Mùa sen nở

Đã đọc: 1529           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tháng tư âm lịch là mùa Sen nở, trùng hợp ngày Đức Thích Ca ra đời với tộc danh là Thái tử Tất Đạt Đa. Một biểu tượng thoát tục của một cá thể Phật tánh. Bởi Sen không bao giờ nhiễm bùn mặc dù từ bùn mà ra. Cũng thế, từ cỏi ngũ trượt ác thế, Phật tánh không bị nhiễm ô, vượt thoát lên khỏi mặt ô nhiễm, thoát khỏi thất tình lục dục tầm thường: - "7 đóa sen hồng nâng gót ngọc". Vì thế biểu tượng sơ sanh, tay chỉ trời, tay chỉ đất, tuyên bố: "thiên thượng thiên hạ - duy ngã độc tôn - vô lượng sanh tử - kim ư tận hỷ", Phật đã thấy rõ nguyên nhân kẻ làm nhà, giờ đây, rui mè cột mái đều bị tháo dở, không còn kẻ làm nhà, không còn bị trôi lăn trong 6 nẻo nữa.

 

Hàng năm, trên thế giới, những người con Phật thường tổ chức đón mừng ngày lễ trọng đại này. Một bậc Thánh xuất hiện, muôn hoa tươi tốt, chúng sanh hân hoan; không một ai bị chết bởi sự ra đời của đức Thế tôn, không một chúng sanh nào bị tế Thần bởi việc kỷ niệm ăn mừng, chẳng những thế, một số sanh chúng hạ đẵng còn được phóng thích.

Năm nay, Ban văn hóa Thành hội Phật giáo TP HCM tổ chức triển lãm tại chùa Phổ Quang, Tân Bình, vào ngày 11/5/2016 P.L 2560 chào mừng đại lễ. Tuy chỉ là Ban văn hóa Thành phố, nhưng thường xuyên  triển lãm các tác phẩm nghệ thuật vào những sự kiện lớn của Phật giáo.

Phật đản 2640 của Phật lịch 2560, tuy cận với ngày bầu cử của nhà nước, nhưng nơi nơi đều hân hoan tổ chức. Trong phạm vi chật hẹp của nhà văn hóa truyền thống Phật giáo, TT trưởng Ban văn hóa Thích Nhật Từ cố gắng thu góp những tác phẩm nghệ thuật có thần khí bao la trong một không gian nhỏ hẹp để khách tham quan được cô đọng một xúc cảm bồng bềnh.

Ngày 11/5 Triển Lãm Tranh,Tượng và cổ vật Phật giáo. Gồm 140 tác phẩm có giá trị của  Tu sĩ lẫn nghệ sĩ bên ngoài và 5 bàu tượng; Một số cổ vật được huy động từ chùa Huê Nghiêm 1, Tổ đình Giác Lâm, Chùa bà Thiên Hậu (chợ lớn), chùa Giác Viên và chùa Phụng Sơn, quy tụ 12 họa sĩ có uy tín của Hội Mỹ thuật Việt Nam và hội Mỹ Thuật Thành phố, được trao tặng bằng khen của Ban văn hóa Thành hội Phật giáo.

Tiêu đề Triển lãm là: "Phật giáo và Môi Trường" trong bản sắc dân tộc. TT Trưởng ban dẫn chứng từ lúc ra đời đến khi nhập Niết Bàn, Đức Phật đều gắn liền với môi trường, thân thiện với môi trường và luôn bảo vệ môi trường, vì thế người Phật tử chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sống cho thế hệ con cháu chúng ta. Ngày nay môi trường bị xâm hại quá nhiều, đang được thế giới báo động.

Một cuộc Triển lãm thứ hai, đáng ra sẽ tổ chức tại Việt Nam Quốc tự, nhưng nơi đây trong thời kỳ kiến tạo xây dựng ngổn ngang, đành phải chọn tầng trệt chùa Phổ Quang  khai mạc vào chiều ngày 13/5, sau đợt Triển lãm trước một ngày.

Triển lãm Mỹ thuật Phật giáo lần này mang sắc thái tâm linh Phật giáo; các tác phẩm nghệ thuật gồm: Hương sắc hoa sen, hội họa, nhiếp ảnh,điêu khắc...các tôn tượng và pháp khí, đạo cụ...Gần 500 tác phẩm nghệ thuật chia làm các khu như: vườn Lâm Tỳ Ni - Thuyền hoa muôn sắc hoa sen và ánh sáng - góc thư pháp - khu vực Mật Tông, chủ đề cỏi Mật thừa - khu vực trí tuệ qua kinh sách tranh ảnh chứa đựng lời Phật dạy - khu vực Tịnh Độ chủ đề "đường về cõi Tịnh" - khu Tôn trí thiết kế bàn thờ.

Đặc biệt, ngoài khu vực Triển lãm, còn có khu vực dành cho nhóm "bảo vệ động vật hoang dã" kêu gọi người Phật tử chung tay bảo vệ Tê Giác đang bị diệt chủng. Những hình ảnh Tê giác bị đục khoét trên đầu để lấy sừng, máu tuôn xối xả đã tác động mãnh liệt tâm cảm khách tham quan. Các nhà nghiên cứu y khoa trên thế giới xác nhận sừng Tê giác không có tác dụng trị bệnh như đã tuyên truyển, chất sừng của Tê giác cũng là chất sừng ở tóc và móng tay chân của con người, hoàn toàn không  có chất liệu y học; và theo báo cáo của các nhà nghiên cứu động vật hoang dã, loài Tê giác đang trên đà tuyệt chủng, ở Việt Nam hoàn toàn bị tuyệt chủng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nói: " sự sống có ý nghĩa như nhau đối với mọi chúng sanh. Không chỉ có con người, mà các loài vật khác cũng khát khao hạnh phúc và sợ hãi khổ đau, khát khao sự sống và sợ hãi cái chết"

Nhóm nầy gồm 14 em Thanh niên Nam nữ tham gia vào một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, mục đích tuyên truyền kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã để cân bằng sinh thái trên tinh cầu chúng ta. Tổ chức mang tên CHANG E (TRUNG TÂM HÀNH ĐỘNG VÀ LIÊN KẾT VÌ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN). với khẩu hiệu: "không có người mua-không có kẻ giết"

Như thế, Phật đản năm nay, cuộc Triển lãm văn hóa nghệ thuật của Ban văn hóa Thành hội Phật giáo Việt Nam không chỉ đón mừng Phật đản mà còn kết hợp với tinh thần Bảo vệ môi trường và động vật hoang dã; một mùa Phật đản đầy ý nghĩa, nếu trên toàn quốc đều cổ súy kết hợp như thế thì ý nghĩa mùa Phật đản sẽ có giá trị vượt ngoài giá trị tín ngưỡng Tôn giáo hiện nay. Phật dạy: "Phật pháp tại thế gian - bất ly thế gian giác.. "hoặc là Thế gian pháp tức Phật pháp".

Sự xuất hiện của đức Thế tôn mục đích vinh danh giá trị cuộc sống, tôn trọng sự sống và thăng hoa cuộc sống, chính vì thế, cuộc Triển lãm đón mừng đản sanh từ ngày 11/5 đến hết ngày 29/5/2016 của Ban văn hóa Thành hội TP HCM là một cuộc triển lãm sáng tạo nhiều ý nghĩa và có giá trị nhân văn, đạo đức, tình người. Đó là mùa sen nở của người con Phật chúng ta.

Mô hình này cần được nhân rộng trên toàn quốc để mùa Phật đản có nghĩa hơn.

Kinh chúc toàn thể Phật giáo một mùa Đản sinh nhiều an lạc, đầy tình thương và nâng cao chất liệu cuộc sống

MINH MẪN

14/5/2015

Phật đản 2640 - Phật lịch 2560



















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập