Chùa Giác Ngộ: Khóa tu ngày an lạc lần thứ 16

Đã đọc: 1574           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nếu chúng ta phát triển các phương diện vật chất mà không có tâm linh thì ta giống như một con chim chỉ có một chiếc cánh, cánh còn lại đã bị què, bị thương tật. Cho nên, không thể bay cao, bay xa được. Tìm điểm tựa tâm linh và điểm tựa đó rất cần thiết, có giá trị cho đời sống gia đình và xã hội. Đến với ngôi chùa Giác Ngộ, ngoài việc tìm điểm tựa tâm linh, bạn còn tìm thấy nhiều giá trị khác sẽ mang đến cho bạn những lợi lạc sau mỗi khóa tu!

Khóa tu:‘’Ngày An Lạc’’ lần thứ 16 ngày  02-04-2017(06-03 Đinh Dậu) đã được trang nghiêm diễn ra tại chùa Giác Ngộ.

Mở đầu khóa tu là thời khóa tụng Kinh Chuyển pháp luân; Kinh Người áo trắng đây là những bản kinh do TT.Thích Nhật Từ biên soạn với ngôn ngữ thuần Việt nên dù cho trình độ người đọc, người nghe có cao hay thấp cũng đều hiểu được.

 Thiền tọa

Thiền tập là một phương thuốc hữu hiệu không những để thân và tâm được quân bình mà sự diệu dụng của thiền còn mang lại sức khỏe, trẻ, đẹp và nhất là làm trẻ não bộ của con người. Sáng nay, các hành giả tham dự khóa tu được ĐĐ. Thích Nguyên Trung cùng với Tăng đoàn hướng dẫn thời khóa thiền buông thư.

 Chương trình ‘’ Vì sao tôi theo đạo Phật’’

Các hành giả được gặp gỡ người nghệ sĩ tài hoa trong chương trình "Vì sao tôi theo đạo Phật" khóa tu an lạc 16: Họa sĩ, nhà biên kịch cư sĩ Đỗ Tài.

Đã có nhiều khán giả khóc cười cùng ông qua hàng loạt kịch bản phim truyền hình: Trái đắng, Thiên đường ở bên ta, Thiên đường vắng em, Hương cỏ dại, Sao đổi ngôi, Nụ hồng và bóng đêm, Con gái ông trùm, Con đường giác ngộ, Tìm về bến giác... mà ông là nhà biên kịch. 

Vào đầu chương trình ông đã chia sẻ: ‘’Khi có người đột ngột hỏi: Vì sao anh theo đạo Phật ? tôi hơi bối rối, nhưng nhờ vào câu hỏi đó mà tôi tự vấn lại  mình  trên con đường tu tập chánh pháp. Tôi nghĩ rằng câu hỏi này không riêng gì cho tôi mà cho tất cả các hành giả.’’

Nhà Biên kịch Đỗ Cường đã kể về nhân duyên của mình khi đến với Trung tâm trẻ em đường phố cơ nhỡ ở Đà Nẵng xuất phát từ một chuyến thăm Trung tâm. Ông đã nghe một em bé 9 tuổi hát bài Đời tôi cô đơn. Ông đã đặt câu hỏi tại sao một đứa trẻ mới 9 tuổi lại đi hát bài Đời tôi cô đơn ? Từ đó ông trở thành một trong những nhà bảo trợ tại Trung tâm trẻ em Đà Nẵng.

Qua sự dẫn dắt của MC.Thiện Tùng, các hành giả đã nghe tâm sự của ông về cơ duyên theo đạo Phật từ khi còn rất nhỏ ông đã may mắn thấy hình ảnh đức Phật đẹp lung linh trên bàn thờ nhưng ấn tượng nhất vẫn là khi gia đình di tản đến khu vực gần một ngôi chùa và gần một nhà xác, khi đó ông mới chỉ hơn 10 tuổi đã chứng kiến nhiều cái chết ngay trước mắt vì bom đạn và của 5 người trong gia đình người bạn thân cùng nhiều người khác và nhất là sau cái chết vì bệnh của người chị ruột.  Rồi những chắc trở sau hôn nhân, những rắc rối trong cuộc sống, ông chia sẻ: ‘’ nhiều khi tôi không biết tôi cần gì nữa. Ta từ đâu đến, đến để làm gì và ta đi về đâu’’. Sau đó ông đã được một vị Thầy đã khai mở giải đáp tất cả những câu hỏi mà ông đã trăn trở. Sau đó ông đã tìm hiểu sâu về Bát nhã tâm kinh, Duyên khởi, Tứ diệu đế, Bát chánh đạo thì thấy rõ ràng rất khoa học và logic mà ông rất tiếc là ông đã không được gặp từ sớm.

Các hành giả đã được xem hai trích đoạn trong bộ phim Con đường giác ngộ đã được trình chiếu trong khóa tu mang đến một thông điệp: Không mê tín, phải tự tin theo luật nhân quả, chân lý bình đẳng giới, lý duyên khởi và tư tưởng vô ngã của đạo Phật.

Ông đã chọn con đường tu tập đó là pháp môn Bát chánh đạo,  nhất là những sách và các bài pháp thoại của TT. Thích Nhật Từ giảng về Bát chánh đạo và ứng dụng Bát chánh đạo làm kim chỉ nam trong cuộc sống, trong nghề nghiệp. Nhờ đó ông có được thành công trong nhiều lĩnh vực như hôm nay mà ông đã ví ‘’Đi trong mưa mà không bị cảm’’.

Qua buổi trò chuyện các hành giả không chỉ biết đến ông là một Họa sĩ, nhà Biên kịch mà ông còn là một Cư sĩ hoằng pháp mang chân lý Tứ điệu đế, 12 nhân duyên, vô ngã, tánh không… qua các tác phẩm mà ông  là Họa sĩ, nhà biên kịch nhà mỹ thuật nhà tạo tượng.

Thiền tọa

‘’Thở vào thở ra là hoa tươi mát, là núi vững vàng’’ Đó là lời của nhạc phẩm thiền ca làng Mai do Phật tử Diệu Thanh hướng dẫn cho các hành giả cùng hòa theo và cũng là mở đầu cho thời khóa thiền buông thư trước khi vào thời pháp thoại buổi chiều.

 Chương trình pháp thoại

TT. Thích Nhật Từ tiếp tục phần pháp thoại với chủ đề: ‘’ Thiền Tứ niệm xứ- Phần 2 : Quán cảm xúc ’’. Dựa vào bài kinh Đại niệm xứ thuộc Trung bộ kinh bài 22.

Quán cảm xúc nhằm giúp cho người thực tập làm chủ được các phản ứng cảm xúc. Trong tiếng Pali và Sanskrit cảm xúc là verana.

Thượng tọa đã tạm lấy hình ảnh của các con sóng mô tả về bản chất của cảm xúc. Người nào thiên về cảm xúc dẫn đến tâm lý rất bất ổn. Trong kinh điển đức Phật nêu ra 3 loại cảm xúc : Cảm xúc đau khổ, cảm xúc hạnh phúc, cảm xúc trung tính. Người thực tập thiền Tứ niệm xứ về việc làm chủ cảm xúc sẽ giúp chuyển hóa được cảm xúc khổ đau thành cảm xúc hạnh phúc, cảm xúc phàm trở thành chân nhân và đây là cốt lõi của việc tu.

Với kinh nghiệm thực tu và kiến thức kho tàng Phật pháp sâu rộng cùng kinh nghiệm hướng dẫn tu tập cho nhiều đối tượng, trong đó có những người thuộc dòng cảm xúc nhiều trong gần 20 năm qua. Thượng tọa đã hướng dẫn phần 2 của chủ đề trên với 9 bài thực tập sau: i)Tôi cảm giác hạnh phúc; ii) Tôi cảm nhận khổ đau; iii) Tôi cảm giác không khổ đau, không hạnh phúc. iv) Tôi cảm nhận hạnh phúc thuộc về vật chất; v) Tôi cảm nhận dòng cảm xúc thuộc tinh thần; vi) Tôi cảm giác khổ đau thuộc về vật chất; vii) Tôi cảm giác khổ đau thuộc về tinh thần; viii) Tôi cảm giác không khổ đau, không hạnh phúc thuộc về vật chất ; ix) Tôi cảm giác không khổ đau, không hạnh phúc thuộc về tinh thần.

Theo Thượng tọa trong bốn loại thực tập quán niệm thì cảm xúc là khó thực tập nhất. Nên các hành giả phải nỗ lực thực tập làm chủ được dòng cảm xúc, chỉ giữ lại dòng cảm xúc tích cực để phục vụ cho chất lượng hạnh phúc để trong thực tế làm cho chúng ta tự tại thong dong, thoải mái, thảnh thơi, giải thoát khỏi mọi trói buộc, giải thoát bằng trí tuệ, giải thoát tâm.

 Một ngày tu tập với các nội dung phong phú có nhiều giá trị. Hy vọng rằng sau khóa tu ngày an lạc này, các hành giả sẽ áp dụng các hướng dẫn thực tập vào trong các buổi thiền tập hàng ngày để thân và tâm an lạc.

Rất mong được gặp lại các hành giả vào khóa tu ‘’Ngày An Lạc’’ Kỳ 17: 16-04-2017(20-03 Đinh Dậu) dành cho người lớn tuổi. Khóa tu ‘’Tuổi trẻ Hướng Phật’’ kỳ 11: 9-04-2017(13-03 Đinh Dậu). Khóa tu thiền Kỳ 3: 23-04-2017(27-03 Đinh Dậu)








































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
Phuong 04/04/2017 20:15:45
Các khóa tu được tổ chức tại chùa Giác Ngộ : Khóa tu thiền Tứ niệm xứ, khóa tu ngày an lạc, khóa tu tuổi trẻ hướng phật, khóa tu xuất gia gieo duyên ...cùng các sinh hoạt hướng thiện hiến máu nhận đạo ...đều là những khóa tu và hoạt động thiết thực khế lý khế cơ hỗ trợ cho nhiều hạng căn cơ ở đời có nhiều cơ duyên tu học, đi vào đạo, học đạo, tiếp cận đạo, thể nghiệm đạo, sống với đạo với hạnh phúc an lạc tỉnh thức qua từng hơi thở chánh niệm tỉnh giác từ đó làm chủ mình, làm chủ thân tâm, làm chủ tư duy đi vào vô thượng an ổn...
Tri ân Thượng tọa Thích Nhật Từ đã khai sáng ra nhiều ý tưởng thiết thực phục vụ đạo và đời hướng người đời về với ánh sáng giác ngộ và tỉnh thức như tên tuổi mấy mươi năm gắn liền với ngôi chùa Giác Ngộ của nhiều thế hệ.
Tri ân các tăng ni trẻ đa tài nhiệt tình tích cực hỗ trợ các khóa tu học vẹn toàn mỹ mãn trong trật tự chánh niệm tỉnh giác
Nguyện trọn đời nỗ lực tính tấn tu học để không phụ lòng bậc đạo sư Đức Thế Tôn đã khai mở con đường tỉnh thức giác ngộ cùng sự chỉ đường đúng hướng của các vị cao tăng để an trú chánh kiến không phải sa vào ngã đường lầm lạc...
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập