Bình Dương: Nét đẹp sớt bát mùa an cư

Mùa hạ về cũng là lúc chư tăng ni vào mùa An cư kiết hạ. Với ý nghĩa tái hiện hình ảnh giáo đoàn nguyên thủy thời Đức Phật - vân du khất thực, giáo hóa chúng sinh nên đạo tràng an cư tại chùa Bồ Đề Đạo Tràng, P. Bình Chuẩn, TX. Thuận An, tỉnh Bình Dương vào lúc 08g30 sáng ngày 16/07/2017 (nhằm ngày 23/06/Đinh Dậu) đã tổ chức lễ trì bình khất thực, sớt bát cúng dường cho chư hành giả an cư.
Chương trình trì bình khất thực, sớt bát cúng dường theo dấu chân xưa của đức Phật và đức tổ sư ni Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di được tổ chức tại hạ trường chùa Bồ Đề Đạo Tràng với ý nghĩa nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp thời đức Phật còn trụ thế, gieo trồng những hạt giống lành cho hàng phật tử tại gia. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm dưới sự chứng minh tham dự gần 100 hành giả ni an cư bằng sự hướng dẫn của Ni sư TN. Từ Thảo đã nêu lên ý nghĩa việc cúng dường trong mùa an cư kiết hạ và phát biểu khai mạc lễ trì bình khất thực, song song đó còn có sự hiện diện của hàng trăm phật tử các đạo tràng, xếp thành hai hàng trang nghiêm, trật tự cũng đã về tham dự.
Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy có ba cách cúng dường, một là phẩm vật cúng dường, hai là kính tín cúng dường và ba là hạnh cúng dường. Trong ba cách này, phẩm vật cúng dường là nhỏ nhất, vì Bồ tát Phổ Hiền nói rằng hương hoa, phẩm vật nhiều như núi Tu Di mà đem dâng cúng cho Phật thì tuy là có phước lớn, nhưng so với pháp cúng dường không bằng một phần trăm, một phần ưu ba ni sa đà, nghĩa là một phần rất nhỏ. Và phẩm vật đi theo tâm lớn hay nhỏ cùng với nghiệp của người cúng dường, mà kết quả của việc cúng dường sẽ biến đổi theo. Nếu tâm chúng ta tốt, vật càng lớn thì phước càng lớn. Tâm quyết định tất cả, nên phải phát tâm rộng lớn.
Sau lời tác bạch của đại diện phật tử các đạo tràng chùa Tiên Quang, chùa Minh Thạnh, chùa Linh Quang, chùa Phổ Hiền, Ni sư TN. Hương Nhũ, giám luật hạ trường ban đạo từ cho hàng phật tử tại gia. Trước hết, Ni sư nói về nguồn gốc của truyền thống trì bình khất thực trong thời đức Phật. Khi xưa, trải qua 6 năm ròng rã, nhịn ăn bỏ ngủ, thực tập những lối tu khổ hạnh khắc nghiệt, cho đến lúc chỉ còn da bọc xương, không còn sức lực nữa, không bước đi được nữa, Ngài bất tỉnh quỵ ngã ngay trong lúc tu tập. Một người chăn cừu thấy vậy đã dùng sữa mớm vào miệng Ngài, Ngài mới dần dần tỉnh lại. Từ đây, Ngài chợt tỉnh nhận ra rằng: "Không thể có một tinh thần minh mẫn trong một thân xác tiều tụy" và Ngài đã rút ra được bài học Trung đạo của người tu tập là phải tránh xa hai trạng thái cực đoan: "Hưởng thụ trong đam mê dục lạc và ép xác khổ hạnh cực đoan." Nhưng những giọt sữa dâng cúng từ người chăn cừu chỉ làm cho Ngài tươi tỉnh, khỏe mạnh đôi phần chứ chưa mang lại một tinh thần minh mẫn hay làm cho thân thể Ngài tráng kiện. Tinh thần minh mẫn và thân thể tráng kiện đã thật sự trở lại sau khi Ngài nhận sự cúng dường của nàng Tu-xà-đa. Kể từ khi chứng ngộ vô thượng Bồ đề, đức Thế Tôn đã trải qua suốt bốn mươi chín năm ròng rã đi khắp nơi trên xứ Ấn bao la, hoằng pháp độ sanh bất quyện. Lúc bấy giờ, Ngài đã tám mươi tuổi, nhận thấy xác thân tứ đại như một cổ xe mục nát và biết được nhân duyên hoằng pháp ở cõi ta bà sắp viên mãn, Ngài gọi tôn giả Anan lại, bảo Anan thông báo cho các Tỳ kheo biết trong ba tháng nữa Ngài sẽ nhập Niết bàn. Trên đường đến thành Câu-thi-na để nhập Niết bàn, đức Thế Tôn đã nhận sự cúng dường của người thợ rèn Thuần đà, đây là sự cúng dường cuối cùng của chúng sanh trong cuộc đời của đức Thế Tôn. Trong lúc đại chúng đang thọ trai, Thuần đà dâng lên đức Phật một bát nấm hương mùi thơm ngào ngạt. Khi dùng qua bát nấm này, đức Phật bảo: "Bát nấm này độc, các người hãy đổ đi không nên ăn." Thuần đà nghe đức Phật dạy, kinh hãi nghĩ rằng, tất cả tâm thành kính của mình, phước báu to lớn được cúng dường đức Phật sẽ không còn mà thêm tội nữa, ông than khóc té xỉu trên đất. Đức Phật gọi Thuần đà đến bên Ngài và dạy: "Người không nên than khóc cũng đừng nên hối hận, phải vui sướng lên vì người đã được cúng dường bữa cơm cuối cùng cho ta. Có hai bữa ăn đáng kỷ niệm nhất, và có nhiều phước báu nhất, đó là lần đầu tiên của nàng Tu-xà-đa cúng dường cho ta trước khi thành đạo và bữa cơm này, trước khi ta vào Niết bàn”. Nghe đức Phật dạy như thế, Thuần đà và cả gia quyến hoan hỷ vô cùng, cúi đầu đảnh lễ đưa tiễn đức Phật và chư Tăng với tâm thành kính nhất.
Trong muôn vàn sự cúng dường, có hai sự cúng dường rất đơn sơ, bình dị nhưng đã đi vào lịch sử và được chính đức Phật khẳng định là có nhiều phước báu nhất và đầy kỷ niệm nhất trong cuộc đời của Ngài. Mặc dù cách thời đại của chúng ta gần ba thiên niên kỉ nhưng cơn sóng thời gian vẫn không vùi lấp được, mà ngược lại, những phẩm hạnh cúng dường ấy, công đức to lớn ấy đã được các kinh sách ghi chép lại, lưu truyền vô tận theo dòng lịch sử. Đó là hai sự cúng dường của nàng Tu-xà-đa và người thợ rèn Thuần đà (Cunda). Và đây cũng chính là hai tấm gương cúng dường bất diệt để hàng phật tử chúng ta noi theo gieo trồng cội phúc, xây dựng phước báu cho chính mình, cho những người thân mình và cho muôn vạn chúng sanh. Song song đó, Ni sư cũng thay lời ban tổ chức đã gởi lời tán thán công đức đối với phật tử các đạo tràng, bởi lẽ dịp này các phật tử đã được kết duyên lành với phật pháp thông qua việc hỷ cúng - sớt bát phẩm vật, tịnh tài..., được gieo duyên cúng dường đến chư hành giả an cư để trong đời sống hiện tại thân quyến của quý phật tử luôn được an vui, vạn sự kiết tường trong ánh từ quang của chư phật và tăng trưởng phước báo, chú nguyện cho cửu huyền thất tổ đã quá vãng được vãng sanh lạc quốc.
Lễ sớt bát hôm nay đã tạo nên bức tranh sinh động về một hình ảnh Tăng đoàn thời đức Phật, tạo nên một nét đặc biệt trong văn hóa Phật giáo từ xưa đến nay.
Buổi lễ kết thúc trong niềm hoan hỷ vô biên của toàn thể đại chúng.
Ngọc An
- Thành tâm kính nguyện Dương Kinh Thành
- Chùa Phổ Hoá tổ chức Trai đàn Dược Sư Thất Châu cầu an diên thọ Quảng Ấn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học huyện Củ Chi và quận 3 Quang Tròn
- Ban Giáo dục Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thăm, làm việc với Ban Trị sự, Ban Chủ nhiệm lớp sơ cấp Phật học TP. Thủ Đức, quận 8 và quận Tân Bình Quang Tròn
- Đẩy nhanh tiến độ biên soạn Từ điển Phật giáo Việt Nam Minh Đức - Quang Tròn
- Sự linh ứng của chú Đại bi Ngọc Thuận - Trầm Thị Sương
- Danh sách Tăng Ni trúng tuyển vào Học viện khóa XII Giác Ngộ
- Chùa vàng Bửu Long rực rỡ trong màn mưa Thợ Chụp Ký Ức
- Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 6 Bài: Giác Hạnh Hoa - Ảnh: Trí Thắng
- Thái Bình: Đêm thắp nến tri ân tại chùa Hoằng Văn Nhuận Nguyện
- Thái Bình: Xúc động đêm thắp nến tri ân tại chùa Bụt Mọc Nhuận Nguyện
- Chút gì để nhớ Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Khóa tu xuất gia gieo duyên và báo hiếu - Chùa Sreyvonsa Chùa Sreyvonsa
- Thái Bình: Chùa Hoằng Văn mở khóa tu “Ươm mầm Phật pháp” Nhuận Nguyện
- Chùa Thanh Hà tổ chức khóa tu một ngày an lạc kỷ niệm ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm Phật giáo Thanh Hóa
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Thái Bình: Hai Phật tử hằng thuận tại chùa Từ Xuyên
- Nhìn " lá thu phai " để thấy " đóa hoa vô thường " ...
- Bình Dương: Tăng Ni sinh Trường Trung Cấp Phật Học khóa IV thi học kỳ II, năm II
- Bình Dương: Buổi Chia Sẻ Về Khái Niệm Một Số Quy Tắc Trong Quản Lý Hành Chánh
- Bình Dương: Buổi chia sẻ về Văn Bản Hành Chánh
- Bình Dương: Ứng dụng truyền thông trong công tác hoằng pháp
- Bình Dương: Triển Khai Hiến Chương Và Một Số Quy Định Của Giáo Hội.
- Xúc động đêm thắp nến tri ân tại khóa tu mùa hè “Đức Phật Trong Con” năm 2018
- PG Bình Dương: Các công tác chuẩn bị chào mừng Đại lễ Phật đản.
- Bình Dương: Tưng bừng chào mừng Đại lễ Phật Đản
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)