, xã Tiên Lãnh (Tiên Phước, Quảng Nam) dài 50 m, rộng 1,5 m, tải trọng 0,5 tấn, được Tổng cục Đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư với kinh phí 3,2 tỷ đồng hoặc 6 tỷ đồng. Khánh thành ngày 11/11, sau trận mưa lớn 6 ngày sau đó, cầu đã hư hỏng nặng, mố cầu nứt toác” (Vnexpress, 2015).  Nếu áp dụng giá trị xây cầu Ba Đạt (đã được chứng minh trong 10 năm qua) kịp thời chắc chắn sẽ tiết kiệm ngân sách nhà nước, tiền thuế nhân dân cả hàng trăm tỷ đồng. Đồng thới, các cơ quan hữu trách cũng nên tiến hành thủ tục cấp bằng sáng chế cho Ba Đạt qua đó công nghệ này được áp dụng một cách rộng rãi hơn.  

 

Bài viết kèm theo file đính kèm bên góc phải

[1] Theo đề án xây dựng cầu dân sinh để đảm bảo an toàn giao thông cho vùng đồng bào các dân tộc ít người sinh sống trong phạm vi cả nước, số lượng cầu cần xây dựng là 7.800 cầu với tổng mức vốn 12.600 tỷ đồng. Theo đề án này, giai đoạn 1, Tổng cục Đường bộ sẽ thực hiện 186 cầu treo tại 28 tỉnh, thành phố và 295 cầu trong giai đoạn 2 với tổng nguồn vốn lên đến hơn 8.000 tỷ đồng (Nguồn: Báo Quảng Nam Online, 2015 http://baoquangnam.vn/kinh-te/giao-thong-xay-dung/201511/nghich-ly-cau-treo-646084/). Trong khi đó Vnexpress tổng số cầu là 381 ít hơn 100 cầu so với nguồn của Báo Quảng Nam: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/cau-treo-khanh-thanh-duoc-mot-tuan-da-hong-3317563.html.
[2] Cùng bài báo này đăng trên Vnexpress vào ngày 25/11/2015, tác giả bài báo đưa ra hai con số 3,2 tỷ và 6 tỷ đồng.




Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập