Hà Nội: Lễ húy nhật Tổ sư tại chùa Vĩnh Khánh

Đã đọc: 1601           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Sáng ngày 22/10/Bính Thân (21/11/2016), theo truyền thống nhất niên nhất lệ, chùa Vĩnh Khánh đã tổ chức lễ tưởng nhớ các bậc tiền tổ đã trọn đời hiến dâng lý tưởng cho đạo pháp và dân tộc.

Đến tham dự buổi lễ có SC.Thích Đàm Nghiêm, trụ trì chùa Vĩnh Khánh; cùng sự hiện diện của chư tôn đức tăng, ni và đông đảo tín đồ phật tử trên địa bàn.

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ, nép mình nơi dãy phố ồn ào, nhộn nhịp, chùa Vĩnh Khánh ở số 37 ngõ 267 phố Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, như một chứng nhân lịch sử, đã chứng kiến biết bao đổi thay của cuộc sống.
 
Chùa Vĩnh Khánh thuộc cụm di tích lịch sử văn hóa đình - đền - chùa Vĩnh Phúc được xây dựng từ thời nhà Lý (triều Lý Thánh Tông) đầu thế kỷ XI, là một công trình kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo, di sản văn hóa vật thể có giá trị của Hà Nội. 
 
Tấm bia lược sử chùa có ghi: “…Vĩnh Khánh Tự là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của Thủ đô. Tương truyền, khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đầu TK XI (1010), vua Lý Thái Tổ đã cho xây dựng chùa Vĩnh Khánh dành riêng cho hoàng thân quốc thích trong hoàng tộc đến lễ bái hương khói cầu may cầu phúc. Chùa được coi là một trong ba “Tam sơn tự” của cố đô Thăng Long…”. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia (Quyết định số 177/VH ngày 13/3/1990).
 
Để tưởng nhớ và tiếp nối truyền thống lịch sử đáng tự hào đó, hàng năm chùa Vĩnh Khánh đều tổ chức ngày giỗ Tổ để cùng tưởng nhớ về những vị chân tu khả kính đã dày công gây dựng nên ngôi già lam cho hậu thế sau này.
Ân đức ấy cao đẹp tuyệt vời,
Nghĩa tình ấy làm sao vơi cạn
 
Nhân lễ húy nhật, Chư tôn đức tăng, ni chùa Vĩnh Khánh cùng quý phật tử và nhân dân địa phương đã tổ chức tụng kinh, niệm Phật để cầu cho quốc thái dân an và siêu độ cho những người đã khuất.
Một phật tử đến tham dự buổi lễ cho biết: Đây thực sự là một lễ hội có giá trị nhân văn cao cả để nhắc nhở thế hệ sau nhớ về công lao to lớn của những bậc Tổ sư, làm giàu thêm truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Từ đó phật tử chúng tôi có ý thức hơn về trách nhiệm gìn giữ và kế thừa những đạo lý tốt đẹp mà đức Phật và những bậc cao tăng đã để lại. Cả năm đã bận bịu suốt rồi, mình dành chút thời gian đến tụng Kinh, niệm Phật vào ngày giỗ Tổ cũng cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thanh thản hơn rất nhiều.
 
Có thể thấy lễ giỗ Tổ ở chùa Vĩnh Khánh nói riêng và ở các ngôi chùa nói chung giống như viên gạch nối giữa đạo pháp và cuộc sống. Đạo quả thật sẽ chẳng có ý nghĩa nếu không áp dụng được vào đời sống thường nhật, thấm nhuần trong từng suy nghĩ và hành động của mỗi người dân Việt Nam.  
Phù sinh kiếp sống có bao lâu
Kẻ ở người đi vạn nỗi sầu
Thăng trầm tội phước nào ai biết
Thoáng chốc ngày qua trải mấy thâu 
 
_Nguồn: phatgiao.org.vn_

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập